Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Đà Nẵng , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 49
Số lượng câu trả lời 19
Điểm GP 0
Điểm SP 3

Người theo dõi (7)

AT
KJ
JB
PH

Đang theo dõi (0)


Chủ đề:

Chương I- Cơ học

Câu hỏi:

I. TRẮC NGHIỆM:

Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng:

Câu 1. Phát biểu nào sau đây về khối lượng riêng là đúng?

A. Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một mét khối chất đó.

B. Đơn vị của khối lượng riêng là Newton trên mét khối.

C. Công thức tính khối lượng riêng là .

D. Khối lượng riêng ký hiệu là d.

Câu 2. Khi kéo vật khối lượng 1kg lên theo phương thẳng đứng phải cần lực như thế nào?

A. Lực ít nhất bằng 1000N. B. Lực ít nhất bằng 100N

C. Lực ít nhất bằng 10N. D. Lực ít nhất bằng 1N

Câu 3. Trọng lượng của một vật 20g là bao nhiêu?

A. 200N B. 20N C. 0,02N D. 0,2N

Câu 4. Muốn đo khối lượng riêng của quả nặng làm sắt, ta cần dùng những dụng cụ gì?

A. Chỉ cần dùng một cái cân .

B. Chỉ cần dùng một lực kế .

C. Chỉ cần dùng một bình chia độ.

D. Chỉ cần dùng một cái cân và một bình chia độ.

Câu 5. Hãy chỉ ra trong các trường hợp sau, trường hợp nào không dùng máy cơ đơn giản?

A. Đưa hàng lên xe ô tô. B. Dùng búa để nạy đinh.

C. Dùng kéo cắt giấy. D. Đóng đinh vào tường.

Câu 6. Lực nào sau đây là lực đàn hồi?

A. Lực nam châm hút đinh sắt.

B. Lực dây cung tác dụng làm mũi tên bắn đi.

C. Lực đầu tàu để kéo các toa tàu.

D. Lực gió thổi vào buồm làm thuyền chạy

Câu 7. Phát biểu nào sau đây về trọng lượng riêng là đúng?

A. Trọng lượng riêng của một chất là trọng lượng của một mét khối chất đó.

B. Đơn vị của trọng lượng riêng là kilogam trên mét khối.

C. Công thức tính trọng lượng riêng là

D. Trọng lượng riêng ký hiệu là D.

Câu 8. Khi kéo một thùng nước từ dưới giếng lên, người ta thường sử dụng:

A. Ròng rọc cố định B. Mặt phẳng nghiêng.

C. Đòn bẩy. D. Mặt phẳng nghiêng và đòn bẩy.

Câu 9. Trong các cách sau, cách nào không làm giảm được độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng?

A. Tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng.

B. Giảm chiều dài của mặt phẳng nghiêng.

C. Giảm chiều cao kê của mặt phẳng nghiêng.

D. Tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng đồng thời giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng.

Câu 10. Muốn đứng ở dưới kéo một vật lên cao với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật phải dùng hệ thống ròng rọc nào dưới đây?

A. Một ròng rọc cố định.

B. Một ròng rọc động.

C. Hai ròng rọc cố định.

D. Một ròng rọc động và một ròng rọc cố định

Câu 11. Nếu đòn bẩy quay quanh điểm tựa O, trọng lượng của vật cần nâng tác dụng vào điểm O1 của đòn bẩy, lực nâng vật tác dụng vào điểm O2 của đòn bẩy thì dùng đòn bẩy được lợi về lực trong trường hợp nào dưới đây?

A. Khoảng cách OO1 > OO2 B. Khoảng cách OO1 = OO2

C. Khoảng cách OO1 < OO2 D. Khoảng cách OO1 = 2OO2

Câu 12. Chọn phát biểu sai khi nói về tác dụng của đòn bẩy?

A. Tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật.

B. Tác dụng của đòn bẩy là tăng lực kéo hoặc đẩy vật.

C. Đòn bẩy có tác dụng làm thay đổi hướng của lực vào vật.

D. Dùng đòn bẩy có thể được lợi về lực.

Câu 13. Trong các dụng cụ sau đây, dụng cụ nào là đòn bẩy?

A. Cái cầu thang gác B. Mái chèo

C. Thùng đựng nước D. Quyển sách nằm trên bàn

Câu 14. Vật nào sau đây là ứng dụng của đòn bẩy?

A. Cầu trượt. B. Đẩy xe lên nhà bằng tấm ván.

C. Bánh xe ở đỉnh cột cờ. D. Cây bấm giấy.

Câu 15. Muốn bẩy một vật nặng 2000N bằng một lực 500N thì phải dùng đòn bẩy có:

A. O2O = O1O B. O2O > 4O1O

C. O1O > 4O2O . D. 4O1O > O2O > 2O1O .

Chủ đề:

Hướng dẫn soạn bài Phó từ

Câu hỏi:

hãy tìm phó từ trong đoạn văn sau. gạch chân và nêu ý nghĩa

Tiếng ve rộn rã báo hiệu một mùa hè sắp đến, là mùa mà các chị phượng đua nhau khoe sắc. Cây phượng ở trường em đã to, có lẽ nó là kỷ niệm của khoảng thời gian thầy trò chúng em bên nhau. Thân cây rất to chắc phải mấy đứa chúng em ôm mới xuể, phần rễ cây rất phát triển nhô cả lên mặt đất, vô tình như một cái ghế tạo thành chỗ ngồi cho học sinh ở trường. Vì lá phượng nhỏ như vậy nên cả một cây phượng không tạo thành một bóng mát, những tia nắng lọt qua kẽ lá chiếu xuống sân như những đốm sáng nhỏ trông rất đẹp. Nhìn từ xa, cây phượng như khoác lên mình một chiếc váy đỏ thật tráng lệ. Gốc phượng to sần sùi vì bao năm tháng qua mưa nắng.gắn bó với chúng em. Khi có một làn gió nhẹ thổi qua cũng đủ làm hoa phượng rơi xuống đất. Nhưng không vì thế mà phượng lấy làm buồn bã, cứ hàng ngày, phượng lại cho ra những bông hoa đẹp của tuổi học trò. Và rồi cuối cùng những bông hoa phượng nở đầy cả cây. Có ai biết rằng những kỷ niệm ủ ấp trong cây phượng của tình thầy trò chúng em không?? Những tuổi thơ hay kỷ niệm bao lứa học trò đã gắn bó trong cây phượng. Cây phượng như một điều đặc biệt của lứa tuổi học trò vậy. Dù xa trường nhưng em sẽ nhớ mãi về cây phượng như một người bạn của một thời học sinh.

Chủ đề:

Chương I- Cơ học

Câu hỏi:

Câu 8: Ròng rọc được sử dụng trong trường hợp nào sau đây?

A. Kéo một thùng bê tông lên cao để đổ trần nhà

B. Đưa một thùng phuy nặng từ mặt đất lên sàn xe tải

C. Cái chắn ô tô tại những điểm bán vé trên đường cao tốc

D.Cái bập bênh

Câu 9: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về tác dụng của ròng rọc cố định

A. Làm thay đổi độ lớn của lực kéo

B. Làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp

C. Làm thay đổi cả hướng và độ lớn của lực kéo so với khi kéo trực tiếp

D. Không làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp

Câu 10: Muốn đứng ở dưới kéo một vật lên cao với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật phải dùng hệ thống ròng rọc nào dưới đây?

A. Một ròng rọc cố định

B. Một ròng rọc động

C. Hai ròng rọc cố định

D. Một ròng rọc động và một ròng rọc cố định

Câu 11: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về tác dụng của ròng rọc động.Ròng rọc động có tác dụng làm lực kéo vật lên:

A. Lớn hơn trọng lượng của vật

B. Bằng trọng lượng của vật

C. Nhỏ hơn trọng lượng của vật

D. Lớn hơn trọng lượng của vật và thay đổi hướng của lực kéo

Câu 12: Trường hợp nào sau đây không sử dụng ròng rọc

A. Trong xây dựng các công trình nhỏ, người công nhân cần đưa các vật liệu lên cao

B. Khi treo hoặc tháo cờ thì ta không phải trèo lên cột

C. Chiếc kéo dùng để cắt kim loại thường có phần tay cầm dài hơn lưỡi kéo để được lợi về lực

D. Kéo nước từ dưới giếng lên

Câu 13: Lí do chính của việc đặt ròng rọc cố định ở đỉnh cột cở là để có thể

A. Thay đổi hướng của lực dùng để kéo cờ lên cao

B. Giảm cường độ của lực dùng để kéo cờ lên cao

C. Tăng cường độ của lực dùng để kéo cờ lên cao

D. Giữ nguyên hướng của lực dùng để kéo cờ lên cao

Câu 14: Đặc điểm nào dưới đây đúng với ròng rọc động

A. Trục và bánh xe quay tại một vị trí nhất định

B. Trục gắn cố định, bánh xe quay quanh trục

C. Trục và bánh xe vừa quay vừa chuyển động

D. Trục quay quanh bánh xe cố định

Câu 15: Công việc nào sau đây, việc sử dụng ròng rọc cố định là hợp lí nhất

A. Kéo xô vữa lên cao khi xây dựng các nhà cao tầng

B. Đưa một cỗ máy lên sàn xe ô tô

C. Xê dịch một tảng đá nặng sang vị trí khác

D. Đưa một thùng phuy đựng dầu từ sàn xe ô tô xuống đất.