Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 15
Số lượng câu trả lời 51
Điểm GP 4
Điểm SP 12

Người theo dõi (10)

NN
MT
H24
AN

Đang theo dõi (73)

MT
PT
HT
NA

Câu trả lời:

Ông cha ta đã rất tinh tế khi mượn hình ảnh “ăn quả” và “kẻ trồng cây” để nói lên đạo lý tốt đẹp này. Để có những trái ngon ngọt, thơm phức là nhờ công cày cuốc, chăm bón không quản nắng mưa của những “kẻ chồng cây”, chính là các bác nông dân sớm hôm trên cánh đồng hay trên nông trại. Cây được trồng và chăm sóc rất kỳ công, vất vả mới có được những hoa quả thơm ngon nhất. Kể cả với hạt lúa cũng vậy, cũng phải trải qua “một nắng hai sương, xay, dã, dần, sang” bởi bàn tay của người lao động. Bởi vậy nên khi “ăn quả” phải nhớ đến “kẻ trồng cây”

Từ việc “ăn quả” và “trồng cây”, ông cha ta muốn suy rộng ra một đạo lý sống ở đời. Đó là con người phải luôn biết ơn, thành kính với những người có công ơn với mình, những người tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Lòng biết ơn đó trước tiên được thể hiện trong chính mỗi ngôi nhà, mỗi mái ấm gia đình. Đó là sự biết ơn công sinh thành nuôi dưỡng của mẹ cha. Sau đó là sự biết ơn tới thầy cô, những người cho chúng ta tri thức, cho chúng ta hành trang bước vào đời. Bởi vậy mới có câu “công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”.

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ thời xa xưa. Hẳn là ai cũng nhớ truyền thuyết “bánh trưng bánh dày” với việc làm hai thứ bánh tượng trưng cho trời đất dịp lễ tết nhằm bày tỏ niềm thành kính, biết ơn trời đất, ông bà tổ tiên. Điều đó vẫn còn được lưu truyền cho đến tận ngày nay cho thấy sức sống lâu bền của đạo lý biết ơn công lao to lớn của người đi trước. Biết ơn các vị vua Hùng có công dựng nước, toàn dân tộc luôn đồng sức, đồng lòng đánh tan giặc ngoại xâm. Và ngày nay, mỗi dịp 27/7 tới gần, nhân dân cả nước lại tưởng nhớ công lao của các vị anh hùng đã hi sinh cho nền độc lập, tự do của tổ quốc, tưởng nhớ về một thời máu lửa toàn quốc kháng chiến. Tiền tuyến hăng say chiến đấu nguyện hi sinh trên mặt trận, hạu phương tăng gia sản xuất để phục vụ cho tiền tuyến thân thương.

Ngày nay, khi đất nước đã dành độc lập, đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” vẫn luôn luôn cần được phát huy hơn nữa. Từ những điều nhỏ bé, gần gũi nhất. Để có được ngôi nhà, trường học vững trãi, khang trang là nhờ sự miệt mài, vất vả hàng ngày của các chú công nhân xây dựng trên công trường. Để có được những chiếc áo đẹp ta mặc, giầy tốt ta đi là nhờ những cô công nhân hăng say làm việc trog nhà máy. Để đường phố luôn sạch sẽ mỗi góc nhỏ là nhờ sự cần mẫn của bao người lao công quét rác, bao nhiêu công nhân môi trường…Đó là những ví dụ nhỏ và gần gũi nhất, còn bao nhiêu người nữa đang ngày đêm đóng góp cho sự phát triển, văn minh của đất nước mà chúng ta đều cần biêt ơn và trân trọng.

Từ đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, có bao nhiêu việc làm, hành động thiết thực đền ơn đáp nghĩa. Ngày 20-11, ngày mà cả nước hướng về những người miệt mài, tâm huyết trên giảng đường. Ngày 27-7, chúng ta lại thành kính biết ơn những anh hùng liệt sĩ, những thương bệnh binh, các bà mẹ Việt Nam anh hùng. Ngày 27-2 cũng là một ngày dành cho các y bác sĩ tâm huyết làm việc cứu người.

Tóm lại, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là câu tục ngữ ngắn gọn nhưng hàm chứa bao ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Qua câu tục ngữ, ông cha ta muốn răn dạy con cháu đời sau phải luôn ghi nhớ công ơn những người đi trước, biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Đó là truyền thống tốt đẹp ngàn đời nay sẽ còn được lưu giữ và phát huy mãi mãi.

Câu trả lời:

Trong cuộc sống, tất nhiên ai cũng muốn thành công, nhưng con đường dẫn đến thành công thường quanh co khúc khuỷu và lắm chông gai. Để động viên con cháu vững chí, bền gan phấn đấu và tin tưởng ở thắng lợi, ông cha ta có câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Câu tục ngữ nêu lên hai vế. Vế đầu là điều kiện: Có công mài sắt. Vế sau là kết quả đạt được: có ngày nên kim. Hai vế đều có bốn tiếng, trong đó hai tiếng một tương ứng với nhau: có công / có ngày, mài sắt / nên kim. Trong hoàn cảnh xã hội thời xưa, muốn biến sắt thành kim, không có phép màu nào cả ngoài công sức lao động cần cù của con người.

Ai cũng biết cây kim thật bé nhỏ nhưng cũng thật hoàn hảo. Thân kim tròn và nhỏ. Đầu kim nhọn, phần cuối có một lỗ bé xíu để luồn chỉ qua. Cây kim là một vật có ích được làm bằng sắt. Từ sắt nên kim là một quá trình tôi luyện, mài dũa công phu. Ai có công mài sắt sẽ có ngày nên kim. Đức kiên nhẫn, bền bỉ chính là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công.

Thực tế cuộc sống cho ta thấy lời khẳng định trên là hoàn toàn có cơ sở. Trong lịch sử chống ngoại xâm, dân tộc ta thường phải thực hiện chiến lược trường kì kháng chiến. Từ cuộc kháng chiến chống quân Minh của vua tôi nhà Lê cách đây mấy thế kỉ cho đến cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ của nhân dân ta trong suốt mấy chục năm qua, tất cả đều thể hiện ý chí, nghị lực kiên cường, bất khuất của toàn dân tộc. Cuối cùng, chúng ta đã thắng lợi vẻ vang, giữ vững chủ quyền độc lập, tự do thiêng liêng của đất nước.

Trong đời sống lao động sản xuất, nhân dân ta cũng đã thể hiện đức tính kiên nhẫn, bền bỉ đáng khâm phục. Nhìn con đê sừng sững ven sông Hồng chúng ta mới hiểu được tổ tiên ta đã kiên trì, nhẫn nại tới mức nào để tạo ra bức tường thành ngăn dòng nước lũ, bảo vệ mùa màng.

Trong học tập, đức kiên trì lại càng cần thiết để giúp ta thành công. Từ một em bé sáu tuổi vào học lớp Một, bắt đầu cầm phấn tập viết chữ O đầu tiên cho đến khi biết đọc, biết viết, biết làm toán rồi lần lượt mỗi năm một lớp, phải mất 12 năm mới tiếp thu xong những kiến thức phổ thông. Trong quá trình lâu dài ấy, nếu không kiên trì luyện tập, cố gắng học hành, làm sao có thể đạt được kết quả tốt.

Người bình thường đã vậy, với những người tật nguyền như Nguyễn Ngọc Kí, ý chí phấn đấu càng phải cao hơn gấp bội để vượt mọi khó khăn . Vốn bị liệt hai tay từ nhỏ, anh đã luyện viết và làm mọi việc bằng chân. Đức kiên trì đã giúp anh chiến thắng số phận. Anh học xong phổ thông, đại học và trở thành thầy giáo, một nhà giáo ưu tú.

Từ những kinh nghiệm đúc kết trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã khuyên thanh niên:

Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền. Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên.

Việc tu dưỡng, rèn luyện của mỗi con người phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Kinh nghiệm của thế hệ trước sẽ là bài học quý báu, là lời củ vũ động viên thanh thiếu niên không ngừng phấn đấu trong cuộc sống.

Câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích nhưng bao hàm ý tứ sâu xa. Ông cha ta đã đúc kết kinh nghiệm từ cuộc sống chiến đấu và lao động, nhằm khuyên nhủ mọi người phải kiên trì , nhẫn nại để có thể vượt qua những khó khăn, thử thách, đi tới thành công.

Trong hoàn cảnh hiện nay, ngoài đức tính kiên trì nhẫn nại, theo em còn cần phải vận dụng óc thông minh, sáng tạo để đạt được hiệu quả cao nhất trong học tập, lao động; góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

Câu trả lời:

Câu ca muốn nói điều gì? Núi Thái Sơn nước nguồn ở đây có ý nghĩa như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

Trước hết, những hình ảnh trong bài gợi cho ta một cảm tưởng vừa to lớn vừa sâu xa. Công cha được so sánh với “núi Thái Sơn”, thể hiện được tính cách mạnh mẽ vững chắc của người cha. Ngọn núi cao lớn ấy vừa thể hiện được hình ảnh bức tường che chắn mọi bão táp cuộc đời cho đứa con, vừa tượng trưng công lao, khó mà cân lượng được của người cha. Tình mẹ được ví “Nước trong nguồn”. Đúng là còn tình cảm gì tươi mát cho tâm hồn con bằng tấm lòng thương dịu ngọt của mẹ. Mấy tính chất của nước nguồn rất phù hợp với mấy đặc điểm của lòng mẹ thương con. Nước chảy ra từ nguồn vữa trong vừa ngọt, vừa mát mẻ chẳng bao giờ cạn cũng giống như tình cảm vô cùng trìu mến, hết sức vô tư mẹ đã dành cho con. Đó là dòng sữa bổ dưỡng, làm nguồn sống vô giá và thiêng liêng mẹ trao trọn đời cho con cùng với tiếng ru mà “Dù con đi hết cuộc đời - Cũng không đi hết được lời mẹ ru”. Thật ra những hình ảnh ví von trên chỉ là tương đối. Có ông bụt, bà tiên, đá núi, nước nguồn nào sánh được với tình yêu cha - mẹ trao gởi cho con. Cha mẹ đã sinh thành ra ta, đã ban cho ta hình hài, sự sống, giọt lệ, tiếng cười trên trái đất này. Ta là kết tinh của máu thịt, của tình yêu mẹ cha. Mẹ đã chín tháng mang nặng đẻ đau, ba năm bù trì bú mớm. Thuở ta còn trứng nước, chỗ ráo con nằm chỗ ướt mẹ chịu, mẹ đã hi sinh cho con rất lớn. “Con phải có cha, không ai từ lỗ nẻ mà ra”. Làm sao ta trả hết công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ? Ai có thể tính được những đêm không ngủ của cha mẹ: những ngày vất vả; long đong bươn chải của cha; lo cho ta từ li sữa, bát cơm, xe nôi, tấm áo. Mỗi lúc ta đau ốm; cha mẹ thường xuyên túc trực bên giường, dỗ dành từng múi cam, viên thuốc. Ánh mắt đăm chiêu, bàn tay nâng giấc... kể sao cho hết bao nỗi lo âu nhọc nhàn. Lo con biết đi biết nói, lo con đến lớp đến trường không thua kém ai... làm sao tính hết được công sức chăm lo hàng chục năm trời của cha me?

“Nuôi con những ước về sau”, cha mẹ hi vọng, đón đợi ở ta thành người có ích cho xã hội, đem lại niềm vui cho gia đình. Cha mẹ dạy dỗ ta từng lới ăn tiếng nói: uốn nắn ta từng cử chỉ tác phong, dắt dìu ta từ những bước chập chững vào đời. Người thầy đầu tiên, người cố vấn trọn đời cho ta cũng là cha mẹ ta. Thử tưởng tượng những đứa con hư đốn, bất hiếu, làm càn, thì cha mẹ sẽ đau đớn biết bao!

Hiểu được công lao to lớn tình cảm thiêng liêng và vô giá, những mong ước thiết tha của cha mẹ đối với con cái, chúng ta không thể phụ bạc, khiến cha mẹ đau lòng, thất vọng. Biết vâng lời cha mẹ, luôn phấn đấu tiến bộ, đó là cách báo hiếu thiết thực. Có vậy, công lao như núi Thái Sơn, tình nghĩa như nước nguồn của cha mẹ mới được đáp đền xứng đáng.