Ngày nay, với một thời đại mới mà khoa học kĩ thuật và nhu cầu vật chất của con người, của xã hội đang phát triển mạnh thì ta cần hiểu lời dạy trên như thế nào cho đúng.
Câu tục ngữ tuy giản dị nhưng ta cũng nên hiểu cho chính xác ý nghĩa của nó. "Làm nên" ở dây có nghĩa là có được sự nghiệp, thành đạt công danh. Như
vậy, nếu không có người thầy thì người trò không thể nào thành đạt duợc. Câu tục ngữ như một lời thách thức "đố mày", đồng thời cũng là lời răn dạy mạng tính khẳng định vị trí, vai trò của người thầy trong sự thành đạt, làm được việc của người trò.
Thật vậy, thầy là người cung cấp kiến thức, hướng dẫn mở mang trí óc cho ta để ta biết những điều hay, điều lạ. Lúc còn bé thơ, khi lần đầu đến trường, thầy là người cầm tay ta nắn nót từng chữ cái, từng con số, rồi dạy ta đọc vần, đọc chữ... Dần dần ta mới có được những kiến thức, những hiểu biết cao hơn, rộng hơn như ngày hôm nay. Như vậy, công ơn cua người thầy quá là to lớn. Công ơn ấy có thể thành công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ ; bởi cha mẹ có công sinh ta ra và nuôi dưỡng ta khôn lớn, còn người thầy có công "khai hóa" trí não ta, dẫn dắt ta đến một tương lai tươi sáng.
Trước kia theo lối học khoa bảng, người học trò hoàn toàn phụ thuộc vào một người thầy. Thầy dạy gì trò học nấy. Người thầy là người quyết định tài năng và sự thành đạt của người học trò. Vì vậy mới có Nguyễn Dữ (học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm), Phạm Sư Mạnh (học trò cua thầy Chu Văn An)... đã làm rạng danh cho người thầy. Cho nên ông cha ta dạy "không thầy đố mày làm nên" là không sai.
Ngày nay, để phù hợp với thời đại tiến bộ của khoa học, việc học tập có nhiều thay đổi. Người học trò học nhiều môn học và được nhiều thầy giảng dạy, hướng dẫn học. Giờ đây, người thầy đóng vai trò chủ đạo, nghĩa là chỉ truyền đạt kiên thức, hướng dẫn cho người học trò học tập, nghiên cứu. Và kiên thức ấy có được tiếp thu và áp dụng thực hành tốt hay không là do ở người trò. Như vậy, người trò trở thành người chủ dộng. Hay nói cách khác, người học trò phải tự thân vận động và đây mới là yếu tố quan trọng quyết định sự thành đạt của người học trò. Vì lẽ đó cho liên người học trò phải biết chắt lọc, sáng tạo những kiến thức mà người thầy đã cung cấp và biến nó thành "vốn riêng" riêng của bản thân để thực hành áp dụng cho có kết quả. "Thầy dạy tốt, trò học tốt" chắc chắn sẽ đạt được nhiều thành quả tốt dẹp. Như vậy, dẫu cho ngày nay vai trò của người thầy không còn quan trọng tuyệt đối như trước kia nữa nhưng ta cũng phải nhìn nhận rằng những kiên thức, những hiểu biết mà ta có được chính là do công lao cùa người thay bồi dưỡng vun đắp nên. Và những kiến thúc ấy là những viên gạch tiếp nổi, tiếp nối xây nên những nấc thang để ta vững bước đi lên trên đường đời. Chiến luợc điều này ta càng thấm thía câu tục ngữ "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" (Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy) mà ông cha tạ nhắc nhở bao đời nay. Vì vậy bổn phận của người học trò là phải biết ơn thầy cô giáo. Đó là đạo lí làm người, là hành vi của người có nhân cách. Đây cũng là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh tốt dẹp.
Thế nhưng, hiện nay trong xã hội ta còn biết bao kẻ "ăn cháo đá bát". Họ đã quên công ơn của thầy cô giáo, những người đã từng dạy dỗ, rén luyện nó nên người. Những hạng người ấy đáng để cho người đời chê trách và phê phán. Thậm chí còn có những kẻ đối xứ tệ bạc với thầy cô như chửi mang, hành hung làm xúc phạm đến danh dự, đến nghề nghiệp của thầy cô giáo. Phải chăng đây là hành động biết nói của những hạng người vô liêm sĩ ?
Ngày nay, người "thầy" cũng được hiểu theo nghĩa rộng hơn những người "dạy nghề". Bởi lẽ đâu phải nhất thiết sự thành đạt "làm liều" của người học trò đều phải là "mảnh bằng" là "học vị", mà mỗi người học sinh phải tự hướng mình, tương lai mình bằng một nghề nghiệp thích hợp và ổn định. Và nghề nghiệp đó cũng cần phải có người hướng dẫn, chỉ dạy mới làm nên được. Như vậy, dù ở lĩnh vực nào vai trò và vị trí của người thầy vẫn còn quan trọng trong việc dìu dắt hướng dẫn người học trò đi đến kết quả tốt đẹp. Và kết quả ấy có rực rỡ vinh quang hay không là do bản thân nỗ lực của ngươi học trò. Bên cạnh đó, gia đình, bạn bè, sách vở và xã hội cũng là những yếu tố không kém quan trọng để góp phần vào việc "làm nên" ấy.
Biết ơn thầy, yêu kinh thầy là nghĩa vụ thiêng liêng của những ai đã trải qua cuộc đời làm người học trò. Đó là tinh cảm không thể thiếu được ở mỗi người chúng ta. "Không thầy đố mày làm nên" mãi mãi là lời nhắc nhở, giáo dục sâu sắc về việc rèn luyện nhân cách, đạo đức cho thế hệ trẻ hiện nay.