Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Gia Lai , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 18
Số lượng câu trả lời 90
Điểm GP 4
Điểm SP 80

Người theo dõi (69)

HA
H24
NL
PN

Đang theo dõi (12)

H24
HD
QD
SP
HL

Câu trả lời:

a, Sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ:

Nhận xét

◦ Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tôg hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất so với trước .Triều đình có đầy đủ các bộ ,tự ,các khoa và các cơ quan chuyên môn. Hệ thống thanh tra giám sát giám sát được tăg cường từ triểu đình đến địa phương

◦ Các đơn vị hành chính và bộ máy chính quyền cấp xã được tổ chức chặt chẽ .

b, Đặc điểm tổ chức quân đội thời Lê Sơ:

‐Thực hiện chính sách Ngụ binh ư nông.

‐ Quân đội gồm 2 bộ phận: Quân triều đình và Quân địa phương: bộ binh,thủy binh,tượng và nghị binh.

‐Vũ khí: đao,kiếm,cung tên,hỏa đồng,hỏa pháo. Kiên quyết bảo vệ vùng biên giới Tổ quốc.

Đặc điểm tổ chức quân đội thời Trần:

‐Quân đội tuyển chọn theo chính sách "ngụ binh ư nông", "quân lính cốt tinh nhuệ,không cốt đông". Học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ.

‐Bố trí tướng giỏi đóng quân ở các vùng hiểm yếu. Nhất là vùng biên giới phía Bắc.

Giống nhau:

‐Đều tuyển chọn theo chính sách "ngụ binh ư nông".

‐Đề cao giữ gìn và bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Khác nhau:

‐Thời Lê Sơ:

+ Bộ máy tố chức quân đội gồm 2 bộ phận.﴾Có sự sắp đặt﴿

+ Vũ khí đa dạng,sắt bén.

‐Thời Trần:

+ Bộ máy tổ chức quân đội không có sự sắp đặt.

+ Vũ khí thô sơ: cuốc,cày,.....

c,

Điểm tiến bộ trong luật Hồng Đức là nó có một tiến khá căn bản trong việc cải thiện địa vị của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Vai trò của người phụ nữ đã được đề cao hơn rất nhiều so với các bộ luật đương thời trong khu vực. Nó cho thấy người vợ có quyền quản lý tài sản của gia đình (khi chồng chết) và họ có quyền thừa kế như nam giới.[7]

Điểm thứ hai, là hình phạt cho phạm nhân nữ bao giờ cũng thấp hơn so với phạm nhân nam. Ví dụ: Điều 1 quy định trượng hình chỉ đàn ông phải chịu: "Từ 60 cho đến 100 trượng, chia làm 5 bậc: 60 trượng, 70 trượng, 80 trượng, 90 trượng, 100 trượng, tuỳ theo tội mà thêm bớt. Xử tội này có thể cùng với tội lưu, tội đồ, biếm chức, hoặc xử riêng chỉ đàn ông phải chịu." Điều 680: "Đàn bà phải tội tử hình trở xuống nếu đang có thai, thì phải để sinh đẻ sau 100 ngày mới đem hành hình. Nếu chưa sinh mà đem hành hình thì ngục quan bị xử biếm hai tư; ngục quản bị đồ làm bản cục đinh. Dù đã sinh rồi, nhưng chưa đủ hạn một trăm ngày mà đem hành hình, thì ngục quan và ngục lại bị tội nhẹ hơn tội trên hai bậc. Nếu đã đủ 100 ngày mà không đem hành hình, thì ngục quan hay ngục lại bị tội biếm hay tội phạt"..

Điểm thứ ba, nó thể hiện chính sách trọng nông của triều Lê. Bộ luật trừng phạt rất nặng các tội như phá hoại đê điều (điều 596), chặt phá cây cối và lúa má của người khác (điều 601), tự tiện giết trâu ngựa (điều 580) v.v Những điều luật trong Quốc Triều Hình Luật đã xác định trách nhiệm của nhà nước thông qua trách nhiệm của hệ thống quan lại nhằm đảm bảo cuộc sống tối thiểu của người nghèo khổ trong xã hội (Điều 294; Điều 295).

Điểm thứ tư, luật Hồng Đức có nhiều quy định thể hiện tính chất nhân đạo, thể hiện sự quan tâm và bảo vệ dân thường. Ví dụ: Điều 17 Quốc Triều Hình Luật quy định: "Khi phạm tội chưa già cả tàn tật, đến khi già cả tàn tật mới bị phát giác thì xử theo luật già cả tàn tật.Khi ở nơi bị đồ thì già cả tàn tật cũng thế. Khi còn bé nhỏ phạm tội đến khi lớn mới phát giác thì xử tội theo luật lúc còn nhỏ". Quốc Triều Hình Luật còn thể hiện chính sách khoan hồng đối với người phạm tội tuy chưa bị phát giác và tự thú trước (trừ phạm tội thập ác hoặc giết người). Điều 18 và điều 19: "Phàm ăn trộm tài vặt của người sau lại tự thú với người mất của thì cũng coi như là thú ở cửa quan". Điều 21, 22, 23, 24 của Quốc Triều Hình Luật quy định cho chuộc tội bằng tiền (trừ hình phạt đánh roi vì cho rằng đánh roi có tính chất răn bảo dạy dỗ nên không phải cho chuộc).

Điểm thứ năm, luật Hồng Đức vừa tiếp thu có chọn lọc tư tưởng của Nho giáo vừa phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc. Ví dụ: Điều 40: "Những người miền thượng du (miền núi, miền đồng bào dân tộc ít người cư trú) cùng phạm tội với nhau thì theo phong tục xứ ấy mà định tội. Những người thượng du phạm tội với người trung châu (miền trung du và miền đồng bằng) thì theo luật mà định tội.". Có thể nói đây là một trong những điều luật thể hiện rõ nhất tính sáng tạo của nhà làm luật. Điểm thú vị của quy định này ở chỗ luật pháp dù có hoàn bị đến đâu cũng không thể phủ nhận hoặc thay thế hoàn toàn vai trò của phong tục tập quán vốn dĩ đã tồn tại lâu dài trước cả khi có luật.

Câu trả lời:

(tham khảo dàn bài dưới để xây dựng ra bài, tuy ko phải là văn, thông cảm)

A - Mở bài.
- Cho đến nay, trong lịch sử VHVN chưa có tác phẩm văn học nào tái hiện lại một cách chân thực và sinh động một giai đoạn lịch sử nước nhà như cuốn tiểu thuyết lịch sử “Hoàng Lê nhất thống chí” – của Ngô gia văn phái. Tác phẩm đã khái quát lại một giai đoạn lịch sử với bao biến cố dữ dội, đẫm máu từ khi Trịnh Sâm lên ngôi Chúa đến khi Gia Long chiếm Bắc Hà ( 1868 – 1802) như: loạn kiêu binh, triều Lê – Trịnh sụp đổ, Nguyễn Huệ đại phá quânThanh, Gia Long lật đổ triều đại Tây Sơn,…
- Sự sụp đổ không thể cưỡng nổi của triều đại Lê – Trịnh và khí thế sấm sét của phong trào nông dân Tây Sơn là hai nội dung lớn được phản ánh qua “Hoàng Lê nhất thống chí”. Đặc biệt là “Hồi thứ XIV” đã thể hiện một cách hào hùng sức mạnh quật khởi của dân tộc trước thù trong giặc ngoài và khắc hoạ hình tượng Nguyễn Huệ – người anh hùng dân tộc - đã làm nên chiến công Đống Đa bất tử.

B – phần thân bài.

1 - Mở đầu tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” tác giả Ngô gia văn phái đã viết:
“ Đánh Ngọc Hồi, quân Thanh bị thua trận,
Bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài”.
=> Hai câu thơ trên đã đưa người đọc trở lại những giờ phút khó khăn nhưng cũng rất hào hùng của dân tộc vào cuối năm Mậu Thân ( 1788), đầu năm Kỉ Dậu ( 1789) khi Lê Chiêu Thống rước 29 vạn quân Thanh sang xâm lược nước ta. Vị cứu tinh của dân tộc thủa ấy là Nguyễn Huệ – người anh hùng áo vải Tây Sơn – Trong đoạn trích, hình tượng Nguyễn Huệ hiện lên với những phẩm chất tốt đẹp của người anh hùng như:
+ Hành động mạnh mẽ, quyết đoán.
Trong mọi tình huống, Nguyễn Huệ luôn luôn thhể hiện là một con người hành động một cách xông xáo, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết. Nghe tin giặc đã đánh chiếm đến tận Thăng Long, chiếm cả một vùng đất đai rộng lớn, Nguyễn Huệ vẫn không hề nao núng, “định thân chinh cầm quân đi ngay”. Rồi sau đó, chỉ trong vòng một tháng ( từ 24/11 -> 30/chạp), Nguyễn Huệ đã làm được bao nhiêu việc lớn : “ tế cáo trời đất” lên ngôi Hoàng đế, “đốc xuất đại binh” ra bắc, gặp gỡ “người cống sĩ ở huyện La Sơn” Nguyễn Thiếp, tuyển mộ quân lính và mở cuộc duyệt binh ở Nghệ An, phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân, đánh giặc và lên kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng.
+ Trí tuệ sáng suốt, sâu sắc và nhạy bén.
- > Trí tuệ ấy được biểu hiện trong việc xét đoán và dùng người. Khi đến Tam Điệp, gặp Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân “đều mang gươm trên lưng và xin chịu tội”, Nguyễn Huệ đã xử trí vừa có lí vừa có tình. Ông rất hiểu sở trường , sở đoản của các tướng sĩ, khen chê đều đúng người, đúng việc.

- > Trí tuệ ấy còn được biểu hiện trong việc phân tích tình hình thời cuộc và tương quan ta - địch. Trong lời phủ dụ quân lính ở Nghệ An, vua Quang Trung khẳng định chủ quyền dân tộc của ta và hành động xâm lăng phi nghĩa, trái đạo trời của giặc; nêu bật dã tâm của giặc “bụng dạ ắt khác… giết hại nhân dân, vơ vét của cải”; nêu cao truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta từ xưa; kêu gọi quân lính “đồng tâm hiệp lực”; ra kỉ luật nghiêm minh;… Lời phủ dụ như một bài hịch nhắn gọn mà ý tứ thật phong phú, sâu xa, có tác dụng kích thích lòng yêu nước và truyền thống quật cường của dân tộc.
+ ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa, trông rộng.
Mới khởi binh đánh giặc, chưa giành lại một tấc đất nào, vậy mà Quang Trung vẫn tuyên bố chắc như đinh đóng cột “phương lược tiến đánh đã có tính sẵn”, lại còn tính sẵn cả kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng với một nước “lớn gấp mười nước mình” để có thể “ dẹp chuyện binh đao”, “cho ta được yên ổn để nuôi dưỡng lực lượng”.
+ Tài dụng binh như thần.
Đến tận hôm nay, chúng ta vẫn còn kinh ngạc vì cuộc hành quân thần tốc của nghĩa quân Tây Sơn do Quang Trung chỉ huy. Ngày 25 tháng chạp bắt đầu xuất quân ở Phú Xuân ( Huế), ngày 29 đã tới Nghệ An, vượt khoảng 350km qua núi, qua đèo. Đến Nghệ An, vừa tuyển quân, tổ chức đội ngũ, vừa duyệt binh, chỉ trong vòng một ngày. Hôm sau, tiến quân ra Tam Điệp ( cách khoảng 150km). và đêm 30 tháng chạp đã “lập tức lên đường”, tiến quân ra Thăng Long. Mà tất cả đều là đi bộ. (Có sách nói vua Quang Trung còn dùng cả võng khiêng, cứ hai người khiêng thì một người được nằm nghỉ, luân phiên nhau suốt đêm ngày).
Mặt khác, từ Tam Điệp ra Thăng Long (khoảng hơn 150km), vừa hành quân, vừa đánh giặc mà vua Quang Trung chỉ định trong vòng 7 ngày, (mồng 7 tháng giêng) sẽ vào ăn tết ở Thăng Long. Nhưng trên thực tế, đã thực hiện sớm 2 ngày – trưa mồng 5 đã vào Thăng Long – Hành quân liên tục như vậy, thường quân đội sẽ mệt mỏi, rã rời, nhưng nghĩa quân Tây Sơn thì cơ nào đội ấy vẫn chỉnh tề. đó là do tài tổ chức của người cầm quân: hơn một van quân mới tuyển đặt ở trung quân và quân tinh nhuệ từ đất Thuận Quảng đã bao bọc ở bốn doanh tiền, hậu, tả, hữu.
+ Lẫm liệt trong chiến trận.
Hoàng đế Quang Trung thân chinh cầm quân không chỉ trên danh nghĩa, Ông là tổng chỉ huy chiến dịch thực sự: hoạch dịnh phương lược tiến đánh, tổ chức quân sĩ, tự mình thống lĩnh một mũi tiến công, cưỡi voi đi đốc thúc, xông pha tên dạn, bày mưu tính kế…Mặt khác, đội quân của vua Quang Trung không phải là toàn lính thiện chiến, lại vừa trải qua những ngày hành quân cấp tốc, không có thì giờ nghỉ ngơi, thế nhưng dưới sự lãnh đạo tài tình của vua Quang Trung, đội quân ấy đã đánh những trận thật hào hùng, thắng áp đảo kẻ thù ( bắt hết quân do thám của địch ở Phú Xuyên, giữ dược bí mật để tạo thế bất ngờ, vây kín làng Hà Hồi, “quân lính luân phiên nhau rạ ran” làm cho lính trong đồn “ai nấy rụng rời sợ hãi” xin hàng; công phá đồn Ngọc Hồi, lấy ván ghép phủ rơm dấp nước để làm mộc che, dàn trận tiến đánh, khi giáp la cà thì “quăng ván xuống đất, ai nấy cầm dao ngắn chém bừa, những người cầm binh khí theo sau nhất tề xông tới”…). Khí thế của đội quân này làm cho kẻ thù phải khiếp vía, thật là “ tướng ở trên trời rơi xuống, quân ở dưới đất chui lên”. Hình ảnh người anh hùng cũng dược khắc hoạ một cách lẫm liệt, đặc biệt là trong trận đánh đồn Ngọc Hồi, giữa cảnh “khói toả mù trời, cách gang tấc không thấy gì”, nổi bật lên là hình ảnh nhà vua “ cưỡi voi đi đốc thúc”. (Có sách ghi khi Quang Trung vào đến Thăng Long, tấm áo bào màu đỏ đã sạm đen khói súng).
2 – Nghệ thuật:
- Cách trần thuật của đoạn văn thật đặc sắc, không chỉ nhằm ghi lại những sự kiện lịch sử diễn biến gấp gáp, khẩn chương qua từng mốc thời gian,mà còn chú ý miêu tả cụ thể từng hành động, lời nói của nhân vật chính, từng trận đánh và những mưu lược tính toán, thế đối lập giữa hai đội quân ( một bên thì xộc xệch, trễ nải, nhát gan, một bên thì xông xáo dũng mãnh, tổ chức nghiêm minh). Qua đó, hình ảnh người anh hùng được khắc hoạ khá đậm nét, có tính cách quả cảm, mạnh mẽ, có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, có tài dụng binh như thần,là người tổ chức và là linh hồn của những chiến công vĩ đại.
- Dường như có sự mâu thuẫn giữa nhan đế tác phẩm với nội dung tác phẩm. Nhan đề mang ý nghĩa ca ngợi nhà Lê, nhưng nội dungtác phẩm lại vạch rõ sự thối nát, mục ruỗng của triều đình nhà Lê, và ca ngợi người anh hùng áo vải Tây Sơn Nguyễn Huệ. Điều đó nói lên quan điểm phản ánh hiện thực của các tác giả là tôn trọng sự thực lịch sử và ý thức dân tộc. dù có cảm tình với nhà Lê, họ không thể bỏ qua sự thực một ông vua nhà Lê hèn yếu đã cõng rắn cắn gà nhà. Dù không theo Tây Sơn, họ không thể không thấy chiến công lừng lẫy của vua Quang Trung là niềm tự hào lớn lao của dân tộc. Bởi thế mà hình tượng người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ hiện lên một cách oai phong lẫm liệt và hết sức chân thực trong tác phẩm.

C – Phần kết bài.

- Tóm lại, với quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc, cá tác giả “Hoàng Lê nhất thống chí” đã tái hiện chân thực, sinh động hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua những chiến công thần tốc đại phá quân Thanh và tự hào hơn về truyền thống yêu nước của dân tộc ta, đồng thời càng hiểu thấu tim đen của quân xâm lược phương Bắc và âm mưu của Thiên triều cũng như bộ mặt dơ bẩn của bọn Việt gian bán nước:D:D:D:D:D

Câu trả lời:

1. NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ
Năm 1897, thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất
- Nông nghiệp: Đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền.- Công nghiệp: Khai thác mỏ và công nghiệp phục vụ đời sống (xi măng, điện, nước…)
- Giao thông: đường sắt, đường bộ, cầu, cảng được xây dựng.- Thương nghiệp do người Pháp độc chiếm
=> Phương thức sản xuất TBCN từng bước du nhập vào Việt Nam. Tuy vậy, phương thúc bóc lột phong kiến vẫn được duy trì

2. NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI
Xã hội Việt Nam phân hóa sâu sắc. Giai cấp cũ tiếp tục tồn tại và phân hóa, giai cấp mới ra đời
- Giai cấp địa chủ phong kiếnMột bộ phân nhỏ dựa vào Pháp trở nên giàu có. Một số địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần chống Pháp.
- Nông dân+ Chịu thuế khóa, địa tô, phu phen, tạp dịch… nạn cướp đất.+ Bị mất đất, một bộ phận phải tìm đường ra thành phố, hầm mỏ, đồn điền, công trường, nhà máy để kiếm việc làm.+ Là lực lượng hùng hậu trong phong trào chống Pháp
- Giai cấp công nhân+ Làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền, các xí nghiệp công nghiệp, công trường, các ngành giao thông …+ Số lượng ngày càng đông, sống tập trung (Năm 1914 có khoảng 10 vạn công nhân chuyên nghiệp)+ Đầu thế kỷ XX còn non trẻ, mục tiêu đấu tranh chủ yếu là vì quyền lợi kinh tế và tham gia phong trào chống Pháp do các tầng lớp khác lãnh đạo
- Tầng lớp Tư sảnNhững người làm đại lý cho Pháp, thầu khoán, chủ xưởng, hiệu buôn, một số sĩ phu tiến bộ lập hiệu buôn, cơ sở sản xuất…
- Tầng lớp tiểu tư sảnGồm tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, thầy giáo, nhà báo, học sinh, sinh viên…
Kết luận:Tác động của cuộc khai thác và bóc lột thuộc địa:- Ít nhiều làm thay đổi nền kinh tế Việt Nam.- Mâu thuẫn dân tộc và giai cấp trong lòng xã hội Việt Nam trở nên gay gắt.- Nảy sinh các tầng lớp, giai cấp mới, tạo ra những điều kiện bên trong cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo hướng mới.
(cái này có thể tham khảo, hơi dài tí)