Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 4
Số lượng câu trả lời 2
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


QT

Chủ đề:

Di truyền và Biến dị - Chương I. Các thí nghiệm của Menđen

Câu hỏi:

em có vài bt ko biết là em làm có đúng ko,ac nào bt giúp em với ạ.Bài 1 ý c và bài 6 ý c em chưa bt làm ạ

Câu 1: Khi lai hai giống đậu thuần chủng hạt vàng và hạt xanh, người ta thấy F1 xuất hiện toàn hạt vàng, tiếp tục cho cây F1 lai với nhau.

a, Xác định kiểu gen, kiểu hình của các cây đậu và viết sơ đồ lai từ P đến F2.

b, Để biết được các hạt đậu màu vàng ở F2 thuần chủng hay không thì phải làm như thế nào?0

c, Khi cho các cây đậu vàng ở F2 tự thụ phấn được tỉ lệ chung là 5 vàng : 2 xanh. Hãy xác định số cây và kiểu gen của các cây đậu vàng ở F2.

Bài làm

a, Quy ước:

+ Hạt vàng : A

+ Hạt xanh : a

- Hạt vàng thuần chủng có kiểu gen: AA

- Hạt xanh thuần chủng có kiểu gen: aa

*Sơ đồ lai:

P: aa (mẹ) x AA (bố)

Gp: a a A A

F1: Aa (100% vàng)

F1 x F1: Aa (mẹ) x Aa (bố)

GF1: A a A a

F2:

Bố

Mẹ

A

a

A

AA

Aa

A

Aa

aa

- Kiểu gen: 1AA:2Aa:1aa

- Kiểu hình: 3 vàng :1 xanh

b, Cho lai 1 cây tính trạng trội ( hạt vàng) với 1 cây tính trạng lặn ( hạt xanh) với nhau, nếu kết quả phép lai phân tích là đồng tính thì cá thể đó là thuần chủng, nếu phân tính thì là không thuần chủng.

c, ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 2:

a, ARN được tổng hợp dựa trên nguyện tắc nào? Nêu bản chất của mối quan hệ giữa gen va tính trạng.

b, Những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc giữa ADN và ARN.

Bài làm

a, ARN được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu là 1 mạch của gen và diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.

Trình tự các nucleotit trên mạch khuôn ADN quy định trình tự các nucleotit trên mạch ARN , qua đó ADN quy định trình tự các axit amin trong chuỗi axit amin và biểu hiện thành tính trạng.

b,

ADN

ARN

Cấu tạo hóa học

- Là 1 loại axit hữu cơ (axit nucleic).

- Cấu tạo đại phân tử: có khối lượng và kích thước lớn.

- Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân ( đơn phân nucleotit)

- Là 1 loại Axit thuộc axit nucleic (axit ribonucleic)

- Cấu tạo đại phân tử nhưng nhỏ hơn ADN

- Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân ( đơn phân ribonucleotit)

Cấu trúc không gian

Là một chuỗi xoắn kép, chiều dài 34 Ao

Gồm 1 mạch xoắn

Câu 3:

Cho một đoạn phân tử ADN có m = 900000 đvC, có G = 20% trong tổng số nucleotit của phân tử ADN.

a, Tính số lượng từng loại nucleotit của phân tử ADN.

b, Tính số liên kết Hidro trong đoạn ADN đó.

c, Phân tử protein được tạo thành từ đoạn ADN trên có bao nhiêu axit amin? (aaPr = ?)

d, Nếu đoạn ADN tự nhân đôi 4 lần thì môi trường nội bào cung cấp mỗi loại bao nhiêu nucleotit tự do. (= 2k)

Bài làm

a, Ta có: M = 300*N => N =

Tổng số nu trên đoạn phân tử ADN là :

N = = = 3000 nu

Ta có : A + G = 50% => A = 50% - G = 50% - 20% = 30%

Số lượng từng loại nucleotit của phân tử ADN là:

A = T = 30% . 3000 = 900 nu

G = X = 20% . 3000 = 600 nu

b, Số liên kết H trong đoạn ADN đó là:

2A +3G = 900*2 +3*600 = 3600

c, Phân tử protein được tạo thành từ đoạn ADN trên có số axit amin là:

aapr = -2 = 498 aa

d, Môi trường nội bào cung cấp mỗi loại số nucleotit tự do là:

Amt = Tmt = A*(2n – 1) = 900*(24 – 1) = 13800 nu

Gmt = Xmt = G*(2n – 1) = 9000 nu.

Câu 4

Cà chua (A) quy định quả đỏ, cà chua (a) quy định của vàng. Cho cà chua quả đỏ thuần chủng giao phấn với cà chua quả vàng.

a, Xác định kiểu gen, kiểu hình F1, F2.

b, Các tính trạng màu quả được di truyền theo quy luật nào.

c, Khi cho các cây quả đỏ ở F2 tự thụ phấn thu được tỉ lệ chung là 7 đỏ: 1 vàng. Hãy xác định số cây và kiểu gen của các cây quả đỏ ở F2.

Bài làm

a, Quy ước:

+ Qủa đỏ : A

+ Qủa vàng : a

- Qảu đỏ thuần chủng có kiểu gen: AA

- Qảu vàng thuần chủng có kiểu gen: aa

*Sơ đồ lai:

P: aa (mẹ) x AA (bố)

Gp: a a A A

F1: Aa (100% đỏ)

F1 x F1: Aa (mẹ) x Aa (bố)

GF1: A a A a

F2:

Bố

Mẹ

A

a

A

AA

Aa

a

Aa

aa

- Kiểu gen: 1AA:2Aa:1aa

- Kiểu hình: 3 đỏ :1 vàng

b, Các tính trạng màu quả được di truyền theo quy luật phân ly.

c, ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Câu 5

a, Giải thích vì sao 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại gióng với AND mẹ.

b, Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc giữa ADN và ARN.

Bài làm

a, - Nguyên tắc khuôn mẫu: ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ.

- Nguyên tắc bổ sung: các nuclêôtit trên mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc: A với T, G với X, và ngược lại.

- Nguyên tắc bán bảo toàn: trong mỗi ADN con có một mạch là của ADN mẹ (mạch khuôn), mạch còn lại được tổng hợp mới.

b,

ADN

ARN

Cấu tạo hóa học

- Là 1 loại axit hữu cơ (axit nucleic).

- Cấu tạo đại phân tử: có khối lượng và kích thước lớn.

- Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân ( đơn phân nucleotit)

- Là 1 loại Axit thuộc axit nucleic (axit ribonucleic)

- Cấu tạo đại phân tử nhưng nhỏ hơn ADN

- Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân ( đơn phân ribonucleotit)

Cấu trúc không gian

Là một chuỗi xoắn kép, chiều dài 34 Ao

Gồm 1 mạch xoắn

Câu 6

Một gen có L = 4080 A0 , có A – G = 20%.

a, Tính số lượng các nucleotit có trong gen đó.

b, Số liên kết hidro có trong gen.

c, Số aaPr được tổng hợp từ gen trên.

d, Khi gen tự nhân đôi 3 lần thì cần môi trường nội bào cung cấp mỗi loại nucleotit tự do là bao nhiêu?

Bài làm

a, Ta có: Tổng số nu trên đoạn phân tử ADN là :

N = . 2 = 2400 nu

Ta có : A + G = 50%

A - G = 20%

=> 2A = 70%

A= 35%

=>

G = 15%

Số lượng từng loại nucleotit của phân tử ADN là:

A = T = 35% . 2400 = 840 nu

G = X = 15% . 2400 = 360 nu

b, Số liên kết H trong đoạn ADN đó là:

2A +3G = 840*2 +3*360 = 2760

c, Phân tử protein được tạo thành từ đoạn ADN trên có số axit amin là:

aapr = -2 = 398 aa

d, Môi trường nội bào cung cấp mỗi loại số nucleotit tự do là:

Amt = Tmt = A*(2n – 1) = 8400*(23 – 1) = 5880 nu

Gmt = Xmt = G*(2n – 1) = 2520 nu.