Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 11
Số lượng câu trả lời 1222
Điểm GP 53
Điểm SP 1375

Người theo dõi (56)

H24
TN
H24
B5
H24

Đang theo dõi (4)

VN
DQ
H24
HT

Câu trả lời:

Dấu gạch ngang (–) là một dấu câu có hình dạng tương tự dấu gạch nối và dấu trừ nhưng khác với các ký hiệu này về chiều dài và trong một số phông chữ, chiều cao trên đường cơ sở; thường dùng để tách riêng ra thành phần chú thích thêm trong câu; viết ghép một tổ hợp hai hay nhiều tên riêng, hai hay nhiều số cụ thể; đặt ở đầu dòng nhằm viết các phần liệt kê, các lời đối thoại.

Phân biệt

1. Về bản chất

- Dấu gạch ngang là một dấu trong câu, còn dấu gạch nối là một dấu trong từ.

2. Về hình thức và cách trình bày

DấuHình thứcCách trướcCách sauVí dụ
Gạch ngangDài (–)Khoảng trắng (1 cách)Khoảng trắng (1 cách)Bác Hồ – Người cha già của đất nước.
Gạch nốiNgắn (-)KhôngKhôngCa-na-đa là quốc gia có diện tích lớn thứ hai trên thế giới.


3. Giá trị sử dụng

- Dấu gạch ngang có nhiều giá trị sử dụng khác nhau nhưng gạch nối chỉ có một mục đích chính.

- Dấu gạch ngang:

+ Đặt giữa câu để chỉ ranh giới của thành phần chú thích trong câu.

+ Đặt đầu câu để đánh dấu những lời đối thoại, lời nói trực tiếp của nhân vật.

+ Đặt ở đầu dòng để đánh dấu những thành phần liệt kê (các gạch đầu dòng).

+ Đặt giữa hai, ba, bốn tên riêng để chỉ một liên danh. 

 + Đặt giữa hai con số ghép lại để chỉ một liên số hoặc một khoảng số. 

+ Để chỉ sự ngang hàng trong quan hệ.

+ Trong toán học có thể là: một phép tính trong toán học – phép trừ, một dấu âm.

- Dấu gạch nối:

+ Phiên âm tên người, tên địa danh nước ngoài. 

+ Phiên âm tiếng nước ngoài, nhất là khi dùng cho những đối tượng người đọc nhỏ tuổi.

+  Đặt giữa các con số chỉ ngày tháng năm.

Câu trả lời:

1) Có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước.
    ⇒ Có 3/4 diện tích là đồi núi, có độ dốc lớn, lại có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều tập trung vào một mùa. Các dòng nước dễ đào lòng đất để tạo nên các dòng chảy: rãnh, khe, suối, sông nhỏ, sông lớn. 
  - Cả nước có khoảng 2360 dòng sông trên 10 km. 
  - Có 93 o/o là các sông nhỏ, ngắn, dốc. Do lãnh thổ hẹp bề ngang. Địa hình nhiều đồi núi, lan sát biển.  
2) Sông ngòi chảy theo 2 hướng chính là Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung. 
    ⇒ Cấu trúc và hướng nghiêng địa hình từ tây bắc xuống đông nam và vòng cung núi ảnh hưởng đến dòng chảy của sông. 
3) Sông ngòi có 2 mùa: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt
 - Mùa lũ lượng nước trên sông chiếm 70 - 80 o/o cả năm. 
 - Mùa lũ không trùng từ bắc vào nam. Do sông chịu tác động của lượng mưa của 2 mùa gió: mùa gió tây nam mưa nhiều, mùa gió đông bắc mưa ít. 
4) Sông ngòi có lượng phù sa lớn:
  - Hàm lượng phù sa TB: 223g/m3 
  - Tổng lượng phù sa: 200 triệu tấn / năm 
   ⇒ Địa hình nước ta nhiều đồi núi, mưa nhiều và tập trung nên lượng đất bị bào mòn, xâm thực lớn. Các sông lớn chảy qua nhiều vụ khí hậu khác nhau, có lưu vực rộng, chảy về nước ta là phần hạ lưu nên đem là lượng phù sa lớn.

Câu trả lời:

Trình bày nội dung chủ trương của họ Khúc 
-  Lợi dụng nhà Đường suy yếu vì phải đối phó với các cuộc khởi nghĩa của nông dân Trung Quốc, Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân nổi dậy. 
-  Năm 905, nhân lúc Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị cách chức, được nhân dân ủng hộ, Khúc Thừa Dụ đã tổ chức đánh chiếm thành Tống Bình, tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ. 
-  Năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ. 
Khúc Thừa Dụ đã củng cố chính quyền tự chủ:

 + Đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến cấp xã.

 + Xem xét và định lại mức thuế.

 + Bãi bỏ các thứ lao dịch của thời Bắc thuộc.

 + Lập lại sổ hộ khẩu,…
     ⇒ Qua đó thấy được sự quan tâm, lo lắng của nhà họ Khúc đối với nhân dân ta. Họ đã có những chủ trương, chính sách đổi mới để giúp cho nhân dân ta bớt đi sự vất vả, nhọc nhằn. Việc bớt thuế đi cũng là một việc nên làm, nó sẽ giúp nhân dân không phải làm việc mệt nhọc nữa, đó cũng là một phần nhỏ để giúp cho đất nước ngày một giàu mạnh hơn.
Trình bày đặc điểm kinh tế phù nam
-  Cư dân Phù Nam sản xuất nông nghiệp, kết hợp với làm nghề thủ công, đánh cá và buôn bán.
  + Nông nghiệp: trồng lúa, ngoài ra còn có các loại cây ăn quả và cây lương thực khác.
  + Thủ công nghiệp, phát triển, gồm nhiều ngành nghề: gốm, luyện kim.
-  Ngoại thương đường biển rất phát triển.