Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Quảng Ngãi , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 4
Số lượng câu trả lời 28
Điểm GP 1
Điểm SP 4

Người theo dõi (5)

VB
HT
HT
DC
PT

Đang theo dõi (23)

MT
HT
HT
PT

Câu trả lời:

1. Thực trạng thiếu dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam:

Theo kết quả khảo sát của Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2014, tình trạng dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam trong ba thập kỷ qua đã được cải thiện đáng kể. Theo đó, tính từ năm 1985 đến năm 2014, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân đã giảm từ 51,5% xuống còn 14,5 %. Tương tự, tỷ lệ thấp còi cũng giảm từ 59,7% xuống còn 24,9 %.

Tuy nhiên, nếu tính theo tỷ lệ này thì ở Việt Nam, hiện tại cứ 4 trẻ thì vẫn còn 1 trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi (chiều cao thấp so với tuổi). Nguyên nhân có thể là do tỷ lệ thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam vẫn còn cao: tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi là 29,2%, thiếu vitamin A tiền lâm sàng là 14,2%, thiếu kẽm (81,2%), thiếu vit D (53,7% ở nông thôn, 62,1% ở thành phố). Đặc biệt, khẩu phần của trẻ cũng chỉ đáp ứng được 60,3% nhu cầu canxi và 10,6% nhu cầu vitamin D khuyến nghị, trong khi đây là những vi chất quan trọng giúp trẻ tăng trưởng và khỏe mạnh. Tình trạng thiếu hụt vitamin D và khẩu phần canxi thấp đang là những vấn đề ảnh hưởng đến thể chất và sức khỏe của trẻ em Việt nam.

2. Dinh dưỡng canxi và sức khỏe xương:

Dinh dưỡng có ảnh hưởng rất quan trọng tới tăng trưởng trẻ em. Đặc biệt, trong khẩu phần trẻ em nước ta, các yếu tố dinh dưỡng rất cần thiết đối với quá trình tăng trưởng chiều cao là canxi và vitamin D lại chưa đáp ứng được nhu cầu.

Canxi:

Việc cung cấp đủ nhu cầu canxi hàng ngày theo nhu cầu khuyến nghị đảm bảo cho sự tạo thành khối xương và tăng cường khả năng vận động của cơ thể. Thiếu canxi làm trẻ chậm sự phát triển thể lực, hạn chế sự tăng trưởng chiều cao và là một trong những yếu tố nguy cơ của suy dinh dưỡng thấp còi.

Nguồn cung cấp canxi của cơ thể gồm canxi từ thức ăn (như thực phẩm tự nhiên, thực phẩm được tăng cường canxi) và việc uống canxi bổ sung. Những thực phẩm giàu canxi như sữa, phomát, sữa chua, đậu nành; Các loại rau xanh (rau cải, rau bó xôi…); đậu khô, trái cây (nhất là trái cây có múi như bưởi, cam); Các loại thức ăn nhiều đạm (cá hộp, thịt, sò, ốc).

Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng (năm 2012), nhu cầu canxi cho trẻ 1-3 tuổi là 500mg/ngày và cho trẻ 4-6 tuổi là 600mg/ngày. Tuy vậy, nhu cầu canxi cũng có sự thay đổi tùy theo chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ. Chẳng hạn như, trẻ ăn nhiều thịt và các thực phẩm giàu protein khác thì cũng cần tăng thêm canxi vì lượng canxi đào thải qua nước tiểu cao hơn. Chế độ ăn giàu các yếu tố kiềm đặc biệt là rau, quả có tác dụng bảo vệ khối xương, còn các chế độ ăn mặn (nhiều natri) thì có tác dụng ngược lại.

Sữa chứa nhiều canxi và là nguồn canxi tối ưu cho bé phát triển chiều cao, có một bộ xương vững chắc sau này. Thông thường với những trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi, bữa ăn của trẻ thường khá nghèo canxi (ít sữa). Phần lớn nguồn protein trong khẩu phần đều từ các thực phẩm như thịt, giò, chả, trứng… chưa mang lại tính cân đối và hợp lý cho khẩu phần, khiến việc hấp thu và sử dụng canxi cho cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Bữa ăn của trẻ thường nghèo canxi (ít sữa) nhất là đối với trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi. Vì thế mức đáp ứng nhu cầu canxi của trẻ em nước ta mới chỉ đạt ở mức xung quanh 60.3% và thấp hơn ở trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi (49%).

Mức đáp ứng nhu cầu canxi của khẩu phần trẻ em (%)

Như vậy có thể thấy, đối với trẻ em, sữa và chế phẩm từ sữa là nguồn cung cấp protein và canxi quý giá.

Vitamin D:

Vitamin D (calciferol) có vai trò quan trọng trong chuyển hóa và hấp thu Canxi, phospho để cấu tạo xương. Vitamin D có rất ít trong thức ăn tự nhiên. 80% - 90% nguồn vitamin D của cơ thể là do tổng hợp từ ánh nắng mặt trời, phần còn lại, khoảng 10%-20% được cung cấp từ thức ăn. Chính vì vậy, để cung cấp đủ nhu cầu vitamin D, cần chú ý tăng cường vitamin D vào thực phẩm, tắm nắng, hoặc thậm chí phải bổ sung vitamin D cho trẻ.

Ngoài ra, nhiều công trình nghiên cứu khoa học cho thấy vitamin D ảnh hưởmg đến hàng loạt bệnh. Thiếu hụt vitamin D không chỉ làm trẻ dễ bị kích thích gây khó ngủ, mồ hôi trộm hoặc rụng tóc thậm chí dẫn đến còi xương và di chứng của còi xương như biến dạng xương mà các bù đắp sau này không thể hồi phục được.

Vậy nên, chế độ ăn cần có đủ vitamin D, thông thường là các loại sữa có tăng cường vitamin D, thậm chí phải bổ sung vitamin D. Ở Việt Nam, Viện Dinh dưỡng đưa ra khuyến nghị về vitamin D là 5mcg/ngày (tương đương với 200 đơn vị quốc tế vitamin D) đối với trẻ em từ sơ sinh đến người trưởng thành <50 tuổi. Trong tự nhiên, rất ít thực phẩm có lượng đáng kể vitamin D (gồm một số dầu gan cá, nhất là ở các loại cá béo, gan và chất béo của động vật có vú ở biển (hải cẩu và gấu vùng cực), trứng gà được nuôi có bổ sung vitamin D, dầu tăng cường vitamin D.

1. Các lời khuyên về dinh dưỡng để hỗ trợ tăng trưởng chiều cao như sau:

+ Sử dụng thực phẩm giàu Canxi phù hợp với lứa tuổi (sữa và các chế phẩm từ sữa, cá nhỏ…), sử dụng sản phẩm tăng cường canxi, bổ sung canxi ở các giai đoạn đặc biệt trong chu kỳ vòng đời.

+ Lượng protein trong khẩu phần nên vừa phải, nếu ăn nhiều protein phải đảm bảo đủ canxi vì chế độ ăn nhiều protein làm tăng bài xuất canxi theo nước tiểu.

+ Ăn nhiều rau và trái cây.

+ Hạn chế nước có gas.

+ Kết hợp các hoạt động thể chất phù hợp và có thời gian hoạt động ngoài trời hợp lý giúp trẻ phát triển tối đa chiều cao, tăng cường sức khỏe.
Thực trạng dinh dưỡng canxi và vitamin D ở Việt Nam đòi hỏi sự quan tâm thỏa đáng trong việc hoạch định các định hướng và giải pháp can thiệp cho cộng đồng nhằm phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi, bệnh loãng xương và nhiều bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng, từng bước cải thiện tầm vóc người Việt. Các hiểu biết về dinh dưỡng canxi và vitamin D là rất cần thiết để mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng biết cách thực hiện chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý nhằm tối ưu mật độ xương, bảo vệ sức khỏe xương và từng bước cải thiện tầm vóc người Việt.

Hết , >_< ( mong bạn thu gọn lại, đừngtrách mình sao ghi nhiều thế nhé ) <3