Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 29
Số lượng câu trả lời 18
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


H24

Chủ đề:

Học kì 1

Câu hỏi:

Câu 17:

Em đồng tình với quan điểm nào dưới đây?

A.

Học sinh còn nhỏ tuổi thì chưa thể rèn luyện được phẩm chất chí công vô tư.

B.

Chí công vô tư phải thể hiện ở cả lời nói và việc làm.

C.

Chỉ người có chức, có quyền mới cần phải chí công vô tư.

D.

Người chí công vô tư chỉ thiệt cho mình.

Câu 18:

Trong trận đấu bóng, cầu thủ xô xát với nhau trên sân cỏ không nghe theo quyết định của trọng tài. Đây là biểu hiện của hành vi nào?

A.

Thiếu dân chủ và kỷ luật.

B.

Thiếu tự chủ.

C.

Thiếu kỷ luật.

D.

Thiếu chí công vô tư.

Câu 19:

Chủ nhật, H được mẹ cho đi chơi phố. Qua các cửa hiệu có rất nhiều quần áo đẹp, mốt thời trang, H rất thích. H đòi mẹ mua cho hết bộ này đến bộ khác khiến mẹ rất buồn vì gia đình H cũng không mấy khá giả, buổi đi chơi vì thế kém vui. Nếu em là bạn của H, chứng kiến sự việc đó, em sẽ làm gì?

A.

Khuyên và giải thích với H không nên đòi mua nhiều như thế vì nên cân nhắc khả năng kinh tế của gia đình, cần mua những bộ phù hợp với mình.

B.

Mắng H vì không biết thương mẹ.

C.

Không nói gì vì đó không phải việc của mình.

D.

Đồng tình với H vì đó là quyền của trẻ em được hưởng.

Câu 20:

“ Mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xẫ hội, mọi người phải được biết, được tham gia bàn bạc góp phần thực hiện giám sát những công việc chung của tập thể và xã hội” là khái niệm của chuẩn mực nào sau đây?

A.

Dân chủ.

B.

Tự lập

C.

Kỷ luật.

D.

Tự chủ.

Câu 21:

Nhà trường phát động phong trào vẽ tranh với chủ đề: “Em yêu hòa bình”. Các bạn học sinh đều nhiệt tình hưởng ứng. Theo em, việc làm của các bạn học sinh thể hiện tinh thần nào dưới đây?

A.

Tôn sư trọng đạo

B.

Chí công vô tư.

C.

Bảo vệ hòa bình.

D.

Bảo vệ lẽ phải.

Câu 22:

Tự chủ là

A.

làm chủ bản thân.

B.

làm theo ý người khác.

C.

kiểm soát được người khác.

D.

tự làm theo ý mình.

Câu 23:

Hành vi nào sau đây thể hiện chí công vô tư?

A.

Bỏ qua khuyết điểm cho bạn chơi thân với mình.

B.

Lãnh đạo xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm của cán bộ cấp dưới.

C.

Chỉ đề bạt những người luôn ủng hộ mình trong mọi việc.

D.

Không muốn tham gia hoạt động tập thể vì sợ mất thời gian.

Câu 24:

Nhà chú Ba ở xóm em, vợ của chú đã mất sau khi sinh em Diệu. Sáu năm sống trong cảnh gà trống nuôi con một thân một mình. Mọi người thương chú và mai mối cho chú gặp cô Thơm làng bên và sinh ra Hân. Từ khi có dì Thơm, những lúc chú Ba đi vắng, em Diệu không còn được yêu chiều như trước nữa, thậm chí khong được quan tâm, nhưng Hân thì được mẹ quan tâm từ miếng ăn, giấc ngủ. Là người chứng kiến cảnh đó em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với phẩm chất chí công vô tư?

A.

Phân tích cho cô Thơm hiểu không được thiên vị, cần đối xử công bằng.

B.

Lặng im không tham gia chuyện của nhà người khác.

C.

Báo cho chú Ba biết chuyện phân biệt đối xử.

D.

Rủ em Diệu đi chơi và khuyên em nên chịu nhịn.

Câu 25:

Người bạn thân nhất của em hiểu lầm em và đã nói những điều không đúng về em với các bạn trong lớp.Việc làm này của bạn khiến em rất khó chịu. Em sẽ chọn hành động nào sau đây

A.

Tìm gặp và mắng bạn cho đỡ bực mình.

B.

Nói xấu lại bạn.

C.

Quyết định không chơi với bạn nữa.

D.

Bình tĩnh tìm hiểu kĩ sự việc, rồi hẹn gặp bạn để trao đổi, giải thích mọi chuyện hiểu lầm.

Câu 26:

Câu thành ngữ, tục ngữ nói về tự chủ:

A.

Đừng ăn thỏa đói, đừng nói thỏa giận.

B.

Ăn chắc mặc bền.

C.

Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng

D.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Câu 27:

“ Thực hiện tốt dân chủ và kỷ luật sẽ tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động của mọi người, tạo cơ hội cho mọi người phát triển , xây dựng được quan hệ xã hội tốt đẹp và nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động, tổ chức tốt các hoạt động xã hội” là nội dung đề cập của vấn đề nào sau đây?

A.

Khái niệm dân chủ.

B.

Mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ luật.

C.

Khái niệm kỷ luật.

D.

Ý nghĩa dân chủ và kỷ luật.

Câu trả lời:

Lòng hiếu thảo của chúng ta không phải chỉ đối với cha mẹ mà còn được thể hiện với mọi người xung quanh: ông bà, thầy cô, những chiến sĩ cách mạng,…..Thầy cô cho ta kiến thức, chắp cánh cho những học trò thực hiện ước mơ của mình. Không ồn ào, phô trương, âm thầm và lặng lẽ, thầy cô như những người lái đò cần mẫn đưa qua bến bờ tri thức bao nhiêu là những lớp trẻ thanh niên. Bên cạnh đó, để có được cuộc sống hạnh phúc, hòa bình như ngày hôm nay, chúng ta cũng chảng thể nào quên “hiếu thảo”, nhớ ơn đến các anh hùng liệt sĩ đã ngả xuống hi sinh vì dân tộc Việt Nam. Không bia đá, tượng đài, không một chút hoa mĩ, cầu kì, các anh đã mãi ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ nhưng chính những tâm hồn ấy, những tấm gương ấy, những bài học ấy sẽ mãi mãi sống trong lòng người hôm nay, ngày mai và mai sau. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, khi cuộc sống đang dần trở nên văn minh hiện đại, và đầy cả lo toan... thì đôi khi bản thân chúng ta lại quên đi hoặc thậm chí là đánh mất đi cả lòng hiếu thảo của bản thân.Họ thản nhiên vô phép, đối xử bạt đãi với gia đình, với thầy cô, đặc biệt là cha mẹ. Trong cuộc sống hôm nay có bao nhiêu những hành vi, tình trạng những giới trẻ cư xử không đúng đắn như: hành hạ, đánh đập,…. một cách tàn nhẫn với thầy cô - những người chắp cho ta đôi cánh kiến thức, rồi cha mẹ - những người có công sinh thành và dưỡng dục chúng ta. Đó là những hành vi mà chúng ta phải lên án, suy nghĩ và tìm giải pháp. Chúng ta – những thế hệ trẻ cần phải biết tôn trọng, gìn giữ và phát huy những đạo đức tốt đẹp đối với con người, đặc biệt là lòng hiếu thảo, cần nghiêm khắc lên án, cảnh cáo với những hành vi trái ngược với lương tâm, đạo đức của mỗi người. Đó là nhiệm vụ của bản thân chúng ta.

Câu trả lời:

undefined