Tham khảo
Trong phong trào thơ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước, Nguyễn Duy xác lập được một lối đi riêng : không ngang tàng, "bụi bặm" theo kiểu Phạm Tiến Duật, không gân guốc như Nguyễn Đức Mậu hay nghiêm trang như Nguyễn Khoa Điềm, mà nghiêng về quan sát, phân tích đời sống rồi bằng trải nghiêm cá nhân rút ra những triết lí bất ngờ và sâu sắc. Hơi ấm ố rơm, Tre Việt Nam,... đều cùng mạch suy tư khởi nguồn từ những điều bé nhỏ. Đọc Nguyễn Duy thường bắt gặp những xúc cảm đầm ấm, hồn hậu đã lắng kết trong ta thành kí ức cội nguồn, thành tâm thức văn hoá, như mùi hương tuổi thơ, dẫu phảng phất mơ hồ mà không thể nào quên được. Đò Lèn, được viết sau ngày đất nước đã im tiếng súng, con người trở lại quỹ đạo của đời sống hoà bình, nhưng ở đây vẫn nguyên vẹn là một Nguyễn Duy đắm sâu triết lí mà thanh thoát nhẹ nhõm trong hơi thơ dân dã tự nhiên, một cái tôi nghệ sĩ có khả năng nối kết từ hổi ức riêng tư đến lịch sử dân tộc.
Bài thơ triển khai kết cấu theo dòng chảy của hoài niệm tuổi thơ, ngỡ ngọt ngào mà hoá ra xa xót, ngậm ngùi: - Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá - Thuỏ nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị rồi giãi bày: Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế rồi suy tưởng: Tôi trong suốt giữa hai bờ hư - thực rồi kể lể: - Bom Mĩ giội, nhà bà tôi bay mất - Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại. Đại từ "tôi" bé nhó, cá nhân, có vẻ âm thầm nữa, không phải cái thế kiêu bạc của người lính chiến "ung dung buồng lái ta ngồi" (Phạm Tiến Duật) mà trĩu nặng những ân tình, những bộc bạch, sẻ chia. Cái tôi hồi ức, kể lể, giãi bày ấy là cầu nối hai mạch thơ, hai tính chất của bài thơ này : mạch tự sự và mạch trữ tình, tính chất "kể lại, phản ánh" (một câu chuyện) và "suy tưởng, chiêm ngẫm, cảm xúc" (những nông sâu lẽ đời). Đó là một kết cấu có thể tìm được ở nhiều bài khác (ví dụ Bát nước ngô của bà mẹ ở Cam Lộ, Bầu trời vuông, Tiếng đàn bầu, Hơi ấm ổ rơm). Nét riêng biệt của Đò Lèn có lẽ nằm ở những sức níu tương phản : hiện thực (cái đói, chiến tranh) và tâm linh (tiên, Phật, thánh thần), lịch sử và đời thường / cá nhân (bà, tôi). Và điêu kì lạ được cảm nhận từ sức mạnh của những tương phản là : cái đói không huỷ diệt được cái đẹp tâm linh trong khi chiến tranh (bom Mĩ giội) thì huỷ diệt được cả tiên, Phật, thánh thần. Nhưng cả đói nghèo lẫn sự tàn khốc của chiến tranh bất ngờ lại tôn lên sừng sững, vững chãi hình ảnh người bà. Do đó, một măt bài thơ là hiện thực, một hiện thực dữ dội, khủng khiếp ("nhà bà tôi bay mất", "bay tuốt cả chùa chiền", "thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết"), mặt khác cũng là tàm linh ("cứ nghe thơm mùi huệ trắng, hương trầm") và một hình ảnh đời thực : "bà tôi di bán trứng ở ga Lèn". Sức mạnh của con người trong đời thực, vượt qua những chấn động lịch sử, sẽ còn ám ảnh hơn cả "mùi huệ trắng, hương trầm". Cảm hứng về cái đẹp (hồi ức tuổi thơ) sẽ dần chuyển sang cảm hứng về cái thường nhật (trong sự đối sánh với cái thiêng - giờ đã bị giải thiêng). Ngôn ngữ thơ ở Đò Lèn giản dị, trong sáng, không một từ nào khó hiểu, nhưng khi đứng cạnh nhau trong một câu thơ, những câu cạnh nhau thành bài thơ, tất cả tạo nên một ám ảnh da diết lạ lùng. Kí ức về tuổi thơ như ánh chớp loé lên những ấn tượng sống động, hiện hữu : hành động (níu váy bà), thú vui (câu cá, bắt chim sẻ, hái trộm nhãn), mùi hương (mùi huệ trắng, khói trẩm), một âm thanh điệu hát chầu văn, một dáng người lảo đảo,... Những địa danh cống Na, Bình Lâm, chùa Trần, dền Sòng, đền Cây Thị,... thân thuộc với tác giả, cũng không hề xa lạ với bất cứ người dân Việt Nam nào từng sống ớ thôn quê. Nguyễn Duy thật tài tình khi chỉ phác vài nét bút đã có thể làm rõ, chẳng hạn hình ảnh một cậu bé "níu váy bà đi chợ Bình Lâm", "chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng" ; nhưng tài tình hơn là khả năng làm mờ, làm ảo hoá không gian, bằng và trong ngôn ngữ, ở hai câu thơ đẹp như ảo ảnh : mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng. Ngoài từ "thơm lắm" là một ấn tượng rõ (một xúc cảm ngây thơ) thì mồi chữ trong hai câu này đều ảo. Mùi huệ thơm, nhưng là mùi thơm "trắng", lại quyên với khói trầm trắng đục trở thành mùi hương duy nhất, hương kỉ niệm, hương tuổi hoa niên "thơm lắm", không gì thay thế được. Điệu hát văn là âm thanh, nhưng cũng là hình ảnh cô đồng "lảo đảo". Những từ ngữ đều nghiêng về cảm giác, hoặc nhìn ra cái hư ảo : mùi, trắng, quyện, khói, thơm, bóng, láo đảo,... Ngữ pháp câu thơ cũng đặc biệt mà nếu thử phân tích chủ - vị hoặc tìm các cách ngắt nhịp sẽ thấy tính chất nhoè mờ của nó. Có rất nhiêu đoán định khác nhau từ các khá năng ngữ pháp của hai câu thơ này : mùi huệ trắng là chủ, nhưng cũng có thô "mùi huệ trắng quyên khói trầm" là chủ, mà "mùi huệ"/"trắng quyện khói" xem ra vẫn ổn. Cũng vậy, ở câu thứ hai có thể là : (trong) "điệu hát văn" "lảo đảo bóng cô đồng"/"điệu hát văn" (làm) "lảo đảo bóng cô đồng"/"điệu hát văn" và "bóng cô đôgng" cùng "lảo đảo",...Câu trên là một hương thơm ảo, màu sắc ảo (hương huệ, hương trầm, màu trắng hoa huệ, màu khói) câu dưới là một hình bóng ảo (cô đồng), một âm thanh ảo (điệu hát văn), bóng cô đồng lảo đảo đi ra từ điệu hát văn, chứ không phải một cô đồng thật (huống hổ lại là "bóng"!). Kí ức của nhà thơ làm sống dậy một không gian say người : say vì hương thơm và âm nhạc, say vì một cái gì thuộc vể tâm linh, ảo diệu. Một cặp câu thơ tạo không gian "nhập đồng". Và đó là cái nhìn của hồi ức, là nét vẽ của hồi ức, phi lí tính. (Nó cũng giống như khi Nguyễn Duy viết vể Đà Lạt một lần trăng : Trăng ảo ảnh lập lờ trong sương trắng Ngọn gió nhà ai thấp thoáng bên đồi Tiếng vó ngựa gõ ròn trên dốc vắng Nghe mơ hồ một tiếng lá thông rơi... Mỗi câu thơ đều tinh đến từng chữ, mà cái tinh cứ tự nhiên như không chút dụng công). Những câu lạ của Đò Lèn chính là những câu thơ đưa dẫn về phía tâm linh, bằng cảm nhận nguyên sơ của con trẻ : Tôi trong suốt giữa hai bờ hư - thực giữa bà tôi và tiên, Phật, thánh, thần cái năm đói, củ dong riềng luộc sượng cứ nghe thơm mùi huệ trắng, hương trầm "Trong suốt" là một cảm nghiệm tâm linh, hay là một ảo giác, một tín ngưỡng của tâm hồn thơ dại giữa hư - thực, bà - tiên, Phật, thánh, thần ? Thực ra đâu sẽ là hư, đâu là thực ? Người bà cụ thể là thực chăng ? Nhưng cũng là hư khi có bao điều quan trọng mà "tôi đâu biết". Tiên, Phật, thánh, thần,... là hư mà cũng đã từng là thực trong niềm tin tuổi nhỏ. Ở đây, những tương phản tạo thành sức ám ảnh của từ ngữ, hình ảnh thơ như hư - như thực, cái hiện thực (củ dong riềng luộc sượng) - cái tâm linh huyền ảo, hay niềm tin lãng mạn vượt lên hiện thực ấy (mùi huệ trắng, hương trầm thơm). Cái đói là một hiện thực, nhưng nó không giết được cái đẹp. Nó giữ người ta ở trạng thái "trong suốt" - độ trong nhìn xuyên thấu, một trạng thái tồn tại không còn thân thể, một trạng thái hoà nhập tâm linh. Trong suốt chứ không phải trong veo trẻ thơ ("Tiếng ve trong veo xé đôi hồ nước" - Hoàng Nhuận Cầm), không phải trong trắng, trong sạch, trong biếc,... Trong suốt, là một cảm giác tâm linh. Trong dòng hồi ức của người cháu, hình ảnh người bà là một ám ảnh, một niềm vui, một xa xót, một ăn năn,... Trở lại câu hỏi : Người bà là hiện thực hay là hình ảnh của tâm linh ? Nhiều bạn đọc chắc còn nhớ đến người bà tảo tần cùng bếp lửa sưởi ấm tuổi thơ của Bằng Việt: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa. (Bếp lửa) Và đây, người bà cơ cực như biết bao người bà, người mẹ Việt Nam, trong thơ Nguyễn Duy: Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế bà mò cua xúc tép ở đồng Quan bà đi gánh chè xanh Ba Trại Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn. Những địa danh riêng ở đây vẫn đem lại cảm xúc chung vé quê hương nguồn cội ; người bà tuy là của "tôi" nhưng chẳng hề riêng tư. Chỉ với một từ "thập thững", người đọc đã như nhìn thấy những bước chân già nua trong giá rét : thập thững, không phải chập chững (bước chân của đứa trẻ đặt lên mặt đất từng bước một), như có cả hơi thở dồn. Không hoàn toàn giống đôi chân "Bước cao thấp bên bờ tre hun hút" đầy hốt hoảng trong câu thơ Hoàng Cầm, mà là bước đi thường ngày của người già : bước đi lên - xuống theo nhịp quang gánh trĩu xuống, yếu ớt, bước đi gây cảm thương... Nó thành một từ ám ảnh mà âm thanh khi đọc lên đã tạo sắc thái ý nghĩa. "Tôi đâu biết" là một cái giật mình, một nỗi xa xót, như cái giật mình, xa xót của bao nhiêu người con khi nghĩ về mẹ, vé bà - những người đàn bà Viột Nam. Hướng về cuộc đời cơ cực ấy, ngôn ngữ bài thơ cũng chân thực, dung dị. Đó là người bà của đời thường, xa lạ với cái nhìn thi vị, lí tưởng hoá (ý thức này ở Nguyễn Duy rất mạnh, ông thường khắc hoạ hình tượng mẹ theo cách này : "Mẹ ta không có yếm đào - Nón mê thay nón quai thao đội đầu - Rối ren tay bí tay bầu - Váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa"). Độ Lèn còn một hình ảnh về người bà được viên nổi trong không gian hiện thực dữ dội : Bom Mĩ giội, nhà bà tôi hay mất đền Sông hay, bay tuốt cả chùa chiền thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn. Cách dùng khẩu ngữ và giọng suồng sã của đời sống với lối nói "bay mất", "bay tuốt", "rủ nhau đi đâu hết" mang nét nghĩa mai mỉa càng làm rõ cái khốc liệt của chiến tranh. Tác giả không chỉ tạo một cảm giác "sốc" về sự kiện (bom Mĩ giội), mà còn tạo một con "sốc" cảm xúc hẫng hụt ("thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết"),... Chùa chiền, thánh, Phật là huyền thoại, là tín ngưỡng, nhưng cũng vẫn là cái khả biến, hoặc có thể chỉ là cái vỏ của huyền thoại mà tuổi thơ cả tin chẳng thể nhận ra. Vậy đó, chiến tranh, bom Mĩ và sức tàn phá dữ dội của nó làm người ta thấy rõ : chẳng có gì kì diệu hơn sức mạnh của con người, kì diệu sao là sức mạnh của con người bình thường, bé nhỏ : "Bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn". Bình tâm như không là cái phi thường nhất trong bối cảnh hiện thực bất thường ấy! Nếu theo mạch cảm hứng của thơ ca thời kháng chiến chống đế quốc Mĩ, có thể hình ảnh này sẽ khơi nguồn cho một huyền thoại mới : huyền thoại về con người. (Chẳng hạn, như đã từng thấy trong thơ Tố Hữu một mẹ Tơm "Bóng mẹ ngồi trông vọng nước non", "Sông trong cát chốt vùi trong cát - Những trái tim như ngọc sáng ngời" ; một mẹ Suốt "Ngẩng đầu mái tóc mẹ rung - Gió lay như sóng biển tung trắng bờ",...). Nhưng Nguyễn Duy không dừng ở cảm hứng khẳng định sức mạnh kì diệu của con người, không nhập vào dòng huyền thoại để ngợi ca, dù hình ảnh người bà bán trứng ừ ga Lèn xứng đáng là một trong những hình ảnh khắc ghi sâu đậm về con người Việt Nam trong cảnh "bom Mỹ giội" gợi triết lí về cái đời thường và cái lịch sử, cái khả biến và bất biến,... Khổ cuối cùng của bài thư vần đọng kết một nỗi buồn sâu, buồn lâu và một suy ngẫm phổ quát về những kiếp người bình dị, vô danh: Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại dòng sông xưa vẫn bên lở, bên hồi khi tôi biết thương bà thì đã muộn bà chỉ cồn là một nấm cỏ thỏi. Cách kể "Tôi đi lính, lâu khống về quê ngoại" tưởng như lời tự sự bình thường, nhưng ngẫm ra, nó chất chứa trong đó cả một quá khứ, nén dồn thời gian dằng dặc của một cuộc chiến tranh, những nén dồn tâm trạng, vì con người bị cuốn theo dòng cháy lịch sử, không được sống với đời thường. Nhiều người đã biết đến cái "nấm cỏ khâu xanh rì" như một triết lí buồn vể thân phận con người ("Trăm năm nào có gì đâu - Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì" - Cung oán ngâm khúc), hay cái nấm đất "sè sò" của Nguyễn Du bên con dường dập dìu bước chân trai thanh gái lịch như dinh mệnh dành cho ke "hồng nhan đa truân" ("Sè sè nấm đất bên đường - Dầu dầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh" - Truyện Kiều). Ở Đò Lèn của Nguyễn Duy, cái "nấm cỏ khâu" kia, cái "nấm dât sè sè" ấy, tròn nhỏ lại thành "nấm cỏ" ám ảnh hơn vì nó Việt Nam hơn, và càng ám ảnh khi đặt nó vào dòng thác cuộn chảy của lịch sử. Thiên nhiên thì vẫn vậy "dòng sông xưa vãn bên lỡ, bên bồi", chỉ có con người đã thành hư vô. Những cuộc biến thiên dâu bể tác động mạnh không chỉ đến một dân tộc, đến những cái thuộc về tín ngưỡng của dân tộc, không chỉ làm bay mất cả đền chùa miếu mạo mà cụ thể hơn, máu thịt hơn, nó hằn dấu lên kí ức con người, lên thân phận con người. Từ cách nhìn đó, bài thơ tưởng chừng rất cá nhân (cá nhân đến từ cái nhan đề Dò Lèn) lại mang đậm một cảm hứng lịch sử, một cách nhìn lịch sử, một sự "nhận thức lại lịch sứ". Nằm trong mạch suy ngẫm đó, những tác phẩm tự sự sẽ có tiếng nói lớn hơn (chẳng hạn Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh hay một số truyện ngắn mượn chất liệu lịch sử của Nguyẻn Huy Thiệp,...). Tuy nhiên, thư "nói nhó", nói nhẹ và buồn nhưng thấm thìa theo cách riêng. Chuyện thánh thần bay mất... vừa có ý nghĩa tố cáo tội ác kẻ thù (vì tàn phá đến cả tín ngưỡng thiêng liêng) vừa hoá giải huyền thoại của một niềm tin ngây thơ, nông nổi (những cái dó mà cũng "bay mất", "bay tuốt") - nhất là khi ngôn từ thơ dầy chất suồng sã, hài hước thì cảm giác hoá giải huyền thoại càng rõ, vừa để khẳng định sức sống của những con nuười bình thường như "bà tôi" vừa giã từ ảo tưởng về quyển năng thần thánh. Cuối cùng, "bà tôi" cũng như bao con người xứng dáng là huyền thoại ấy lại trở về với "nấm cỏ" vô danh, khiêm nhường, nhỏ bé mà vĩnh hằng. Người ta vốn chỉ quen nhớ lịch sử theo những dấu mốc sự kiện; còn những phần chìm lấp, dễ bị lãng quên, những cá nhân nhỏ bé sẽ được ai nhớ đến nếu không phải thơ ca, không phải nghệ thuật ? Cái buồn ở bài thơ để lại ấn tượng đậm nét hơn cái đẹp, cái lãng mạn tâm linh, nhưng hoàn toàn có cơ sở để tin rằng thánh thần, chùa chiền có thể bay mất, riêng cái mùi hương trầm, huệ trắng vẫn sẽ thơm mãi trong kí ức con người - đó là một sức mạnh tâm linh không gì huỷ diệt được. Quả là sức nén, sức ám ảnh của một bài thơ, có thể đáng sợ hơn một tiểu thuyết, điều này không phải là một cách nói ngoa.