Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Phú Yên , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 54
Số lượng câu trả lời 76
Điểm GP 10
Điểm SP 186

Người theo dõi (21)

ML
LT
H24
NT

Đang theo dõi (5)


Câu trả lời:

Trẻ trồng na, già trồng chuối: là câu tục ngữ dân gian nói về kinh nghiệm gieo trồng. Theo kinh nghiệm dân gian thì na là loại cây chậm lớn, nếu chúng ta muốn có cây na to thì phải trồng từ lúc chúng ta còn rất trẻ. Còn chuối là loại cây lớn rất nhanh. Những người tuổi đã già trồng chuối vẫn có thể hưởng thụ thành quả lao động của mình.

Bán anh em xa, mua láng giềng gần: Thực ra ở đây không có chuyện mua bán gì cả. Câu này có ý khuyên răn người ta nên ăn ở có tình có nghĩa, vui vẻ với hàng xóm láng giềng kề bên. Bởi anh em họ hàng dù là thân tình, máu mủ nhưng ở xa thì nếu có việc khẩn cấp, nghiêm trọng không thể có mặt nhanh chóng để giúp đỡ bằng người ngoài nhưng ở gần mình. Nước xa thì không cứu được lửa gần mà.

Một giọt máu đào hơn ao nước lã: “Giọt máu đào” tượng trưng cho những thành viên trong cùng một gia đình, cùng chung mối quan hệ huyết thống, còn “ao nước lã” tượng trưng cho những người không có chung quan hệ huyết thống. Tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuật đối lập “một-ao” rất khéo léo và tinh tế để khẳng định tính chất của câu tục ngữ. Mặc dù chỉ là một giọt máu đào bé nhỏ, ít ỏi nhưng nó vẫn quý hơn một ao nước lã. Những người có quan hệ họ hàng với nhau dù xa xôi cách mấy đời thì vẫn quý hơn những người luôn ở gần chúng ta nhưng không có quan hậ họ hàng gì. Tóm lại, câu tục ngữ trên đã đề cao mối quan hệ huyết thống trong gia đình.

Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn: Bầy là đàn là lũ. Ngựa chạy có bầy thì mới thi nhau chạy khoẻ. Chim cũng vậy, có bay với bầy bạn thì mới đua nhau bay cao. Câu này lấy vật ra làm thí dụ, ngụ ý khuyên người đời: làm việc gì cũng cần có bầy có bạn thì mới nô nức thi đua mà làm.

Con sâu bỏ rầu nồi canh: là câu tục ngữ chỉ việc một cá nhân có những hành vi xấu, không tốt đã làm ảnh hưởng đến cả tập thể xung quanh. Cũng giống như việc một nồi canh đáng lẽ là nồi canh ngon, nhưng chỉ vì trong đó có một con sâu mà đã làm nồi canh trở nên không còn giá trị và có thể bị bỏ đi. Vậy nên đừng để những mục đích cá nhân nhỏ nhặt mà làm ảnh hưởng đến tập thể, đó là hành động ích kỷ, xấu xa, không biết vì mọi người xung quanh.

Chúc bạn học tốt ^.^

Câu trả lời:

Trong dòng văn thơ cổ Việt Nam có 2 nữ thi sĩ được nhiều người biết đến đó là Hồ Xuân Hương và bà Huyện Thanh Quan. Nếu như thơ văn của Hồ Xuân Hương sắc sảo, góc cạnh thì phong cách thơ của bà Huyện Thanh Quan lại trầm lắng, sâu kín, hoài cảm…

Chẳng vậy mà khi đọc bài thơ “Qua Đèo Ngang ” người đọc có thể thấu hiếu bức tranh vịnh cảnh ngụ tình sâu sắc , kín đáo của nhà thơ .

Nhà thơ mở đầu bài thơ bằng việc tả cảnh đèo nhìn từ trên cao. Khi bóng chiều đã xế, có đá núi, cây rừng, có bóng tiều phu di động, có những mái nhà ven sông… mà sao heo hút, đìu hiu đến nao lòng.

Bước tới đèo ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá lá chen hoa…

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà.

Cảnh gợi lên trong tâm hồn tình cảm của con người giọt buồn, giọt nhớ …. Trời đã xế chiều, bóng đã dần tàn … cảnh tượng ấy rất phù hợp với tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan lúc này . . Đó là nỗi u hoài, gợi buồn trước sự đổi thay của xã hội . Thế nên nhà thơ Nguyễn Du cũng đã nói :

“Cảnh nào cảnh chẳng gieo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ”

Cảnh vật ở đây cũng thật sinh động đấy : Có cả cỏ với cây điểm thêm lá và hoa nhưng tất cả lại được hiển hiện trong hoạt động “chen chúc”. Đứng trước cảnh tượng đó khiến cho con người càng gợi lên sự hoang mang, khiếp hãi. Cảnh vật thì bao la làm cho tâm hồn con người đã hiu quạnh, đơn chiếc tăng thêm sự cô đơn, vắng lặng gần như hoàn toàn trống trãi. Nhà thơ quan sát tổng thể cảnh nơi đây. Con người xuất hiện. Nhưng con người càng tô đậm thêm sự buồn vắng. Chính cảnh tượng ấy càng tạo cho nhà thơ những cảm giác hiu quạnh, tẻ nhạt, trống trải.

Tức cảnh sinh tình :

Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Dừng chân đứng lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta.

Nỗi nhớ thương, đau đớn đến tận cùng của lòng người với nhà, với nước, với thân phận cô đơn của mình lại được cộng hưởng bởi những âm vang trong tiếng kêu khắc khoải không dứt của chim cuốc giữa đỉnh cao chon von, nhìn lên chỉ thấy trời cao, nhìn xa chỉ thấy mây nước vời vợi…

Nhà thơ đã lắng nghe âm thanh của cảnh Đèo Ngang . Nhưng đó không phải là tiếng kêu của loài chim cuốc, chim đa đa . Mà nói cho đúng đó chính là tiếng lòng của nhà thơ . Nhà thơ mượn hình ảnh loài chim cuốc muốn gợi sự tiếc nuối về quá khứ, triều đại nhà Lê thời kì vàng son, hưng thịnh nay không còn nữa. Gia tộc của nhà thơ vốn trung thành với nhà Lê nhưng không thể nào theo một chế độ đã thối nát. Vả lại đây là lần đầu tiên có lẽ nhà thơ xa nhà nên “cái gia gia” gợi nỗi thủy chung, thương nhớ quê nhà. Cảnh vật vắng lặng, đơn chiếc, xót xa , buồn bã . Càng làm cho nhà thơ mỗi lúc nỗi buồn hoài cảm càng tăng .

Dừng chân đứng lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta.

Cả thân xác lẫn tâm linh của nhà thơ hoàn toàn tĩnh lặng . Nhà thơ cảm nhận thế giới thiên nhiên nơi đây thật rộng khoáng, bao la . Trong khi đó, con người chỉ là “một mảnh tình riêng”. Con người mang tâm trạng cô đơn, trống vắng hoàn toàn. Thiên nhiên với con người hoàn toàn đối lập với nhau càng làm nổi bật tâm trạng cô đơn, phủ nhận thực tại của nhà thơ .

“Qua Đèo Ngang” là một bài thơ trữ tình đặc sắc . Với cách sữ dụng ngôn từ trang nhã nhưng rất điêu luyện đã giúp người đọc thấy được bức tranh vịnh cảnh ngụ tình sâu kín . Cảnh Đèo Ngang thật buồn vắng phù hợp với tâm trạng con người cô đơn hoài cảm . Từ bài thơ, cảm thụ tâm cảm của nhà thơ , ta càng cảm thông nỗi lòng của tác giả và kính phục tài năng thi ca của bà Huyện Thanh Quan .

Câu trả lời:

Many people in the world do volunteer work. Each nation has a lot of people who voluntarily take care of others. Even though who you are and how much your age is……… you all do volunteer work. There are many volunteer works such as visiting old or sick people, teach poor children……… and so on, however, have you ever thought that why do people do volunteer work?
It is sure that there are many reasons for it.
In my opinion, there are five main reasons why people do volunteer work. The first reason, I think that it is humanity. People , who feel lucky and have a good life, share the feelings of the poor, the injured, the disables……….and so on. Thus, they want to share with them difficulties and sadness, give small helps to them which can help them overcome troubles. They want to bring happiness to poor and disabled children as well as boys who no longer have fathers and girls who no longer have mothers. They want to help these children be gone to school and teach them things which they usually learn from their parents. Besides, they take care of old and sick people because they consider them as their relatives and hope to help them pass over loneliness and sickness. They also want to their kids about humanity. They teach them to love and help others. Secondly, people do volunteer work because it is their interest in free time, perhaps.” Instead of listening to music or playing games….. we like to do volunteer works. It is really interesting and we can also help others.” Some people shared. Thirdly, some people do it because it is their work. These people usually work in voluntary organizations. They are paid for it. The fourth reason, people who not only want to help but they also train their ability in activities of society, do volunteer work. They think it can both help others and train themselves. They also find out friends or people who have sympathy with them. Finally, above all things, people do volunteer work because they think that the happiest people in the world are those who help to bring happiness to others. It is one of the most successes in their life.
In a word, volunteer work is a happiness, right?!

Do you like it?