Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 24
Số lượng câu trả lời 12
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (1)

NH

Đang theo dõi (1)

LD

VH

Chủ đề:

Chương II- Điện từ học

Câu hỏi:

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cho hai điện trở R1= 12W và R2 = 18W được mắc nối tiếp nhau. Điện trở tương đương R12 của đoạn mạch đó có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau đây:

A. R12 = 12W B. R12 = 6W C. R12 = 30W D. R12 = 18W

Câu 2: Đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp. Mối quan hệ giữa hiệu điện thế hai đầu mổi điện trở và điện trở của nó được biểu diễn như sau:

A. = . B. = . C. = . D. A và C đúng

Câu 3: Người ta chọn một số điện trở loại 2W và 4W để ghép nối tiếp thành đoạn mạch có điện trở tổng cộng 16W. Trong các phương án sau đây, phương án nào là sai?

A. Dùng 2 điện trở 4W và 2 điện trở 2W. B. Chỉ dùng 4 điện trở loại 4W.

C. Dùng 1 điện trở 4W và 6 điện trở 2W. D. Chỉ dùng 8 điện trở loại 2W.

Câu 4: Hai điện trở R1= 5W và R2=10W mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện qua điện trở R1 là 4A. Thông tin nào sau đây là sai?

A. Điện trở tương đương của cả mạch là 15W.

B. Cường độ dòng điện qua điện trở R2 là 8A.

C. Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là 60V.

D. Hiệu điện thế hai đầu điện trở R1 là 20V.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cường độ dòng điện trong đoạn mạch nối tiếp?

A. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện qua vật dẫn sẽ càng lớn nếu điện trở vật dẫn đó càng nhỏ.

B. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện qua vật dẫn sẽ càng lớn nếu điện trở vật dẫn đó càng lớn.

C. Cường độ dòng điện ở bất kì vật dẫn nào mắc nối tiếp với nhau cũng bằng nhau.

D. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện qua vật dẫn không phụ thuộc vào điện trở các vật dẫn đó.

Câu 6: Đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp, gọi I là cường độ dòng điện trong mạch. U1 và U2 lần lượt là hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở, U là hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch, hệ thức nào sau đây là đúng?

A. I = . C. = .

B. U1 = I.R1 D. Các phương án trả lời trên đều đúng.

Câu 7: Điện trở R1= 10W chịu được hiệu điện thế lớn nhất đặt vào hai đầu của nó là U1= 6V. Điện trở R2= 5W chịu được hiệu điện thế lớn nhất đặt vào hai đầu của nó là U2= 4V. Đoạn mạch gồm R1 và R2 mắc nối tiếp chịu được hiệu điện thế lớn nhất đặt vào hai đầu của đoạn mạch này là:

A. 9V. B. 12V. C. 10V. D.8V

Câu 8: Điện trở R1= 30W chịu được dòng điện lớn nhất là 2A và điện trở R2= 10W chịu được dòng điện lớn nhất là 1A. Có thể mắc nối tiếp hai điện trở này vào hiệu điện thế nào dưới đây?

A. 40V. B. 70V. C.80V. D. 120V

Câu 9: Định luật Jun-Lenxơ cho biết điện năng biến đổi thành:

A. Cơ năng. B. Hoá năng. C. Nhiệt năng. D. Năng lượng ánh sáng.

Câu 10: Trong các biểu thức sau đây, biểu thức nào là biểu thức của định luật Jun-Lenxơ?

A. Q = I².R².t B. Q = I.R².t C. Q = I.R.t D. Q = I².R.t

Câu 11: Nếu nhiệt lượng Q tính bằng Calo thì phải dùng biểu thức nào trong các biểu thức sau?

A. Q = 0,24.I².R.t B. Q = 0,24.I.R².t C. Q = I.U.t D. Q = I².R.t

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng với nội dung của định luật Jun- Lenxơ?

A. Nhiệt lượng tỏa ra trong một dây dẫn tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện, tỉ lệ thuận với điện trở và thời gian dòng điện chạy qua.

B. Nhiệt lượng tỏa ra trong một dây dẫn tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, tỉ lệ thuận với điện trở và thời gian dòng điện chạy qua.

C. Nhiệt lượng tỏa ra trong một dây dẫn tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, tỉ lệ nghịch với điện trở và thời gian dòng điện chạy qua.

D. Nhiệt lượng tỏa ra trong một dây dẫn tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện, tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở và thời gian dòng điện chạy qua.

Câu 13: Cầu chì là một thiết bị giúp ta sử dụng an toàn về điện. Cầu chì hoạt động dựa vào:

A. Hiệu ứng Jun – Lenxơ B. Sự nóng chảy của kim loại.

C. Sự nở vì nhiệt. D. A và B đúng.

Câu 14: Hai dây đồng chất lần lượt có chiều dài và tiết diện gấp đôi nhau (l1=2l2; S1= 2S2). Nếu cùng mắc chúng vào nguồn điện có cùng hiệu điện thế U trong cùng một khoảng thời gian thì:

A. Q1 = Q2. B. Q1 = 2Q2. C. Q1 = 4Q2. D. Q1=

Câu 15: Một bếp điện có hiệu điện thế định mức U = 220V. Nếu sử dụng bếp ở hiệu điện thế U’ = 110V và sử dụng trong cùng một thời gian thì nhiệt lượng tỏa ra của bếp sẽ:

A. Tăng lên 2 lần. B. Giảm đi 2 lần C. Tăng lên 4 lần . D. Giảm đi 4 lần.

Câu 16: Một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở R=80W và cường độ dòng điện qua bếp khi đó là I=2,5A.. Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong 1giây là:

A. 200J. B. 300J. C. 500J. D. 400J.

Câu 17: Cho hai điện trở mắc nối tiếp, mối quan hệ giữa nhiệt lượng toả ra trên mỗi dây và điện trở của nó được viết như sau:

A. = . B = . C = . D A và C đúng

Câu 18: Hai dây dẫn đồng chất được mắc nối tiếp, một dây có chiều dài l1= 2m, tiết diện S1= 0,5mm². Dây kia có chiều dài l2= 1m, tiết diện S2= 1mm². Mối quan hệ của nhiệt lượng tỏa ra trên mỗi dây dẫn được viết như sau:

A. Q1 = Q2. B. 4Q1 = Q2. C. Q1 = 4Q2. D. Q1 = 2Q2.

Câu 19: Điện trở suất được sắp xếp theo thứ tự: Bạc, đồng, nhôm, Vonfam, kim loại nào dẫn điện tốt nhất ?

A. Vonfam. B. Bạc. C. Nhôm. D. Đồng.

Câu 20: Dây dẫn có chiều dài l, tiết diện S và làm bằng chất có điện trở suất r , thì có điện trở R được tính bằng công thức .

A. R = r . B. R = . C. R = r . D. R = .

Câu 21: Cho hai điện trở mắc song song, mối quan hệ giữa nhiệt lượng toả ra trên mỗi dây và điện trở của nó được biểu diễn như sau:

A. = . B. = . C. Q1. R2 = Q2.R1 D. A và C đúng

Câu 22: Điện trở suất là điện trở của một dây dẫn hình trụ có:

A.Chiều dài 1 m tiết diện đều 1m2 . B. Chiều dài 1m tiết diện đều 1cm2 .

C. Chiều dài 1m tiết diện đều 1mm2 . D. Chiều dài 1mm tiết diện đều 1mm2.

Câu 23: Một dây dẫn bằng đồng có chiều dài l = 100cm , tiết diện 2mm2, điện trở suất r=1,7.10 -8 Wm. Điện trở của dây dẫn là:

A. 8,5.10 -2 W. B. 0,85.10-2W. C. 85.10-2 W. D. 0,085.10-2W.

Câu 24: Nếu giảm chiều dài của một dây dẫn đi 4 lần và tăng tiết diện dây đó lên 4 lần thì điện trở suất của dây dẫn sẽ:

A. Giảm 16 lần. B. Tăng 16 lần . C. không đổi. D. Tăng 8 lần.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Bài 1: Một bóng đèn có ghi 12V – 6W.

a. Nêu ý nghĩa của các con số ghi trên bóng đèn.

b. Tính cường độ dòng điện định mức và điện trở của đèn.

Bài 2: Một gia đình dùng điện dùng 3 bóng đèn loại 220V - 30W, 1 bóng đèn loại 220V - 100W, 1 nồi cơm điện loại 220V - 1kW, 1 ấm điện loại 220V - 1kW, một TV loại 220V - 60W, 1 bàn là loại 220V - 1000W. Hãy tính tiền điện gia đình cần phải trả trong một tháng (30 ngày), biết mỗi ngày thời gian dùng điện của: đèn là 4h, nồi cơm điện là 1h, ấm điện là 30 phút, TV là 6h, bàn là là 1h. Mạng điện gia đình đó sử dụng có HĐT là 220V, giá tiền 1kW.h là 600đ nếu số điện dùng không quá 100kW.h và 1000đ nếu số điện dùng trên 100kW.h và không quá 150kW.h.

Bài 3: Trên một bóng đèn có ghi: 220V - 100W.

a. Tính điện trở của đèn.

b. Khi sử dụng mạch điện có hiệu điện thế 200V thì độ sáng của đèn như thế nào? Tính công suất của đèn khi đó.

c. Tnhs điện năng mà đèn sử dụng trong 10h. (Trong trường hợp ở câu b.).

Bài 4: Giữa hai điểm A và B có hiệu điện thế 120V, người ta mắc song song hai dây kim loại. Cường độ dòng điện qua dây thứ nhất là 4A, qua dây thứ hai là 2A.

a. Tính cường độ dòng điện trong mạch chính.

b. Tính điện trở của mỗi dây và điện trở tương đương của mạch.

c. Tính công suất điện của mạch và điện năng tiêu thụ trong 5h.

d. Để có công suất của cả đoạn mạch là 800W người ta phải cắt bớt một đoạn của đoạn dây thứ hai rồi mắc song song với đoạn dây thứ nhất vào hiệu điện thế nói trên. Hãy tính điện trở của đoạn dây bị cắt đó.

VH

Chủ đề:

Đề kiểm tra 1 tiết - Địa lí lớp 9 (đề số 2)

Câu hỏi:

Câu 1: Dịch vụ là một trong ba khu vực kinh tế lớn giữ vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống. Em hãy:

a. Trình bày đặc điểm phát triển ngành dịch vụ ở nước ta.

b. Tại sao nói Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất?

Câu 2:Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam, cho biết tên các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, các trung tâm công nghiệp luyện kim, cơ khí, hóa chất, thực phẩm của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Câu 3:Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm những tỉnh, thành phố nào? Nêu vai trò của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Câu 4:Dựa vào bảng số liệu thống kê sau:

Mật độ dân số của các vùng lãnh thổ ( người/ km2 )

Các vùng

2003

2011

Cả nước

246

265

Trung du và miền núi Bắc Bộ

+ Tây Bắc

+ Đông Bắc

115

67

141

119

69

150

Đồng Bằng sông Hồng

1192

1949

Bắc Trung Bộ

202

299

Duyên hải Nam Trung Bộ

194

197

Tây Nguyên

84

97

Đông Nam Bộ

476

631

Đồng bằng sông Cửu Long

425

427

a.Nhận xét sự gia tăng mật độ dân số giữa các vùng lãnh thổ nước ta từ 2003-2011?

b, Giải thích vì sao mật độ dân số ở đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ tăng cao hơn so với Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên

VH

Chủ đề:

Ôn tập lịch sử lớp 9

Câu hỏi:

Câu 1. Kế hoạch Mác-san (6/1947) còn được gọi là

A. kế hoạch khôi phục châu Âu.

B. kế hoạch phục hưng châu Âu.

C. kế hoạch phục hưng kinh tế châu Âu.

D. kế hoạch phục hưng kinh tế các nước châu Âu.

Câu 2. Điểm nổi bật của kinh tế Mỹ trong thời gian 20 năm sau CTTG II?

A. Kinh tế Mỹ suy thoái.

B. Kinh tế Mỹ bước đầu phát triển.

C. Bị kinh tế Nhật cạnh tranh quyết liệt.

D. Mĩ trở thành trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới.

Câu 3. Khái quát khoa học - kĩ thuật của Mỹ sau CTTG II?

A. Không phát triển.

B. Chỉ có những phát minh nhỏ.

D. Không chú trọng phát minh khoa học kĩ thuật.

D. Mỹ là nơi khởi đầu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đạt được nhiều thành tựu.

Câu 4. Nguyên nhân đưa nền kinh tế Mĩ phát triển, nguyên nhân nào quyết định nhất?

A. Nhờ quân sự hóa nền kinh tế

B. Nhờ tài nguyên thiên nhiên phong phú

C. Nhờ trình độ tập trung sản xuất, tập trung tư bản cao

D. Nhờ áp dụng những thành tựu KHKT của thế giới

Câu 5. Vì sao Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu?

A. Mĩ có thế lực về kinh tế.

B. Mĩ có sức mạnh về quân sự.

C. Mĩ tham vọng làm bá chủ thế giới.

D. Mĩ khống chế các nước đồng minh và các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 6. Vì sao 1972 Mĩ thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và Liên Xô?S

A. Mĩ muốn bình thường hóa mối quan hệ với Trung Quốc và Liên Xô.

B. Mĩ muốn thay đổi chính sách đối ngoại với các nước xã hội chủ nghĩa.

C. Mĩ muốn mở rộng các nước đồng minh để chống lại các nước thuộc địa.

D. Mĩ muốn hòa hoãn với Trung Quốc và Liên Xô để chống lại phong trào giải phóng dân tộc.

Câu 7. Nguyên nhân nào khôngtạo điều kiện cho nền kinh tế Mĩ phát triển trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Không bị chiến tranh tàn phá.

B. Tập trung sản xuất và tư bản cao.

C. Tiến hành chiến tranh xâm lược và nô dịch các nước

D. Được yên ổn sản xuất và buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến.

Câu 8. Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ so với kinh tế Tây Âu và Nhật Bản là

A. kinh tế Mĩ phát triển đi đôi với phát triển quân sự.

B. kinh tế Mĩ phát triển nhanh và luôn giữ vững địa vị hàng đầu.

C. kinh tế Mĩ bị các nước tư bản Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh gay gắt.

D. kinh tế Mĩ phát triển nhanh, nhưng thường xuyên xảy ra nhiều cuộc suy thoái.

Câu 9. Chiến lược toàn cầu của Mĩ với 3 mục tiêu chủ yếu, theo em mục tiêu nào có ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam?

A. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc.

B. Khống chế các nước tư bản đồng minh.

C. Ngăn chặn và tiến tới tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội.

D. Đàn áp phong trào công nhân và cộng sản quốc tế.

Câu 10. Nhận xét về chính sách đối ngoại của Mĩ qua các đời Tổng thống từ năm 1945 đến năm 2000?

A. Tiến hành chiến tranh xâm lược và chống lại chủ nghĩa khủng bố.

B. Tiến hành chạy đua vũ trang và chống lại các nước xã hội chủ nghĩa.

C. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và khống chế các nước đồng minh.

D. Hình thức thực hiện khác nhau, nhưng có cùng tham vọng muốn làm bá chủ thế giới.

II. Phần tự luận.

Ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng Khoa học-kỹ thuật từ 1945 đến nay ? Chúng ta phải làm gì để hạn chế tiêu cực của cách mạng khoa học-kỹ thuật ?