Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 8
Số lượng câu trả lời 0
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (1)

CN

Đang theo dõi (1)

DX

AC

NẾU ƯỚC MƠ ĐỦ LỚN
Tôi chú ý đến cô bé ấy khi thấy cô rất ham mê bóng rổ. Có lần, hai bác cháu nói
chuyện, cô bé bảo: “Cháu muốn vào đại học. Nhưng cháu chỉ có thể theo học nếu có
học bổng. Cháu nghĩ nếu chơi bóng thật xuất sắc, sẽ nhận được học bổng. Ba cháu bảo
nếu ước mơ đủ lớn, những chuyện khác chỉ là chuyện nhỏ.”
Một hôm, thấy cô bé buồn, tôi hỏi, cô trả lời:
- Các huấn luyện viên bảo cháu hơi thấp, không thể chơi cho đội hạng nhất.
Như vậy thì nói gì đến học bổng được nữa!
- Ý ba cháu thế nào?
- Ba cháu bảo: “Các huấn luyện viên sai bét, vì họ không hiểu được sức mạnh của
ước mơ. Nếu con thực sự muốn thì không gì có thể ngăn cản con, ngoại trừ một điều –
thái độ của chính mình!”
Năm cuối bậc phổ thông, đội bóng của cô giành giải vô địch toàn quốc, cô được
cấp học bổng vào đại học. Vừa vào trường, cô nhận được tin dữ: ba bị ung thư.
Trước khi qua đời, ông nắm lấy bàn tay cô, gắng sức nói: “Tiếp tục ước mơ con
nhé! Đừng để ước mơ của con chết theo ba.”
Những năm tiếp theo quá khó khăn đối với cô. Nhưng cô đã hoàn tất chương trình
đại học một cách xuất sắc. Bởi vì mỗi khi muốn bỏ cuộc, cô lại nhớ lời ba: “Nếu ước
mơ đủ lớn, con có thể làm được mọi việc”. Và tôi nghe cô nói với bạn bè: “Nếu ước mơ
đủ lớn, những điều còn lại chỉ là chuyện nhỏ.”
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1. Cô bé buồn phiền vì điều gì?
a. Không đủ chiều cao để chơi cho đội bóng rổ hạng nhất.
b. Không đủ tiền để tham gia khoá huấn luyện của đội bóng quốc gia.
c. Không có học bổng để theo học đại học.
d. Các huấn luyện viên không nhận vào đội bóng rổ của trường.
Câu 2. Ba dòng nào dưới đây nêu đúng điều bố cô bé đã nói với cô?
a. Nếu con thực sự muốn thì không gì có thể ngăn cản con.
b. Nếu ước mơ đủ lớn, con có thể làm được mọi việc.
c. Nếu ước mơ đủ lớn, những chuyện khác chỉ là chuyện nhỏ.
d. Cần phải biết khắc phục nhược điểm của bản thân.
Câu 3. Câu nói “Đừng để ước mơ của con chết theo ba.” ý nói gì?
a. Đừng ước mơ như ba!
b. Đừng chết theo ba!
c. Đừng ước mơ!
d. Đừng từ bỏ ước mơ!
Câu 4. Nhờ biết ước mơ, cô bé trong câu chuyện đạt được điều gì?
a. Đội bóng của cô giành giải vô địch toàn quốc, cô được cấp học bổng vào đại học và
hoàn tất chương trình đại học một cách xuất sắc.
b. Đội bóng rổ của cô giành giải vô địch toàn quốc và được đi thi đấu quốc tế.
c. Cô nhận được học bổng toàn phần vào một trường đại học danh tiếng.
d. Đội bóng của cô giành giải vô địch toàn quốc, cô được cấp học bổng vào trường đại
học và được một chuyến du lịch Châu Âu.
Câu 5. Em cũng đã từng ước mơ. Em hãy kể một ước mơ và cho biết em đã làm gì
để thực hiện ước mơ đó?
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Câu 6. Xác định bộ phận vị ngữ trong câu sau: “Năm cuối bậc phổ thông, đội bóng
của cô giành giải vô địch toàn quốc, cô được cấp học bổng vào đại học.”
a. Năm cuối bậc phổ thông
b. đội bóng của cô
c. giành giải vô địch toàn quốc, cô được cấp học bổng vào đại học
d. cô được cấp học bổng vào đại học
Câu 7. Câu nào sau đây có dấu gạch ngang dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân
vật:
a. Nếu con thực sự muốn thì không gì có thể ngăn cản con, ngoại trừ một điều – thái
độ của chính mình!”
b. Một hôm, thấy cô bé buồn, tôi hỏi, cô trả lời:
- Các huấn luyện viên bảo cháu hơi thấp, không thể chơi cho đội hạng nhất
Câu 8: chuyển câu sau thành câu khiến, câu cảm, câu nghi vấn:
An học Toán.
- câu khiến: ………………………………………………………………………….
- câu cảm: ………………………………………………………………………….
- câu hỏi: …………………………………………………………………