Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Đà Nẵng , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 9
Số lượng câu trả lời 2
Điểm GP 0
Điểm SP 1

Người theo dõi (2)

NT
NN

Đang theo dõi (5)

AH
CH
MH
NT

Chủ đề:

Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì II

Câu hỏi:

I.Phân môn văn học:

1.Ôn lại nội dung đã học của hai văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (Tô Hoài) và “Sông nước Cà Mau” (Đoàn Giỏi) theo một số câu hỏi gợi ý sau:

a.Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (Tô Hoài)

Câu 1: Trong truyện "Bài học đường đời đầu tiên"(Tô Hoài) trước khi chết Dế Choắt đã nói với Dế mèn: "Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy".Theo em, câu nói đó có nghĩa gì? Câu 2: Những bài học được rút ra từ văn bản“Bài học đường đời đầu tiên” (Tô Hoài)?

b.Văn bản “Sông nước Cà Mau”(Đoàn Giỏi)

Câu 1: Viết một đoạn văn (7 – 10 câu) trình bày cảm nhận của em về vùng Cà Mau qua bài “Sông nước Cà Mau”(Đoàn Giỏi) đã học?

Câu 2: Viết đoạn văn miêu tả (7- 10 câu) về dòng sông ở quê hương em hoặc địa phương mà em đang ở?

2.Tìm hiểu hai văn bản “Bức tranh của em gái tôi”(Tạ Duy Anh) và “Vượt thác”(Võ Quảng) theo một số câu hỏi gợi ý sau: a.Văn bản “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh)

Câu hỏi: Đọc kĩ lại truyện, chú ý đến tâm trạng của người anh và cho biết:

a.Diễn biến tâm trạng của nhân vật người anh qua các thời điểm: - Từ trước cho đến lúc thấy em gái được phát hiện - Khi lén xem những bức tranh em gái đã vẽ - Khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái trong phòng trưng bày

b.Vì sao sau khi tài năng hội hoạ của em gái mình được phát hiện, người anh lại có tâm trạng không thể thân với em gái như trước kia được?

c. Giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi” của em gái: Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi hãnh diện, sau đó là xấu hổ?

b.Văn bản “Vượt thác” (Võ Quảng)

Câu hỏi: Đọc kĩ lại truyện và cho biết:

a.Cảnh con thuyền vượt thác đã được miêu tả như thế nào? Hãy tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật dượng Hương Thư rong cuộc vượt thác. Những cách so sánh nào đã được sử dụng?

b. Nêu ý nghĩa của hình ảnh so sánh dượng Hương Thư giống như “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh”.

II.Phân môn Tiếng Việt:

Ôn lại nội dung đã học của hai bài Phó từ (Tiết 75) và bài So sánh (Tiết 78) theo một số câu hỏi gợi ý sau:

a.Bài Phó từ (Tiết 75)

Câu 1: Phó từ là?
A.Là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ

B.Là những từ chuyên đi kèm danh từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho danh từ, tính từ
C.Là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật

D.Dùng để trỏ vào sự vật giúp xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian.

Câu 2: Câu văn sau nào đây có sử dụng phó từ?

A. Cô ấy cũng có răng khểnh.

B. Mặt em bé tròn như trăng rằm.

C. Da chị ấy mịn như nhung

D. Chân tay hắn ta dài lêu nghêu

Câu 3: “Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người, tuy mất nhiều công mà vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc” Câu văn trên có mấy phó từ?

A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn

Câu 4: “Trời đã khuya mà mẹ vẫn ngồi làm việc.” Câu văn trên có mấy phó từ?

A. Hai B. Ba C. Bốn D. Năm Câu 5: Các phó từ: vẫn, đều, còn, cũng… có ý nghĩa :

A. Chỉ sự cầu khiến B. Chỉ sự tiếp diễn tương tự C. Chỉ quan hệ thời gian D. Chỉ kết quả

b.Bài So sánh (Tiết 78)

Câu 1: “Gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ, ta bị nó đốt vào da thịt chỗ nào là chỗ đó ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ tấy lên” Câu văn trên sử dụng mấy phép so sánh?

A. Hai B. Ba C. Bốn D. Năm

Câu 7: “Trường Sơn: chí lớn ông cha/Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào”. Phép so sánh trong câu thơ trên thuộc loại so sánh nào?

A. So sánh người với người B. So sánh vật với vật C. So sánh vật với người D. So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng Câu 8: Câu văn nào sau đây có sử dụng phép so sánh ?

A. So sánh người với người

B. Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.

C. Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.

D. Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.

Câu 9: Câu nào sau đây không sử dụng phép so sánh?

A. Ngôi nhà như trẻ nhỏ

C. Trường sơn: chí lớn ông cha

B. Bà như quả đã chín rồi

D. Nước gương trong soi tóc những hàng tre

III. Phân môn Tập làm văn:

Em hãy lập dàn ý chi tiết cho các đề bài sau (Chuẩn bị cho bài viết Tập làm văn số 5 )

Đề 1: Hãy viết bài văn miêu tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè.

Đề 2: Hãy tả lại hình ảnh cây đào hoặc cây mai vàng vào dịp Tết đến, xuân về.

Đề 3: Em đã từng chứng kiến cảnh bão lụt ở quê mình hoặc xem cảnh đó trên truyền hình, hãy viết bài văn miêu tả trận bão lụt khủng khiếp đó.