Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 4
Số lượng câu trả lời 2
Điểm GP 1
Điểm SP 1

Người theo dõi (1)

HW

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

1. *Cấu tạo ngoài:

- Da khô, có vảy sừng bao bọc →→ giảm sự thoát hơi nước
- Cổ dài →→ phát huy được các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng
- Mắt có mi cử động, có nước mắt →→ bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô
- Màng nhĩ nằm trong 1 hốc nhỏ bên đầu →→ bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ.
- Thân, đuôi dài →→ động lực chính của sự di chuyển
- Bàn chân có 5 ngón có vuốt →→ tham gia di chuyển trên cạn

*Di chuyển:

Khi di chuyển thân và đuôi thằn lằn uốn mình liên tục. Sự co, duỗi của thân và đuôi với sự hỗ trợ cùa chi trước, chi sau (cả hai còn ngắn, yếu) vả vuốt sắc cùa chúng tác động vào đất làm con vật tiến lên phía trước.

2.

- Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay.

- Chi trước biến thành cánh → quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.

- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.

- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.

- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.

- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ.

- Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.

3.

- Chia thân thỏ thành 2 nửa và giúp hỗ trợ hô hấp
- Sự thông khí ở phổi thực hiện đc nhờ sự co dãn của các cơ liên sườn và cơ hoành
- Cơ hoành co dãn làm thay đổi thể tích lồng ngực:
+ Khi cơ hoành dãn : Thể tích lồng ngực giảm, áp suất tăng, không khí đi từ phổi ra ngoài (thở ra)
+ Khi cơ hoành co : thể tích lồng ngực tăng (lớn), áp suất giảm, không khí tràn vào phổi (hít vào)

4.

-Thai sinh không phụ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như động vật có xương sống đẻ trứng.
-Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho sự phát triển.
-Con được nuôi bằng sữa mẹ, không phụ thuộc vào lượng thức ăn tự nhiên.

5.

*Các cơ quan dinh dưỡng:

a)Tiêu hóa +Ống tiêu hóa gồm: miệng - dạ dày - ruột - hậu môn +Tuyến tiêu hóa gồm: gan - mật - tuyến ruột +Bóng hơi giúp cá chìm nổi trong nước dễ dàng b)Tuần hoàn và hô hấp -Hô hấp: Cá chép hô hấp bằng mang -Tuần hoàn: +Hệ tuần hoàn gồm tim và các mạch. Tim cá có 2 ngăn là: tâm nhĩ và tâm thất, nối vối các mạch tạo thành 1 vòng tuần hoàn kín +Khi tâm thất co tống máu vào động mạch chủ bụng từ đó chuyển qua các mao mạch mang, ở đây xảy ra sự trao đổi khí, máu trở thành đỏ tươi, giàu oxi, theo động mạch chủ lưng đến các mao mạch ở các cơ quan cung cấp oxi và các chất dinh dưỡng cho các cơ quan hoạt động. Máu từ các cơ quan theo tĩnh mạch bụng trở về tâm nhĩ. Khi tâm nhĩ co dồn mấu sang tâm thất và cứ như vậy máu được vận chuyển trong một vòng kín c)Bài tiết: -Thận nằm giữa 2 bên cột sống, thận cá thuộc thận giữa, còn đơn giản -Chức năng lọc máu và thải các chất không cần thiết ra ngoài *Thần kinh và giác quan: -Hệ thần kinh của cá chép hình ống, nằm ở phía lưng gồm: bộ não, tủy sống, các dây thần kinh và hành khứu giác -Cấu tạo não cá: +Não trước: kém phát triển +Não trung gian +Não giữa: lớn, trung khu thị giác +Hành tủy: điều khiển nội quan +Tiểu não: phát triển, phối hợp cử động phức tạp -Giác quan: +Mắt: không có mí nên chỉ nhìn gần +Mũi: đánh hơi tìm mồi +Cơ quan đường bên nhận biết áp lực tốc độ dòng nước 6. - Sự đẻ trứng kèm theo thụ tinh ngoài kém hoàn chỉnh hơn so với sự đẻ trứng thụ tinh trong
- Sự đẻ con là hình thức sinh sản hoàn chỉnh hơn so với sự đẻ trúng vì phôi được phát triển trong cơ thể mẹ nên an toàn hơn .
- Sự đẻ con ở thú ( thai sinh ) . Đó là dinh dưỡng của phôi nhờ nhau thai nên không phụ thuộc vào môi trường .