Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hải Phòng , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 1
Số lượng câu trả lời 14
Điểm GP 0
Điểm SP 6

Người theo dõi (6)

AD
NV
ND
DL

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Giấc mơ là một trong những điều kỳ diệu mà cuộc sống mang lại cho chúng ta. Từ cái hôm mà tôi được gặp lại người bà kính yêu của mình trong mơ nay đã được hai tháng. Câu chuyện bắt đầu như sau:

Vào những ngày trời đông giá rét, từng cơn gió se lạnh luồn qua kẽ tóc, lùa qua mái tóc tôi khiến tôi không tài nào học bài được. Trong lúc đang mơ màng với những dòng chữ trên vở thì bỗng nhiên tôi thấy một vầng hào quang bừng sáng lên trước mắt tôi. Khuất sau luồng sáng đó là một không gian xa lạ nhưng trông quen thuộc đến lạ thường. Trước mắt tôi là một bộ bàn ghế sờn cũ với những đồ dùng linh tinh trên bàn. Trong lúc tôi vẫn còn ngỡ ngàng với khung cảnh đó thì bỗng nhiên tôi nghe thấy một tiếng gọi đến ấm lòng: "Văn ơi! Văn ơi!" tôi vội vàng quay lại, tim tôi cứ như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực của mình. Vẫn mái tóc dài xoăn đó, vẫn thân hình đầy đặn đó và đặc biệt giọng nói trầm ấm khi gọi tên của tôi. Nhờ đó tôi đã nhận ra người bà kính yêu của mình. Bà tôi đã mất cách đây đã được bốn năm. Mặc kệ mọi thứ xung quanh, tôi chạy hết sức đến bên bà và ôm trầm lấy bà. Miệng tôi thì lúc nào cũng gọi: "Bà ơi! Bà ơi!". Bà cũng dang rộng đôi tay nhỏ bé của mình để ôm chặt lấy tôi. Môi tôi nghiến chặt, nước mắt tôi ứa ra khi một lần nữa được ôm ấm vào lòng bà. Đây là lần đầu tôi được ở bên bà sau bao tháng ngày xa cách và bây giờ tôi mới có dịp gặp lại. Mái tóc của bà thì cũng như bao người bà khác trắng muốt tựa như áng mây. Những nếp nhăn của tháng ngày dòng dã nuôi con chăm cháu hiện rõ trên vầng trán và khóe mắt của bà. Nhưng tôi chợt nhận ra một điều là nụ cười phúc hậu của bà thì vẫn như ngày nào.

Cứ mỗi lần tôi thấy bà mỉm cười là biết bao phiền muộn, bực dọc đều tan biến. Lúc tôi vẫn đang ghì chặt lấy đôi bờ vai gầy guộc của bà thì bỗng nhiên bà cất giọng hỏi: "Dạo này cháu và gia đình thế nào?". Tôi mỉm cười và đáp rằng: "Gia đình mình thì vẫn khỏe bà ạ! Chỉ có cháu là đang bù đầu vì đống bài vở thôi ạ!". Bà mỉm cười như hiểu ý tôi rồi bảo: "Năm nay con phải cố gắng lên, khi chuyển cấp nhất định phải vào được trường chuyên đấy". Lúc đó, tôi chỉ biết cười trừ và gật đầu. Rồi sau đó bà đòi xem tập vở của tôi như thế nào. Vào giây phút đó, tôi cứ như chỉ muốn chốn đi nơi khác vì sợ bà la. Chân mày bà nhíu lại, cau có và bà nói: "Một học sinh giỏi, chăm ngoan thì không bao giờ được viết bài một cách cẩu thả đâu cháu nhé!". Chắc là do bà nhìn thấy những nét chứ nghệch ngoặc, cẩu thả của tôi trên quyển vở trắng. Nhưng nhờ câu nói của bà đã gợi lên những kỉ niệm khi xưa bà vẫn thường dạy tôi như thế. Tôi cảm thấy rất có lỗi với bà vì tôi đã không làm theo lời dạy của bà. Bà cũng chính là nguồn động viên lớn nhất của tôi trong những lần tôi rơi vào tuyệt vọng. Đang tận hưởng không khí vui vẻ bên bà thì bỗng nhiên tôi giật bắn người vì tiếng chuông đồng hồ đã điểm 6h sáng. Giây phút đó sao tôi thấy hụt hẫng quá có lẽ tôi sẽ không còn dịp gặp bà trong giấc mơ nữa.

Từ giấc mơ đó, tôi học được rất nhiều bài học từ bà và có những lúc tôi tìm đến những giấc mơ để lạc quan và yêu đời hơn trong cuộc sống.

Câu trả lời:

"Một năm mới lại về rồi,mẹ à!"Tôi ngước mắt nhìn lên bầu trời đêm và nghĩ về người mẹ kính yêu.Đã 3 năm kể từ ngày mẹ đi sang nước ngoài rồi.Nhớ lại hồi mẹ còn ở đây,mẹ đều đưa tôi đi chợ hoa và mua sắm vào những ngày năm mới gần kề thế này.Tôi cứ ngồi suy nghĩ mông lung rồi chìm vào giấc ngủ .
"Hồng ơi!",tôi nghe thấy có tiếng gọi từ đằng xa.Tôi quay lại thì thấy mình đang đứng giữa khu công viên mà ngày tôi còn bé mẹ thường dắt tôi đến đây chơi.Từ xa bước lại phía tôi là một bóng người mà tôi cảm thấy vừa thân quen,vừa lạ lẫm."Phải chăng là mẹ?"-Tôi thầm nghĩ bụng.Tôi chạy lại gần để nhìn cho rõ.Ồ!Đúng là mẹ rồi.Lòng tôi vô cùng sung sướng và hạnh phúc .Không kìm nổi xúc động,tôi gọi thật to:"Mẹ,mẹ ơi!" rồi tôi chạy đến ôm chầm lấy mẹ.Mẹ cũng dang rộng đôi vòng tay bé nhỏ của mình để ôm tôi.Mẹ nghẹn ngào nói:"Hồng!Con của mẹ!"Tôi òa khóc trong giây phút được gặp lại người mẹ kính yêu đã xa cách bao ngày.Đến bây giờ tôi mới có dịp nhìn kĩ mẹ hơn.Mái tóc của mẹ đã điểm vài sợi bạc.Những nếp nhăn của tháng ngày vất vả khó khăn bên xứ người hằn lên bên khóe mắt của mẹ.Chỉ có một điều ở mẹ mà tôi thấy không hề thay đổi,đó chính là nụ cười.Nụ cười của mẹ vẫn thật hiền dịu và đem lại cho tôi cảm giác yên bình ,hạnh phúc.Đang mải ngắm nhìn người mẹ hiền dịu đã xa cách bao ngày thì giọng mẹ vang lên khiến tôi hơi giật mình:
-Mẹ con mình ra ghế đá kia tâm sự đi.Lâu lắm rồi mẹ con mình không được nói chuyện với nhau.
Tôi gật đầu:
-Vâng ạ!
Tôi và mẹ ra hàng ghế đá thân thuộc ngày nào.Mẹ vuốt nhẹ lên mái tóc tôi và hỏi:
-Dạo này gia đình mình thế nào hả con?
Tôi liền trả lời:
-Mọi người vẫn khỏe mẹ à!Ông ngoại thì thỉnh thoảng bị thấp khớp.Còn các bác thì vẫn đi làm đều.Mọi người vẫn nhắc tới mẹ luôn đấy ạ.Ai cũng nhớ mẹ nhiều lắm.
Mẹ mỉm cười hiền dịu:
-Ừ!Vậy việc học của con bây giờ sao rồi?Con vẫn giữ ước mơ về sau trở thành phóng viên chứ?
Tôi nhanh nhảu trả lời:
-Việc học năm nay của con mệt và vất vả hơn những năm trước nhiều.Vì là năm cuối cấp nên ngoài học chính ở trên lớp ,con còn phải học thêm nhiều để củng cố kiến thức.Và để biến ước mơ được làm phóng viên thành hiện thực ,con vẫn đều đặn gửi bài cho báo đấy,mẹ à.Con sẽ không để mẹ và mọi người thất vọng đâu.
Lời nói của mẹ như truyền thêm niềm tin cho tôi:
-Ừ!Mẹ tin ở con.Phải cố gắng học cho giỏi con nhé.Dù có chuyện vui,buồn gì thì cũng phải tâm sự cho mẹ nghe.
Nghe giọng nói ấm áp của mẹ càng làm tôi thêm gần gũi mẹ hơn.Tôi biết rẳng ở phương xa-nơi đất khách quê người kia,mẹ vẫn luôn nhớ về tôi,dõi theo từng bước đi và quan tâm đến từng chuyện buồn vui của tôi.Tất cả những gì tôi làm được hôm nay đều nhờ đến lời động viên của mẹ.Tình yêu thương mà mẹ truyền cho tôi đã giúp tôi có nghị lực vượt qua những chông gai thử thách của đường đời.Tình mẫu tử thật thiêng liêng biết chừng nào!Đã bao lâu nay tôi vắng bóng hình ảnh người mẹ thân yêu mà giờ đây lại được ở bên cạnh mẹ,thật hạnh phúc làm sao!Tôi thầm nghĩ:"Mẹ à! Bây giờ mẹ con mình lại ở bên nhau rồi.Đừng rời xa con nữa,mẹ nhé..."Thế rồi tôi lại chìm vào những suy nghĩ,vào niềm sung sướng,hân hoan đang tràn ngập trong lòng.Rồi mọi vật bỗng trở nên nhạt dần,nhạt dần...
"Hồng ơi!Dậy đi em sao lại ngủ gật thế kia?Sắp sang năm mới rồi kìa.Em có dậy xem pháo hoa cùng gia đình không?"Tôi dụi mắt ,thấy chiếc đồng hồ đã sắp chỉ sang số 12.Tôi ngơ ngác nhìn quanh thì mới biết đó là một giấc mơ.Ngước mắt nhìn lên bầu trời đêm,pháo hoa sáng rực trời,một năm mới nữa lại đến rồi.Tôi thầm nhủ với trời đêm,với nàng tiên mùa xuân để mong nàng tiên mùa xuân gửi lời đến mẹ :"Mẹ ơi!Con nhớ mẹ nhiều lắm.Mẹ hãy sớm trở về với con,mẹ nhé!"

Câu trả lời:

Những ngày đầu mùa đông, trời trở lạnh, em đi ngủ sớm hơn mọi khi. Em nằm bên cạnh bà và được nghe những câu hát mượt mà của ngày xưa bà thường hay hát. Chắng mấy chốc, giọng hát ngọt ngào ấy đã đưa em chìm sâu vào giấc ngủ. Trong giấc mơ, em thấy ông nội trở về trò chuyện cùng với em.

Ông nội em năm nay cũng khoảng 70 tuổi nhưng ông đã không còn từ khi em mới bỡ ngỡ bước vào lớp một. Thời gian trôi qua thật nhanh, thấm thoắt cũng đã gần chục năm rồi em không đuợc sống bên cạnh ông, không đuợc nghe giọng nói ồm ồm chứa đựng bao tình thương của ông.

Em vẫn nhớ như in giấc mơ hôm đó, em thấy ông nội với hình dáng gầy gầy thân quen đi về phía em đang học bài. Em vui sướng chạy ra ôm chầm lấy ông. Đôi bàn tây ấm áp của ông nhẹ nhàng xoa lên đầu em rồi ông dắt em từ bàn học ra chiếc ghế nhỏ ngày xưa hai ông cháu dạy nhau tập đọc đặt ở phòng ngoài. Đã lâu lắm rồi mà nhìn ông vẫn không thay đổi là bao so với trước. Khuôn mặt vấn rạng ngời phúc hậu đã xuất hiện thêm nhiều nếp nhăn. Đôi mắt sâu hơi mờ đi nhưng đôi tai ông vẫn còn tinh lắm. Dường nhu chỉ có mái tóc bạc thêm là thấy rõ vì dấu ấn thời gian.

Ông hỏi han về tình hình học tập của em có tốt không? Em tự hào kể cho ông nghe về những thành tích mà mình đã đạt được. Nói đến đâu ông cũng gật đầu tỏ vẻ hài lòng và khen em đã có tiến bộ hơn ngày trước rất nhiều. Em cảm thấy ông rất vui và hãnh diện vì mình. Song ông vẫn nhắc nhở em phải biết lấy đó làm động lực để mình cố gắng. Ông mong em luôn chăm chỉ học tập, rèn luyện bản thân, không lúc nào được nguôi nhớ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của bố mẹ, thầy cô. Em ngồi im lặng và thấm thía những lời dạy đầy ý nghĩa của ông vào tâm trí. Rồi em hỏi thăm sức khoẻ của ông. Ông nói rằng ông rất khoẻ và luôn nhớ về mọi người. Ông hy vọng rằng em sẽ thay ông chăm sóc bà thật tốt. Em cảm động lắm, không biết nói gì em chỉ biết nhìn ông và gật đầu thay cho câu trả lời của mình. Ngồi nói chuyện được khá lâu, ông kể tiếp cho em nghe nhiều câu chuyện hay mà ngày trước ông vấn thường hay kể. hai ông cháu nói chuyện vui vẻ, giọng nói và tiếng cười ấm áp của ông vang khắp căn nhà bé nhỏ.

Trời về khuya hơn, màn đêm yên ắng, tĩnh mịch lạ thường. Em hỏi ông hay nói đúng hơn nó là lời trách móc ngây thơ rằng: “Sao ông không thường xuyên về thăm gia đình hay là ông đã quên mọi người? Lần này về ông phải ở đây thật lâu để chơi với chúng cháu”. Ông khẽ nói với em rằng: “ Hãy nhớ ông luôn ở bên cạnh mọi người”. Nói xong, ông lẳng lặng bước ra cửa, vì sợ phải xa ông em vội chạy theo nhưng hình ảnh ông cứ xa dần, chỉ thỉnh thoảng ông ngoảnh lại vẫy tay tạm biệt. Em khóc gọi theo ông. Thấy mình khóc, em tỉnh dậy thì ra những gì mình vừa thấy chỉ là mơ. Đó là một giấc mơ mà em không bao giờ quên được.

Em sẽ luôn ghi nhớ và trân trọng giấc mơ quý giá này. Em tin rằng dù không có thật nhưng mỗi lời nói, cử chỉ ông dành cho em đều là động lực để em vươn lên trong cuộc sống.

Câu trả lời:

“ Ta đi trọn kiếp con người
Vẫn không đi hết mấy lời mẹ ru”

( Nguyễn Duy)

Lời ru hay chính tình yêu thương bao la của người mẹ dành cho mỗi chúng ta không thể nào đong đếm được hết. Đứng trước công lao cao đẹp ấy, Bersot đã từng cất lời ca ngợi “ trong vũ trụ có lắm kỳ quan nhưng kỳ quan đẹp nhất là trái tim của người mẹ”
Câu nói là cách ví von đầy hình ảnh để khẳng định tình mẹ là vô cùng cao quý, thiêng liêng , bất tử… Trong câu nói “kỳ quan” là công trình kiến trúc đẹp, kỳ lạ, hiếm thấy, nó thường mang vẻ đẹp tuyệt vời khiến người ta ngưỡng mộ. “ Trái tim người mẹ” hay chính là tình cảm, tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ. Khi đồng nhất giữa “kỳ quan và “trái tim người mẹ” Bersot ắt hẳn muốn đề cao công lao, tình yêu thương vĩ đại của người mẹ, nó đẹp đẽ, bất tử và tuyệt vời hơn bất cứ kỳ quan nào mà con người được chiêm ngưỡng.
Trái tim của người mẹ là kỳ quan vĩ đại nhất, tình yêu thương của người mẹ là thiêng liêng, cao đẹp nhất. Bởi lẽ mẹ- người mang nặng đẻ đau suốt chín tháng mười ngày, người nuôi dưỡng ta khôn lớn, người chia sẻ vui buồn, dạy ta những bài học đầu tiên của cuộc sống… Trái tim mẹ không phải là cái gì đó vô hình mà nó được thể hiện trong những điều bé nhỏ, bình dị. Người mẹ sẵn sang hi sinh vô điều kiện để mang lại cho con những điều tuyệt vời nhất, đó là tình yêu thương cao cả mà suốt cuộc đời này con không thể nào thấu hết. Sống với trái tim của người mẹ, con người luôn được bao bọc bởi tình yêu thương. Lòng mẹ là nơi con xuất phát cũng là nơi con trở về, là bến đỗ bình yên trong cuộc đời mõi con người:

“ Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời long mẹ vẫn theo con”

( Chế Lan Viên)

Kể cả khi con có lớn khôn, trưởng thành thì trước lòng mẹ bao la, con vẫn luôn là đứa con bé bé bỏng. Mẹ yêu thương, theo con đến suốt đời. Là khi con thơ bé, từ lúc chào đời đã được mẹ dỗ dành, nâng niu, lớn hơn một chút nữa, mẹ chính là người nâng đỡ những bước đi đầu tiên. Rồi khi lớn lên, khi cuộc sống bon chen làm con mệt mỏi, lòng mẹ lại là bến đỗ bình yên vỗ về trái tim bé bỏng của con. Tình mẹ là vậy đấy, bình dị, giản đơn, nhưng nó vĩnh hằng và thiêng liêng hơn bất cứ một kỳ quan nào trong vũ trụ.
Tình yêu thương của người mẹ là vô bờ và những câu chuyện cảm động về tình mẫu tử xưa nay không bao giờ là hiếm. Ắt hẳn chúng ta còn nhớ câu chuyện của Trang Tử với bao lần chuyển nhà vì mẹ ông luôn mong muốn cho ông một môi trường tốt nhất để phát triển nhân cách. Vì con, người mẹ có thể làm, tất cả… tình cảm ấy thật đáng trân trọng biết bao!
Tuy vậy, trong xã hội vẫn luôn tồn tại những mặt trái của nó. Trên các trang mạng xã hội, mặt báo, không ít những thông tin về việc bạo hành trẻ em, hay những vụ việc bỏ rơi con ngay từ khi mới sinh ra. Nếu ai đã từng đọc câu chuyện trên dantri.com vào ngày 25/12/2015 không khỏi bàng hoàng trước vụ việc người mẹ xích con vào bình ga rồi đánh đạp dã man. Đó là những hành động nhẫn tâm, vô cảm khiến người đọc phải xót xa. Những người mẹ như thế tuy chiếm tỉ lệ không nhiều nhưng họ cũng tạo nên làn sóng phản ứng mạnh mẽ trong dư luận. Những hành động đó của họ cần phải bị phê phán, bài trừ, thậm chí phải bị kỷ luật nghiêm minh để cho tình mẫu tử luộn phát huy được những giá trị thiêng liêng và tốt đẹp của nó
Câu nói của Bersot là lời khẳng định, ngợi ca, tôn vinh những giá trị cao đẹp của tình mẹ, thức tỉnh những con người vô tâm, bất hiếu với bậc sinh thành. Bởi có những thứ qua đi không bao giờ lấy lại được. Vậy nên chúng ta hãy cố găng tu dưỡng để trở thành những con người có đạo đức tốt, nhân cách cao đẹp, để đền đáp những công lao, tình cảm của mẹ dành cho chúng ta. Với tôi, mẹ luôn là người tuyệt vời nhất, tôi luôn tự nhủ mình phải cố gắng để xứng đáng với những gì mẹ mong mỏi, để nụ cười trên môi mẹ sẽ luôn luôn được hé nở mỗi ngày.
Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ- những điều đức phật dạy sẽ luôn trở thành chân lý. Tình mẫu tử là tình cảm vô giá, là kỳ quan bậc nhất của nhân loại. Được sống,biết trân trọng và nâng niu tình cảm thiêng liêng ấy, cuộc sống của con người sẽ trở nên bền vững và ý nghĩa hơn bao giờ hết.

Câu trả lời:

Vốn không đồng tình với chế độ phong kiến bất công, thối nát, ông đã thể hiện kín đáo tình cảm ấy của mình qua tác phẩm Truyền kì mạn lục gồm hai mươi truyện ngắn, trong đó tiêu biểu là Chuyện người con gái Nam Xương.

Theo lời kể của tác giả ngay từ đầu tác phẩm thì Vũ Nương là một người con gái thuỳ mị, nết na lại có tư dung tốt đẹp. Và những phẩm hạnh ấy đã được bộc lộ trong những hoàn cảnh khác nhau.

Trong cuộc sống gia đình, Vũ Nương là người vợ hiền thục. Nàng lấy chồng là Trương Sinh, vốn là một người ít học, lại có tính đa nghi, phòng ngừa quá mức. Vì thế, nàng đã biết lựa tính chồng, giữ cho khả bất lìa, gia đình luôn được trong ấm, ngoài êm. Ta thấy Vũ Nương quả là một người vợ hiền, có ý thức giữ gìn hạnh phúc gia đình. Thế rồi đất nước xảy ra nạn binh đao, Trương Sinh phải đi lính, nàng lại càng bộc lộ rõ hơn phẩm chất tốt đẹp của mình. Lời nói, lời dặn dò trong cảnh tiễn chồng của nàng đã khiến mọi người cảm động: chỉ xin ngày về mang theo hai chữ bình yên. Vũ Nương là người không ham danh vọng mà luôn khao khát hạnh phúc gia đình, không những thế, nàng còn hiểu, thông cảm cho nỗi vất vả gian lao của chồng: chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường, giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao...

Thế rồi, nàng bày tỏ nỗi nhớ nhung khôn xiết của người vợ yêu chồng thủy chung: nhìn trăng soi thành củ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa...

Khi xa chồng, Vũ Nương luôn làm tròn bổn phận của người vợ hiền, dâu thảo. Nàng sinh con, quán xuyến công việc gia đình, chăm sóc mẹ già đau ốm. Đặc biệt khi người mẹ mất, nàng đã lo ma chay chu đáo như với cha mẹ của mình. Qua lời trăng trối của bà mẹ trước lúc lâm nguy tác giả đã gửi gắm tình hình của mình đối với nhân vật Vũ Nương, khẳng định công lao, nhân cách của Vũ Nương đối với gia đình: Trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu dỏng đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con không phụ mẹ.

Ta thấy ở Vũ Nương tập trung những phẩm chất cao quý truyền thống cùa người phụ nữ Việt Nam. Nàng xứng đáng được hưởng cuộc sống hạnh phúc. Thế nhưng thực tế oan nghiệt đã đẩy nàng vào cảnh ngộ bất hạnh, éo le, oan khuất. Nàng vốn dĩ là một người phụ nữ rất mực thuỷ chung, vậy mà bây giờ đây lại bị nghi oan thất tiết. Chỉ vì lời nói vô tình ngây thơ của con trẻ mà Vũ Nương bị chồng ruồng rẫy, hắt hủi, đánh đập đuổi đi, bị gán cho tội nhục nhã nhất đối với đức hạnh của người phụ nữ. Trương Sinh quả thực đã hồ đồ, cả ghen, không cho vợ được thanh minh. Những lời bênh vực của bà con hàng xóm cùng những lời phân trần giãi bày hết sức thê thảm không cứu được nàng thoát khỏi nỗi nhục nhã, vì mất danh dự, Vũ Nương hết lòng hàn gắn hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ bằng những lời than thấu tận trời xanh: Cách biệt ba nărn giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót.

Thế nhưng, lời lẽ không làm lung lay được thói độc đoán, gia trưởng hồ đồ của người chồng có máu ghen tuông mù quáng. Vũ Nương đã phải đau đớn, thất vọng đến tột cùng vì bị đối xử bất công, vì bất lực không có khả năng bảo vệ danh dự, niềm khát khao hạnh phúc gia đình bị tan vỡ: Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió... đâu còn có thể Lại lên núi Vọng Phu kia nữa.

Thế nhưng, lời nguyền thảm thương của Vũ Nương không giúp nàng thoát khỏi án oan nghiệt ngả. Là một người phục nữ có ý thức sâu sắc về phẩm giá, Vũ Nương đã quyết liệt tìm đến cái chết để bảo toàn danh dự chứ không chịu sống nhục. Nàng đã gieo mình xuống sông, kết thúc cuộc đời người phụ nữ bất hạnh.

Bằng cách xây dựng tình tiết truyện đặc sắc đầy kịch tính, tác giả cho ta thấy những cố gắng hết sức nhưng không thành của một người phụ nữ, để rồi phải chấp nhận số phận và nàng đã phải giải thoát kịch của cuộc đời mình bằng cái chết oan khuất. Sự việc này đã đẩy câu chuyện đến đỉnh điểm của sự việc. Đến khi Trương Sinh hiểu ra nỗi oan của vợ cũng bằng sự việc hết sức ngẫu nhiên mà hợp lí. Đó là khi bé Đản chỉ Trương Sinh cái bóng trên tường chính là cha của mình. Điều đó có ý nghĩa tố cáo vô cùng mạnh mẽ đối với chế độ phong kiến, chỉ một cái bóng cũng có thể quyết định số phận một con người, đẩy người phụ nữ nết na bất hạnh vào bi kịch không lối thoát.

Qua việc xây dựng bi kịch của Vũ Nương, Nguyễn Dữ đã bày tỏ thái độ xót xa thương cảm cùng niềm trân trọng đối với người phụ nữ. Thông qua bi kịch của Vũ Nương, nhà văn phản ánh bi kịch chung về số phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Những người phụ nữ ấy nết na, đức hạnh nhưng bị đối xử bất công, vô nhân đạo không có quyền sống hạnh phúc, không được che chở, bảo vệ số phận vô cùng mỏng manh, yếu ớt. Có lẽ vì thế mà truyện đã in sâu đậm vào trái tim người đọc, khiến ta mãi day dứt, xót xa, trào dâng niềm thương cảm nghẹn ngào.



Xem thêm tại: http://tin.tuyensinh247.com/phan-tich-ve-dep-va-so-phan-bi-kich-cua-vu-nuong-trong-chuyen-nguoi-con-gai-nam-xuong-c31a16585.html#ixzz4taEjfTwO

Câu trả lời:

Tình cảm gia đình là một nguồn cảm hứng bất tận đối với các thi sĩ, đã có rất nhiều tác phẩm làm xúc động lòng người khi viết về đề tài thiêng liêng này. Bài thơ “Bếp lửa” của tác giả Bằng Việt cũng viết về đề tài này, thắp sáng tình cảm gia đình bằng hơi ấm thấm đượm tình bà cháu nồng nàn. Bằng những vầng thơ theo dòng hồi tưởng, gợi nhớ về tuổi thơ của đứa cháu xa nhà, bài thơ “Bếp lửa” đã ca ngợi đức hi sinh, sự tần tảo và tình thương bao la của bà, đồng thời thể hiện sự kính yêu và lòng biết tha thiết của cháu đối với bà.

Ra đời vào năm 1963, bài thơ “Bếp lửa” đã tái hiện chân thật một khoảng kí ức tuổi thơ của người cháu bên bà của mình. Tuổi thơ của người cháu gắn liền với hình ảnh người bà thân thương và bếp lửa ấp iu nồng đượm khiến người cháu mỗi khi nhớ về lại có những cảm xúc vô cùng yêu thương xen lẫn cảm phục người bà của mình. Bài thơ không chỉ nói lên tình cảm của người cháu giành cho bà mình mà còn khẳng định rằng bếp lửa không chỉ làm ấm tình cảm bà cháu mà còn sưởi ấm một đời người.
Mở đầu bài thơ là hình ảnh bếp lửa khơi gợi cho người cháu nhớ về bà mình:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

Hình ảnh “bếp lửa” trong màn sương sớm đã được khắc họa giản dị nhưng rõ nét và sống động qua ba câu thơ. “Bếp lửa” có lúc sáng mãnh liệt, có lúc yếu, không định hình đã trở thành một đồ dùng, một hình ảnh gần gũi và quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày của người dân Việt Nam. Đó không chỉ là nơi để đun nấu mà còn là nơi sum họp, ghi dấu những niềm vui, nỗi buồn của mọi gia đình. Điệp ngữ “một bếp lửa” cùng với các từ láy “chờn vờn”, “ấp iu” đã gợi nên sự ấm áp, đầy tình thương yêu như tấm lòng bà. Từ “ấp iu” gợi lên sự khéo léo của bàn tay bà khi bà nhóm bếp lửa, tấm lòng yêu thương, chi chút của bà đến con cháu. Trong hồi tưởng của cháu, hình ảnh người bà luôn hiện diện cùng bếp lửa qua bao năm tháng. Hình ảnh của bà hiện lên một cách nhẹ nhàng nhưng vô cùng đẹp đẽ trong trái tim người cháu, bà vẫn luôn nhóm bếp lửa mỗi sáng mỗi chiều suốt cả cuộc đời. Hình ảnh “bếp lửa” là biểu hiện cụ thể và sinh động về sự tần tảo, chăm sóc và yêu thương của người bà đối với con cháu trong mọi hoàn cảnh khó khăn, gian khổ. Trước sự hy sinh của bà, người cháu luôn “thương bà biết mấy nắng mưa”. Từ đó làm bật lên tình cảm sâu nặng của người cháu một cách thật tự nhiên, không thể tà xiết vì những “nắng mưa”, khó nhọc vất vả của cuộc đời bà. Từ “thương” diễn đạt rất chân thật mà giản dị không chút hoa mỹ tấm lòng yêu mến bà của cháu.
Từ tình yêu thương và nỗi nhớ da diết, người cháu nhớ về kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà:

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy

Những vần thơ nhẹ nhàng như lời kể lại những năm tháng thơ ấu đầy gian khổ của cháu với bóng đêm của nạn đói năm 1945. Khi nhớ về những ngày thơ ấu gian khổ bên bà, người cháu nhớ về năm đói kém mà cháu sống trong sự cưu mang, tình yêu thương sâu đậm của bà khi bố phải đi “đánh xe”, để cháu lại quê nhà cho bà chăm bẵm. Các cụm từ ““đói mòn đói mỏi” đã diễn tả chân thật những cực khổ của hai bà cháu trong thời kì đó. Hình ảnh “bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy” đã cho thấy cái đáng sợ của giặc đói, tỉnh cảnh cực khổ của nhân dân ta dưới thời kì đó:

Con đói lả ôm lưng mẹ khóc
Mẹ đợ con đấu thóc cầm hơi
Kiếp người cơm vãi cơm rơi
Biết đâu nẻo đất phương trời mà đi!

Kí ức tuổi thơ và tình cảm đậm sâu của bà trong cháu vẫn cứ vẹn nguyên:

Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay

Người cháu vẫn như cảm nhận được mùi khói chất chứa đầy nỗi vất vả cực nhọc của hai bà cháu vẫn còn cay nồng nơi sống mũi, mùi khói “hun nhèm” cả kí ức tuổi thơ, chân thực và mang đầy nghĩa tình sâu nặng. Nơi sống mũi của người cháu cay nồng, lan tỏa trong tâm hồn người cháu không chỉ vì khói cay của rơm rạ, củi.. bị ướt sương mà còn là khói bom đạn, là khó khăn thiếu thốn trong chiến tranh và tình yêu thương con cháu da diết của bà. “Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay” đã thể hiện rất chân thực và xúc động niềm thổn thức của người cháu khi nhớ về những năm tháng tuổi nhỏ bên người bà kính yêu. Với những chi tiết và ngôn từ giản dị, chân thực, đoạn thơ đã thấm đượm bao tình cảm sâu nặng của người cháu với bà của mình.
Trong màn sương khói mờ mịt của thời thơ ấu, tác giả tiếp tục đắm mình trong những hồi tưởng về tuổi thơ ở cạnh bà:

Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!

Đoạn thơ như đang kể về một câu chuyện cổ tích nhưng lại làm hiện rõ những năm tháng khó nhọc đứa cháu lớn lên trong sự yêu thương, đùm bọc của người bà. “Tám năm ròng” kháng chiến đầy vất vả gian lao nhưng đối với tác giả đó là một khoảng thời gian thật đẹp, thật sâu sắc, vui buồn cùng bà bên bếp lửa của người cháu. Từ bếp lửa nhỏ bé thân thương, tuổi cháu trải dài trên “những cánh đồng xa” với tiếng chim tu hú vang vọng, gợi lại trong tâm hòn người cháu bao kỉ niệm khó quên về người bà, về bếp lửa. Từ đó gợi lên khoảng thời gian cháu đã bắt đầu tự lập, nhóm lên ngọn lửa tình cảm thắm nồng dành cho trong tim cháu. Tiếng chim tu hú lúc vang vọng lúc mơ hồ, lúc lại gần gũi, xót xa như giục giã, như khắc khoải gợi về miền thương nhớ, gợi về quê hương nơi có người bà giàu tình yêu thương với con cháu. Từ đó cho thấy tình cảnh vắng vẻ, cô quạnh và nỗi mong nhớ cha mẹ người cháu của cả hai bà cháu. Nhà thơ đang kể, bất chợt quay sang tâm sự “bà còn nhớ không bà?” để nhớ về những câu chuyện bà hay kể, nhớ những việc làm tận tụy đầy yêu thương của bà dành cho cháu. Âm thanh đồng quê gần gũi và bình dị của tiếng tu hú “tha thiết” như lời nói từ tấm lòng của cháu, tiếng quen thuộc đọng lại qua những lần bà “kể chuyện những ngày ở Huế”. Bằng nét thơ sáng tạo, người cháu đã thể hiện tình cảm của mình dành cho bà khi tâm sự chân thành với với những tiếng chim tu hú bình dị trên những cánh đồng xa. Tiếng chim tu hú trong khổ thơ làm cho không gian kỷ niệm có chiều sâu khiến cho nỗii nhớ của cháu về bà bỗng trở nên thăm thẳm và vời vợi.
Trong kí ức của mình, tác giả chẳng thể nào quên được dù bao nhiêu mùa tu hú đi qua thì bà vẫn luôn tảo tần, chăm sóc cháu:

Mẹ cùng cha công tác bận không về
Cháu ở cùng bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,

Những lời thơ bình dị đã thể hiện chân thật sự tận tình chăm sóc cháu của bà khi “mẹ cùnng cha công tác bận không về”. Tình thương của bà đối với cháu to lớn như biển trời bao la, bà đảm nhận vai trò của một người cha, một người mẹ và một người thầy. Bà chăm chút cho cháu từ cái ăn, cái mặc đến cả việc học hành. Bà dạy cho cháu những bài học làm người, chăm chút cho cháu dẫu bà phải vất vả lo toan bao điều. Từ "bà" được lặp lại nhiều lần cùng với cấu trúc "bà-cháu" sóng đôi gợi lên tình cảm gắn bó, ấm áp của tình bà cháu. Hình ảnh “nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc” mang đầy màu sắc trẻ thơ vô cùng đẹp đẽ, giản dị mà hàm súc. Hình ảnh ấy cho thấy cháu đã hiểu được những khó khăn của bà và yêu bà mình, ngày ngày giúp bà “nhóm bếp lửa” đỡ đần phần nào công việc của bà.
Tâm hồn cháu lúc này chỉ còn ngập tràn niềm yêu thương với bà, cháu trách những chú chim tu hú:

Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?

Bằng lời thơ tha thiết và trầm buồn, cháu như đang trách cứ những chú tu hú bay ngoài đồng xa không đến ở cùng bà để bà đỡ cô quạnh, buồn tủi hay tác giả đang trách chính bản thân mình vô tâm. Cách nói này đã bộc lộ kín đáo, ý nhị tình cảm thương yêu, xót xa của tác giả trước nỗi cô đơn và sự vất vả của bà.
Kỉ niệm cũ như những thước phim quay chậm về bà cháu trong chiến tranh:

Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh

Chiến tranh, một danh từ bình thường nhưng sức lột tả của nó thì khốc liệt vô cùng, nó đã gây ra đau khổ cho bao người, bao nhà. Và hai bà cháu trong bài thơ cũng trở thành một nạn nhân của chiến tranh: gia đình bị chia cắt, nhà bị giặc đốt cháy rụi… Trong hoàn cảnh ấy, người bà hiện lên thật đẹp với tấm lòng hy sinh cao cả. Từ “lầm lụi” thể hiện hình ảnh người bà củng như bao người hàng xóm lặng lẽ sớm hôm muốn chia sẻ gánh vác cùng con cháu những vất vả lo toan. Gian khổ là thế nhưng có được sự giúp đõ của hàng xóm, tình cảm của những người cùng cảnh ngộ, hai bà cháu đã dựng lại được “túp lều tranh”.
Bà vẫn chịu thương chịu khó cặm cụi vì không muốn con mình lo lắng:

Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày viết thưchớ kể này, kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

Chiến tranh gian khổ nhưng bà luôn “vững lòng”, chính phẩm chất cao đẹp ấy đã làm cho luôn tự hào khi cháu nhớ về bà.Lời dặn của bà chân thật và cảm động, chan chứa bao ý nghĩa từ tấm lòng bà văng vẳng bên tai cháu. Qua đó không chỉ thể hiện tình cảm yêu thươg con cháu của bà mà còn đề cao phẩm chất cao quý, đức hi sinh nhẫn nại của những người phụ nữ Việt Nam để yên lòng người nơi chiến tuyến. Trong ý thơ còn hàm chứa cả lòng khâm phục và kính trọng mà cháu dành cho bà, như tình cảm hướng về tổ quốc, về những người thân yêu.

Từ bếp lửa thân thương, cháu nghĩ đến ngọn lửa thắp sáng của người bà kính yêu:

Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẳn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng

Ba câu thơ như một nốt nhấn, một điệp khúc khó quên trong bản tình ca về bà cháu đầy thiêng liêng và cao quý. Hình ảnh ngọn lửa toả sáng trong câu thơ có sức truyền cảm mạnh mẽ. Giữa những mất mát đau thương bà vẫn ngày ngày nhóm bếp lửa, chất chứa bao nét đẹp ý nghĩa, sự tinh tế, bình dị đơn sơ và tình yêu thương của cháu với bà. “Rồi sớm rồi chiều” bà vẫn nhen lên ngọn lửa như nhen nhóm lên trong lòng người cháu một tình cảm rộng lớn, ấp ủ bằng tình thương bao la dạt dào suốt cuộc đời bà luôn dành cho cháu. “Bếp lửa” của tình yêu gia đình, quê hương giờ đây đã trở thành một “ngọn lửa” mang đậm giá trị biểu tượng, bếp lửa ấy được bà nhem lên từ ngọn lửa trong lòng bà. Ngọn lửa ấy là ngọn lủa của tình yên thương, ngọn lửa của niềm tin vào kháng chiến, ngọn lửa ấm nồng như tình bà cháu, ngọn lửa đỏ hồng soi sáng cho con đường cháu đi. Qua đó hình ảnh người bà hiện lên tuy mộc mạc nhưng rất rực rỡ, bà luôn cần cù chắt chiu, giàu nghị lực và đức hi sinh cao cả như bao người phụ nữ Việt Nam trong cuộc kháng chiến.
Đi qua những hồi ức, tác giả chợt suy ngẫm về cuộc đời bà với triết lí sâu xa:

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Với cảm xúc “biết mấy nắng mưa” được lặp lại từ khổ 1 như một điểm nhấn nói về rất nhiều “lận đận”, nhiều “nắng mưa” của cuộc đời bà. Thế nhưng bà vẫn luôn âm thầm chịu đựng, cần mẫn và chu đáo chăm lo cho con cháu của mình. Dù đã “mấy chục năm” đi qua gian khổ nhọc nhằn nhưng bà vẫn giữ “thói quen dậy sớm”, bà vẫn gian nan, vất vả tưởng như không bao giờ dứt. Cháu vẫn thương mãi thói quen của bà, thương bà nhóm bếp lửa yêu thương suốt cả cuộc đời cháu. Bả đã nhóm lửa bằng cả lòng đôn hậu để những vần thơ của cháu thấm đẫm tình cảm sâu nặng và lòng biết ơn sâu sắc.
Chiến tranh đã đi qua, nhưng bà ngày ngày vẫn nhóm bếp:

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng-bếp lửa!

Điệp từ nhóm được nhắc lại bốn lần mang bốn nghĩa khác nhau, vang lên theo từng cung bậc tình cảm lớn dân, tỏa sáng dần nét "kỳ lạ", thiêng liêng và nhất là tình nghĩa của bà. Đó như là một lời khẳng định bà chính là người nhóm lên trong lòng cháu ngọn lửa bằng đức hi sinh cao cả, thể hiện niêm xúc động thiết tha, kết lại trong miền kí ức của người cháu. Bà “nhóm tình yêu thương khoai sắn ngọt bùi” dạy cho cháu tình yêu xóm làng, yêu mảnh đất quê hương nghèo khổ, bà “nhóm nồi xôi gạo mới xẻ chung vui” dạy cho cháu biết yêu thương, san sẻ với mọi người. Cuối cùng, người bà kỳ diệu ấy "nhóm dậy", thức tỉnh và bồi đắp cho đứa cháu về tâm hồn và cách sống, bà còn là người truyền lửa và giữ cho ngọn lửa ấm lòng cháy sáng trong lòng mọi người. Người bà kì diệu như vậy ấy, rất giản dị nhưng có một sức mạnh kì diệu tứ trái tim, ta có thể bắt gặp người bà như vậy trong “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh:

“Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng.”

Âm điệu thơ này dạt dào như sóng, lan tỏa như lửa ấm như đó chính là cảm xúc đang dâng trào, đang tỏa ấm trong trái tim nhà thơ.Mỗi câu, mỗi chữ cứ hồng lên, nồng ấm biết bao tình cảm nhớ thương về bà. Câu thơ “Ôi kì lạ và thiêng liêng-bếp lửa” bộc lộ rõ nhất thái độ kính trọng và cảm xúc đang dâng trào ào ạt trong tâm hồn người cháu. Câu thơ chỉ có 8 chữ mà có sức khái quát cả suy nghĩ lẫn tình cảm của tác giả đối với bếp lửa gắn liền hình ảnh người bà, với cách ngắt nhịp là một dấu lặng đầy nghệ thuật chứa đựng bao cảm xúc và suy nghĩ không thể diễn tả hết bằng ngôn từ.
Chính tấm lòng của bà đã khiến cho cháu có thể quên đi dù cháu đã trường thành:

Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...

Đoạn thơ đã đúc kết thật đằm thắm lòng thương nhớ, kính yêu và biết ơn bà sâu sắc. Bao năm dài đằng đẵng, đứa cháu giờ đã khôn lớn sống trong một khung cảnh mới, một cuộc đời mới đầy đủ và ấm no nhưng chẳng thể nào nguôi nhớ về bà. Đặc biệt câu hỏi tu từ “sớm mai này bà đã nhóm bếp lên chưa?” đã người cháu chẳng thể quên được bếp lửa thân thương. Câu hỏi khép lại bài thơ đã để lại sức ám ảnh day dứt như nhắc nhở người cháu phải nhớ về bà, phải nhớ về bếp lửa quê hương.

Bằng những lời thơ trong sáng, bình dị và giàu chất trữ tình, âm điệu thơ trữ tình sâu lắng và hình tượng “bếp lửa” mang đầy ý nghĩa và những hình ảnh ẩn dụ sâu sắc, bài thơ mang triết lí sâu xa, thầm kín. Những gì là thân thiết của tuổi thơ mỗi ngưởi có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Tình yêu thương và lòng biết ơn bà là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương và đó cũng là sự khởi đầu của tình yêu con người, tình yêu đất nước.

​Qua những hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thảnh, bài thơ Bếp lửa đã gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với gia đình, quê hương, đất nước. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự, bình luận và sự sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bếp lửa gắn liền với người bà “Bếp lửa” là một ài học đạo lí thao thiết. Bài thơ nhắc nhở ta về lối sống thủy chung ân nghĩa, có lòng biết ơn, đối xử ân nghĩa với gia đình, láng giềng và quê hương, cội nguồn dân tộc.

Câu trả lời:

Đề 1:

Pari ngày....tháng....năm....
Hải Anh thân mến!
Hải Anh à,chắc hẳn rằng bạn sẽ rất bất ngờ khi nhận được bức thư này.Dạo này bạn khỏe chứ?Đã 20 năm rồi kể từ ngày lớp mình chia tay chúng mình chưa từng gặp lại nhau.Cuộc sống ở Anh thế nào?Có gì khác so với ở Việt nam không?Dưói cái chốn đong ngưòi tấp nập ấy có lẽ bạn không còn nhớ tới mình nhưng mình thì rất nhớ bạn đấy,người bạn thân yêu à.Mình có một chuyện muốn kể với bạn nhưng mình tin chắc rằng bạn sẽ không thể ngờ được đâu.Đó là mấy tuần trước,mình về quê thăm họ hàng,tình cờ mình đã về thăm lại ngôi trường cũ khi xưa chúng mình từng ngồi học và có biế bao kỉ niệm êm đềm,ngôi trường THCS Tân Dân thân yêu!
Hôm ấy là vào một ngày đầu hè nắng chói chang,bầu trời trong xanh cao vời vợi,mình đã bước qua cánh cổng cổng mang tên Thcs Tân Dân ấy để bước vào khuôn viên trường.Ngôi trường xưa đã hoàn toàn thay đổi khiến mình rất ngạc nhiên.Trường đã xây rộng hơn rất nhiều,có ba dãy nhà,hai dãy nhà ba tầng là các phòng học và một dãy hiệu bộ.Trường được phủ một lớp sơn màu vàng sáng làm nổi bật dòng chữ:Tiên học lễ hậu học văn.Trường rất rộng có cả sân bóng và hồ bơi nữa.Giữa sân là một cây bàng già,cổ thụ,tán lá to xanh mướt, che rợp bóng mát sân trường.Bạn có nhớ không, đó là cây bàng mà hồi lớp 9A chúng mình trồng trước khi ra trường ấy.Thật không thể tin nổi rằng nó có thể lớn thế này rồi.Xung quanh vuờn trồng rất nhiều cây,có cả vườn sinh vật nữa.Tại một góc sân trường,một cây phượng với những cánh hoa nở đỏ rực như ngọn lửa giữa trời.Và bạn biết không, mình đa nhớ lại ngày xưa khi chúng mình vẫn ngồi ôn bài,đọc truyện dưới gốc cây ấy và thi nhau nhặt những cánh phượng làm hình những con bướm kẹp trong trang vở....
Dọc theo dãy hành lang dài là các lớp học khang trang,sạch đẹp,Bàn ghế,bảng đen..đều đã được thay mới và còn có điều hòa,máy chiếu,tivi,máy vi tính hết sức tiện nghi.Những thiết bị dạy học,mô hình nghiên cứu,thiết bị điện tử giúp việc dạy và học được tốt hơn.Mình chợt đi qua lớp học ngày ấy,có lẽ dù thời gian đã qua lâu rồi nhưng hình nư mình nhận ra những kỉ niệm một hời của lớp mình vẫn còn nguyên đó.29 học sinh ngồi dưới máii truòng thân yêu cùng nhau chơi đùa,học tập,những cảnh ấy làm sao mà mình quên được.Nhớ sao những trò quậy phá,những ánh mắt tinh nghịch và cả những lúc quay bài nữa...không hiểu sao khi nhớ đến đấy mình lại cưòi một mình,có phải đó là một niềm vui rất ngô nghê không?Trường còn có cả thư viện lớn với rất nhiều sách báo và cả canteen nữa.Có lẽ trường đã thay đổi quá nhiều so với tưởng tượng của mình trước đó.Và..mình đa xgawpj lại cô giáo chủ nhiệm hồi ấy của bọn mình..cô Hà.Mình đã cạy đén ôm chằm lấy cô như muốn lấp đầy khoảng trống nỗi nhớ trong tim vậy.Cô đã béo hơn trước rất nhiều suywts chút nữa thì mình không nhận ra đấy.Mái tóc cô đã điểm bạc,cũng ngàoi 50 tuổi rồi còn gì nhưng cô vẫn dốc hết mình cho sự nghiệp giáo dục, dạy dỗ những mầm non tương lai của đất nước.Cô cũng rất sững sờ khi nhìn thấy mình và những niềm vui trong lòng mình lại nở rộ lên.Cô đã đưa mình đi thăm trường vàddax biết trường mình đã đạt chuẩn quốc giddayssa và còn có rất nhiều học sinh đạt giải cao trong các kì thi tỉnh,huyện, và quốc gia.Bọn trẻ bây giờ sướng thật,có trường học tiện nghi thế này,lại được các thầy cô dạy dỗ chỉ bảo tận tình,ôi sao tự dưng mình thấy ghen tị với bọn chúng quá.Cô Hà đưua mình vào văn phòng Đoàn trường,nơi chứa những thành tích,bằng khen và sự cố gắng của trường trong suốt bao năm qua.Mình đã nhìn thấy một bức ảnh nhỏ gần giữa căn phòng,đó là bức ảnh mình,bạn,Hằng và Huy cầm trên tay giải thưởng học sinh giởi tỉnh hồi đó.Mình cũng đã gặp lại Hằng cách đây 2 năm,bạn ấy đang là một nhà báo xuất sắc.MÌnh cùng cô Hà đi thăm các thầy cô giáo trong trường.Rất nhiều thầy cô dã nghỉ hưu,các thấy cô dạy mình hồi đó chỉ còn cô Hà,thầy Hân và cô Huyền.CÁc thầy cô giáo mới đến,có cô còn trẻ hươn cả tuổi mình nữa nhưng luôn có một lòng nhiệt huyết,yêu nghề.Đưng từ trên cao nhìn xuống sân trường nhộn nhịp mình lại nhớ ngày xưa,lòng chan chứa những kỉ niệm.Chợt mình muốn quay trở lại thời ấy một lần nữa,để được là một học sinh dưới ngôi trường này,dưói bàn tay che chở,thương yêu của các thầy cô giáo.
Ngay lúc này đây,tại nơi đất khách quê người,giữa chốn kinh đô thời trang hoa lệ này mình vẫn còn nhớ như inhwungx cảm giác xao xuyến của ngày hôm ấy khiến mình nhớ trường nhớ bạn,nhớ thì học sinh.Xa trường bao năm rồi mà hôm ấy về thăm trường cũ mình lại có cảm giác gần gũi,thân thiết như xưa.Và giờ đây mình đang nhớ đến bạn,từ nơi xa kia không biết bạn có thể hiểu được lòng mình hay không nhưng mình mong và hi vọng một ngày nào đó,khi trở về quê hương Việt Nam yêu dấu, mình và bạn sẽ nắm tay như thời còn thơ ấy,thăm lại ngôi trường này và cùng nhau ôn lại những kỉ niệm đẹp.Hải anh à,hãy nhớ đén lời đề nghị này của mình nhe.Trả lời mình càng sớm cang tốt.Chúc cho bạn sẽ có một cuộc sống hạnh phúc và gặt hái được nhiều thành công.Mong thư bạn nhiều.
Người bạn thân yêu
Hoàng thị Ngọc Lan

Đề 2:

Tuổi thơ của tôi là những tháng ngày vui vẻ bên người ông kính mến. Bởi lẽ đó mà ông là người tôi yêu quý nhất, nhưng ông đã đi xa, ông đã yên nghi cách nay bảy năm rồi. Tôi chi biết nhớ thương và lưu giữ bóng hình ông nơi sâu thẳm của trái tim mình, để rồi tôi gặp ông trong giấc mơ – một giấc mơ thật ý nghĩa đối với tôi trong đêm ba mươi tháng chạp vừa qua.

Hôm ấy, cả nhà đang đón giao thừa. Một đêm xuân mở đầu cho năm mới. Những chùm pháo hoa bay tít trên cao, tỏa ngàn tia sáng nhấp nháy. Đất trời rạo rực. Tôi cùng gia đình quây quần quanh bếp lửa đỏ hồng, náo nức chờ thời khắc bước sang năm mới. Thế rồi, tôi ngả mình trên chiếc võng và thả hồn theo những đốm lửa đang bay như vệt sáng sao trời. Giấc ngủ say nồng đã đến với tôi.

Bỗng một tiếng nói vốn dĩ đã quen thuộc ấm áp vang lên: “Cháu của ông ngủ ngon quá nhỉ?” Tôi ngước mắt nhìn lên, một ông cụ trạc tám mươi tuổi, râu bạc trắng, tóc búi củ hành, ăn mặc như một ông tiên, chân đi guốc mộc, đang nhìn tôi mỉm cười. Tôi như nín thở khi nhận ra người ông đã quá cố của mình. Tôi chạy đến ôm chân ông, ôm thật chặt như sợ ông biến mất một lần nữa. Ông ngồi xuống chiếc võng cùng tôi, xoa đầu tôi rồi hỏi thăm tôi về chuyện học hành. Tôi phấn khởi kể cho ông nghe thành tích học tập của mình, ông gật đầu mỉm cười rồi đưa tay vuốt nhẹ hàm râu trắng như cước trên khuôn mặt hiền từ, phúc hậu như ngày nào. Ông khuyên tôi phải nghe thầy, đua bạn học giỏi hơn nữa. Ông bảo:

– Cháu phải hứa với ông là sệ cố gắng học tập để sau này thành tài, sẽ vâng lời bố mẹ để chứng tỏ mình là đứa con hiếu thảo!

Tôi gật đầu vâng dạ rồi lại đòi ông kể chuyện về cuộc sống của ông, đòi ông kể chuyện cổ tích, ông đã kể cho tôi nghe, ông lại dẫn đi thăm vườn cổ tích, ông biết tôi thích dạo chơi cùng ông, thích đi dạo vườn hoa vào mỗi buổi chiều xuân hửng ấm. Vừa đi dạo ở vườn cổ tích lại vừa nghe ông rủ rỉ giảng về đời sống các loài cây, tôi cảm thấy mình tràn ngập niềm vui sướng. Có lẽ vui sướng nhất là được gặp ông sau bảy năm dài xa cách. Vì vui quá nên tôi đâu biết rằng đây chỉ là giấc mơ. Tôi chỉ biết ông đã về, ông còn sống như ngày xưa và tôi lại chỉ biết nũng nịu với ông, đòi ông kể chuyện, đòi dẫn đi chơi, đòi ông hái hoa thơm, quả ngọt như ngày nào. Tôi định hỏi ông thêm về cuộc sống các loại côn trùng đang rỉ rả trong lòng đất, thì bỗng có tiếng gọi: “Khuya quá rồi, lên giường đi ngủ thôi còn!” Tôi mở mắt. Thì ra là một giấc mơ, giấc mơ tuyệt đẹp đã đưa tôi trở lại một thời tuổi thơ đầy hạnh phúc.

Nhìn bàn thờ gia tiên đang tỏa khói hương, nhìn những câu đối được bố treo trên vách tường, tôi lại nhớ lời khuyên nhủ của ông. Nó như mạch nước ngầm chảy mãi trong tôi. Lời răn của ông sẽ mãi in sâu vào tâm khảm tôi. Cổ lẽ đây là một giấc mơ vô cùng ý nghĩa trong cuộc đời tôi.
Tôi nguyện chăm ngoan, học giỏi để ông tôi được yên lòng nơi chín suối.