Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 2
Số lượng câu trả lời 0
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


RR

Chủ đề:

Ôn tập học kì I

Câu hỏi:

1.Hai khu vực có mật độ dân số cao nhất là:
A.Đông Nam Á, Bắc Á C.Đông Á, Bắc Á
B.Đông Á, Đông Nam Á D.Tây Nam Á, Tây Phi
Câu 2.Chủng tộc có màu da trắng , tóc nâu (vàng), mắt xanh, mũi cao là:
A.Ơ-rô-pê-ô-it C.Nê-grô-it
B.Môn-gô-lô-ít D.Ôx-tra-lô-it
Câu 3.Lối sống theo phong tục, tập quán, dòng họ, gần gũi với thiên hiên thuộc loại hình quần cư :
A. Nông thôn C. Cả 2 loại hình trên
B. Đô thị D. Không có loại hình nào
Câu 4. Môi trường xích đạo ẩm có vị trí địa lí từ :
A. 50B -> 100N C.Chí tuyến Bắc và Nam
B. 50B -> 50N D.Vòng cực bắc và Nam
Câu 5.Độ ẩm rất cao, trung bình trên 80% nên không khí ẩm ướt ngột ngạt, là đặc điểm của môi trường:
A. Xích đạo ẩm C. Nhiệt đới gió mùa
B. Nhiệt đới D. Vùng núi
Câu 6. Ở vùng ven biển, cửa sông được phù sa bồi đắp là môi trường sống của nhiều loài động vật khác nhau xuất hiện rừng:
A. Xích đạo ẩm thường xanh C. Xa van
B. Mưa mùa nhiệt đới D. Ngập mặn
Câu 7.Một loại đất của môi trường nhiệt đới ở vùng đồi núi là:
A. Phù sa C. Xa van
B. Feralit D. Phèn
Câu 8. Môi trường nhiệt đới gió mùa: Lượng mưa thay đổi theo mùa gió nhưng còn thay đổi tuỳ thuộc vào:
A. Độ ẩm C. Vị trí đám mây
B. Độ bốc hơi D. Vị trí gần hay xa biển
Câu 9.Đới nóng lợn được nuôi nhiều ở các nơi:
A. Thưa dân C. Sâu trong lục địa
B. Đông dân D. Trồng nhiều ngũ cốc, đông dân
Câu 10. Những nơi tập trung dân cư động đúc: Đông Nam Á, Nam Á, Tây Phi và Đông Nam Braxin chiếm gần :
A. 55% dân số C. 40% dân số
B. 50% dân số D. 30% dân số
Câu 11. Ngày nay nhiều nước ở đới nóng tiến hành đô thị hoá gắn liền với phát triển kinh tế và:
A. Nâng cao dân trí C. Nâng cao chất lượng cuộc sống
B. Nâng cao tuổi thọ D. Phân bố dân cư hợp lí
Câu 12. Chọn phương án nào sau đây điền vào chỗ trống….cho phù hợp:
Chăn nuôi ở đới nóng chưa phát triển bằng trồng trọt, hình thức ……… là phổ biến:
A. Nuôi vườn C. Chăn thả
B. Trang trại D. Chăn theo vùng
Câu 13. Thảm thực vật điển hình cho môi trường nhiệt đới là:
A. Rừng mưa xích đạo C. Xavan
B. Rừng ngập mặn D. Rừng thưa
Câu 14. Có đến 70% số loại cây và chim thú trên trái đất sinh sống ở:
A. Vùng núi C. Rừng thưa
B. Hoang mạc D. Rừng rậm đới nóng
Câu 15. Bùng nổ dân số xảy ra khi tỉ lệ gia tăng bình quân hằng năm của dân số thế giới lên đến bao nhiêu %:
A. 1,7% C. 2,0%
B. 1,9% D. 2,1%
Câu 16: Năm 2001, Việt Nam có diện tích 331212 km2, dân số là 78,7 triệu người thì mật độ dân số là:
A. 237 người/km2 C. 239 người/km2
B. 238 người/km2 D. 240 người/km2
Câu 17: Nhiệt độ cao nhất là 290C, nhiệt độ thấp nhất là 170C. Vậy biên độ nhiệt là:
A. 120C C. 170C
B. 130C D. 290C
Câu 18: Thảm thực vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa có đặc điểm:
A. phát triển xanh tốt quanh năm C. thưa thớt và cằn cỗi
B. phong phú và đa dạng D. còi cọc và thấp lùn
Câu 19: Khí hậu nhiệt đới gió mùa thích hợp cho việc trồng:
A. cây ăn quả C. rau quả nhiệt đới
B. cây công nghiệp D. cây lương thực (lúa nước)
Câu 20: Căn cứ vào bảng số liệu: Tương quan về dân số và diện tích rừng ở khu vực Đông Nam Á
Năm
Dân số (triệu người)
Diện tích rừng (triệu ha)
1980
360
240,2
1990
442
208,6
Nhận xét nào sau đây là chính xác nhất?
A. Dân số Đông Nam Á sau 10 năm tăng thêm 82 triệu người.
B. Diện tích rừng từ năm 1980-1990 giảm 31,6 triệu ha.
C. Dân số càng tăng thì diện tích rừng càng giảm.
D. Độ che phủ rừng ngày càng giảm.
Câu 21: Ở môi trường tự nhiên nào càng gần chí tuyến ,thời kì khô hạn càng kéo dài ,biên độ nhiệt càng lớn?
A. Nhiệt đới. C. Hoang mạc.
B. Xích đạo. D. Nhiệt đới gió mùa.
Câu 22: Dân số tăng nhanh dẫn đến hiện tượng:
A. già hóa dân số. C. bùng nổ dân số.
B. trẻ hóa dân số. D. suy thoái dân số.
Câu 23: Mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia đới nóng hiện nay là:
A. bảo vệ rừng. C. bảo vệ môi trường
B. thiếu nước sạch. D. kiểm soát tỉ lệ gia tăng dân số
Câu 24: Nguyên nhân chính dẫn đến dân số thế giới tăng nhanh?
A.Di dân, thiên tai, bệnh dịch. C. Tiến bộ về kinh tế- xã hội và y tế.
B. Bệnh dịch, đói kém, chiến tranh. D. Sự tiến bộ của khoa học - kĩ thuật.