Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Gia Lai , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 12
Số lượng câu trả lời 65
Điểm GP 6
Điểm SP 28

Người theo dõi (4)

HC
TL
H24

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Tố Hữu từng viết:

"Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình".

(Một khúc ca xuân)

Thế giới quanh ta mang nhiều màu sắc, bí ẩn và chúng luôn xoay vần theo nhịp bước của thời gian. Con người ta cũng như hạt bụi bị cơn gió cuốn đi, trôi về những miền xa... Và nhờ vậy mà họ đi đc nhiều nơi, biết đc nhiều thứ, làm thật nhiều, ước mơ nhiều, gom góp cho mình nhiều.... Nhưng trong những lúc một mình chìm đắm trong cuộc sống đầy đủ, ta lặng lại mà suy nghĩ và tự đặt câu hỏi cho bản thân rằng “ta cần j?”. Sẽ có ng nói là gia đình, bn bè, tình yêu, thư giãn... Câu trả lời cuối cùng rất đơn giản, sẽ k có ít ng phải ngất ngờ vs đáp án này, đó là : “cho và nhận trong cuộc sống”. Những thứ tưởng chừng như bìh thường nhưng lại k hề bình thường.
Cho là trao đi, gửi đến, ban tặng cho ng khác những j mà mình có, cống hiến cho cuộc đời để tô điểm và làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp hơn. Còn nhận là sự nhận lấy, tiếp nhận từ những ng xung quanh, thế giới bên ngoài và tự nhiên và rồi từ đó con ng tự xây dựng những nền tảng cần thiết và vững chắc để bước tiếp trên con đường tương lai rộng mở. Khi ta đã cho đi nghĩa là đến một lúc nào đó ta sẽ được nhận lại, đó là quy luật của cuộc sống.
Từ khi cất tiếng khóc chào cuộc đời, ta đã nhận k bik bao nhiêu là thứ, nào là tình yêu của ba mẹ, tình yêu của ông bà, sự giáo dục sơ sinh, tiếng hò ru ầu ơ ngọt ngào trong giấc ngủ trưa bình yên, tiếng chim hót lảnh lót trong buổi sớm mai... tất cả đều nuôi dưỡng tâm hồn và dây đắp tình yêu cho ta. Đến khi lớn lên ta lại tiếp tục được nhận, nhận sự giáo dục học đường, nhận sự quan tâm của thầy cô, nhận tri thức... Và càng lúc ta lại càng cần thật nhiều tình cảm, tình mẹ, tình cha, tình thầy, tình bn, tình yêu đôi lứa....
Ông bà ta có nói :
“con tằm đến thác vẫn còn nhả tơ”.
một loài động vật vô tri vô giác ấy vậy mà vẫn biết cốg hiến cho cuộc đời, cả đến phút cuối cùng nó còn sống. Là 1 con ng, tồn tại trong thế giới, nhận đc rất nhiều từ xung quanh mà chẳng lẽ ta lại k bằng 1 loài động vật? Nhìn ra xung quanh, ta sẽ thấy có k ít những ng cứ khư khư giữ lấy cái lợi riêng của mình, trong mắt họ chỉ có 1 chữ “tôi” ích kỉ, họ chỉ muốn gom hết tất cả lợi ích về cá nhân mình. Hành vi này thật đáng phê phán, nhưng rồi cũng sẽ có 1 lúc, khi chìm ngập trong vòng xoáy của cuộc đời, họ chợt bàng hoàng, sợ hãi và chơi vơi giữa bao nhiêu nỗi trống vắng, cô đơn và lạc lõng. Nhưng cũng có những ng giàu tình yêu cuộc sống, vs họ lợi ích cá nhân k có ý nghĩa, họ muốn trao cho ng khác thật nhiều thứ, giúp đỡ ng khác và chung tay xây đắp một thế giới tốt đẹp hơn. Những nghĩa cử ấy thật cao đẹp. Khi ta cho k có nghĩa là mất hết mà đó là sự tích lũy, để rồi 1 mai kia, khi ta cần, sẽ có 1 ng khác đến và cho ta thứ đó. Khi bạn xem các chương trình ủng hộ qũy vì ng nghèo, có bao h bn nghĩ vì sao họ lại làm vậy và làm vậy họ có lợi j k? Câu trả lời vô cùng ngắn gọn, đó là vì họ biết cách cho, cái mà họ nhận đc k là những giá trị vật chất vô nghĩa mà là những lời cám ơn nồng nhiệt, cái bắt tay chân thành và cái ôm cảm động. Tất cả đều thể hiện tình ng, lòng ng thật cao cả.
kinh Phật có dẫn: đức Ca-diếp trong một lần đi hành khất đã dừng chân tại một túp lền rách của bà lão ăn xin. Bà bệnh nặng sắp chết. Không có gì để bố thí trong khi đức Ca-diếp nhất định không đi chỗ khác, bà đành đổ phần nước cháo đã thiu cho ngài. Lập tức bà được siêu sinh về cõi cực lạc, cụ thể bà đã trở thành giai thoai. Đức Ca-diếp, ông nhận bát nước cháo, và cho đi sự từ tâm và sự hồi hướng phước đức đối với bà lão nghèo. Câu chuyện đầy ý nghĩa mang theo lời dạy, lời nhắc nhở mỗi chúng ta cần xem lại thái độ sống của mình. Bn đã cho và có bao h cho đi cái j mà bn có hay chưa? Cho và nhận là những yếu tố cơ bản và quan trọng nhất để xây đắp một xã hội bền vững. Nó cũng là cơ sở xây đắp tâm hồn con ng, tình yêu thương trong cuộc sống và làm cho cuộc sốg trở nên đẹp hơn, có ý nghĩa hơn, khiến con ng ta yêu đời và biết học cách sẻ chia. Là một ng học sinh, bản thân chúng ta phải nhận rõ vai trò của cho và nhận để học cách cho đi rồi nhận lại. Suy cho cùng, cho và nhận đặt nền tảng cho tất cả mọi nhu cầu và quyết định sự thành bại cho tài năng, danh tiếng, gia tộc và nhân bản.

Câu trả lời:

* Giống nhau :
Cấu trúc địa hình tương tự nhau đều chia 3 phần : núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến
* Khác nhau :
- Bắc mĩ :
+ Phía đông : Núi già Apalat và sơn nguyên trên bán đảo Labrađo.
+ Ở giữa : Đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Coocđie cao TB ( 3000 – 4000m ) và đồ sộ chiếm gần 1 nửa lục địa Bắc Mĩ.
- Nam Mĩ :
+ Phía đông : Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin
+ Ở giữa : Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau : Ô ri nô cô -> Amazôn -> Laplata -> Pampa. Các đồng bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Anđét, đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi
2. Sự phân bố dân cư :
* Giống: dân cư đều tập trung vùng cửa sông, ven biển.
* Khác:
- Trung và Nam Mĩ: dân cư phân bố trên mạch núi An-đét, trong khi hệ thống Cooc-đi-e dân cư thưa thớt.
- Dân cư Trung và Nam Mĩ thưa thớt trên đồng bằng A-ma-dôn, Bắc Mĩ dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng trung tâm.
3. Quá trình đô thị hóa : Qúa trình đô thị hóa ở trung Mĩ và Nam Mĩ xảy ra khi kinh tế chưa phát triển, Còn ở Bắc Mĩ thì quá trình đô thị hóa gắn liền với công nghiệp hóa

Câu trả lời:

Nguyễn Nhạc hay còn gọi là Nguyễn Văn Nhạc, là vị vua sáng lập ra nhà Tây Sơn, ở ngôi hoàng đế từ năm 1778 đến năm 1788, xưng là Thái Đức Hoàng Đế. Từ năm 1789 - 1793, ông từ bỏ đế hiệu để trao lại quyền lãnh đạo cho em trai là hoàng đế Quang Trung, còn ông thay đổi tước hiệu của mình xuống thành Tây Sơn vương.

Nguyễn Văn Nhạc và hai người em trai của ông, được biết với tên gọi Anh em Tây Sơn, là những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía Bắc và Nguyễn ở phía Nam, lật đổ hai tập đoàn này cùng nhà Hậu Lê.

Song ông không có ý muốn thống nhất đất nước khi đã tiêu diệt chúa Trịnh ở phía bắc mà lên ngôi hoàng đế khi đất nước chưa thống nhất. Về sau, ông đã bị lu mờ trước người đã tiếp tục lãnh đạo phong trào Tây Sơn trong công cuộc thống nhất đất nước là em trai ông, Nguyễn Huệ. Nhận thấy tài năng của em trai vượt hơn mình, để tránh nội bộ nhà Tây Sơn bị chia rẽ, ông giao lại quyền lãnh đạo cho em trai là Nguyễn Huệ, còn ông chỉ xưng là Tây Sơn vương, lui về ở tại thành Quy Nhơn. Năm 1793, ông uất ức rồi đột tử mà chết.
Nguyễn Lữ hay còn gọi là Nguyễn Văn Lữ là em của vua Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc và Quang Trung Hoàng đế Nguyễn Huệ nhà Tây Sơn, một trong những triều đại hiển hách nhất về võ công của Việt Nam

Nguyễn Huệ (1753 – 1792), tức Quang Trung Hoàng đế hay Bắc Bình Vương, là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn, sau khi Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc thoái vị và nhường ngôi cho ông. Nguyễn Huệ không những là một trong những vị tướng lĩnh quân sự xuất sắc mà còn là nhà cai trị tài giỏi, đưa ra nhiều cải cách kinh tế, xã hội nổi bật trong lịch sử Việt Nam.

Nguyễn Huệ và hai người anh em của ông, được biết đến với tên gọi Anh em Tây Sơn, là những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứt cuộc nội chiến Trịnh-Nguyễn phân tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía bắc và Nguyễn ở phía nam, lật đổ hai tập đoàn này cùng nhà Hậu Lê, chấm dứt tình trạng phân liệt Đàng Trong - Đàng Ngoài kéo dài suốt 2 thế kỷ. Ngoài ra, Nguyễn Huệ còn là người đánh bại các cuộc xâm lược Đại Việt của Xiêm La từ phía nam, của Đại Thanh từ phía bắc. Bản thân ông đã cầm quân chiến đấu từ năm 18 tuổi, trong 20 năm ông đã trải qua hàng chục trận đánh lớn, và chưa hề thua một trận nào, là một vị tướng cầm quân bất bại. Đồng thời. khi ở cương vị hoàng đế, ông cũng tỏ rõ tài cai trị khi đề ra nhiều kế hoạch cải cách tiến bộ trong kinh tế, văn hóa, giáo dục, quân sự... nhằm xây dựng đất nước và tiếp thu khoa học kỹ thuật hiện đại từ phương Tây.[1](xem những cải cách của vua Quang Trung)

Câu trả lời:

Theo tôi đây là quyết sách sáng suốt của vua QUANG TRUNG vì:
-Lợi dụng sự chủ quan,kiêu ngạo của địch,khi chúng chiếm được Thăng Long một cách dễ dàng.
-Đánh đòn bất ngờ lớn đối với quân địch khi đang vào dịp Tết Kỷ Dậu,chúng đang vui vẻ đón Tết. Quang Trung cũng phán đoán : quân Thanh sẽ nghĩ quân ta cũng phải ăn Tết nên cứ thanh thản không phòng thủ .Từ đó mà quân thừa cơ ra đòn chớp nhoáng tấn công toàn diện vào dịp Tết Kỉ Dậu.

Biện luận về ý kiến trái chiều: Muốn nghĩ thế nào về vần đề "Tại sao vua Quang Trung quyết định tiêu diệt nghĩa quân Thanh vào dịp tết Kỷ Dậu?" này sẽ còn nhiều tranh cãi nhưng nếu nói đền việc HÀNH QUÂN THẦN TỐC của vua QUANG TRUNG thì vẫn đang là bí ẩn.Việc giặc đánh thế nào thì người chủ tướng tất sẽ có ứng phó xác đáng,phù hợp với thời cuộc.Cùng với đó khi đã ra đòn quyết định thì chắc chắn một vị chủ tướng sẽ không quá thiên kiến,liều lĩnh,nghĩ sao làm vậy mà sẽ có nhiều chủ trương hay,đúng đắn,có trách nhiệm với dân tộc,quốc gia tiếp nhận nhiều đóng góp mang tính xây dựng,độc đáo từ tướng lĩnh dưới trướng chứ không phải cứ đánh chí mạng quyết ăn thua với 29 vạn quân giặc dữ.Hơn thế,Nguyễn Huệ (Quang Trung) còn có phát biểu hùng hồn trước quân ta là sẽ mở tiệc thắng trận trong thành THĂNG LONG cho thấy rõ sự chuẩn bị kĩ lưỡng đối sách trước trận chiến thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của vị anh hùng.Trong trận chiến quân ta luôn chủ động và ứng phó nhanh nhạy,quyết liệt thể hiện tài thao lược và sự quyết đoán chớp thời cơ ngàn vàng để cứu nước,đánh đuổi quân thù.Bên cạnh đó cũng không thể phủ nhận QUANG TRUNG muốn sớm chiến thắng để không còn chiến tranh không để lũ giặc dày xéo lên mảnh đất của cha ông đày đọa con dân mình.Hơn cả thực tế lịch sử đã ghi lại mốc son chói lọi về chiến thắng huy hoàng ĐẠI PHÁ QUÂN THANH của "người anh hùng áo vải cờ đào"- niềm tự hào của dân tộc vào dịp TẾT KỶ MẬU chứ không vào thời điểm nào khác,mọi giả thuyết chỉ là thứ nguy biện vô căn cứ phủ định về một lịch sử huy hoàng chói lọi đã thực sự diễn ra của dân tộc Việt Nam.Lịch sử đã diễn ra đúng với bản chất của nó và cái tốt,công đạo sẽ luôn thắng thế.