Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Đăk Lăk , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 8
Số lượng câu trả lời 62
Điểm GP 5
Điểm SP 71

Người theo dõi (28)

H24
DD
PL

Đang theo dõi (31)

H24
ND
PH
KS

Câu trả lời:

Trả lời:

Đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung dân cư tập trung đông đúc nhất so với các vùng khác trong cả nước, do những nguyên nhân chính sau đây:
a. Nguyên nhân về tự nhiên.
- Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng châu thổ rộng lớn thứ 2 sau đồng bằng sông Cửu Long với diện tích khoảng 1,5 triệu ha. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc cư trú và sản xuất.
- Nguồn nước tương đối phong phú với hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa
=> Đây là những yếu tố quan trọng để thu hút dân cư tới sinh sống từ lâu đời.

b. Nguyên nhân về lịch sử khai thác lãnh thổ.
- Đồng bằng sông Hồng là một trong những vùng được khai phá và định cư lâu đời nhất ở nước ta. Nhờ sự thuận lợi về địa hình và khí hậu, con người đã sinh sống ở đây từ hàng vạn năm về trước.
- Do việc khai thác từ lâu đời cộng với các yếu tố khác làm cho dân cư đồng bằng sông Hồng trở nên đông đúc.

c. Nguyên nhân về kinh tế - xã hội.
- Nền nông nghiệp trồng lúa nước ở đồng bằng sông Hồng đã có từ xa xưa. Ngày nay, trình độ thâm canh trong việc trồng lúa nước ở đây đạt mức cao nhất trong cả nước. Vì vậy, nghề này đòi hỏi nhiều lao động. Trừ các thành phố lớn, những nơi càng thâm canh và có một số nghề thủ công truyền thống thì mật độ dân cư càng đông đúc.
- Ở đồng bằng sông Hồng đã hình thành một mạng lưới trung tâm công nghiệp quan trọng và mạng lưới đô thị khá dày đặc. Hà Nội là thành phố triệu dân lớn nhất khu vực phía Bắc. Các thành phố và thị xã khác có số dân đông như Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương.. Chính việc phát triển công nghiệp và đô thị đã góp phần làm tăng mức độ tập trung dân số ở đồng bằng sông Hồng.


Câu trả lời:

TRả lời: Nguyên nhân dẫn đến động đất

Nguyên nhân nội sinh

Động đất do sụp lở các hang động ngầm dưới mặt đất và động đất do các vụ trượt lở đất đá tự nhiên với khối lượng lớn (loại động đất này thường chỉ làm rung chuyển một vùng hẹp và chiếm khoảng 3% tổng số trận động đất thế giới) Động đất do núi lửa, chủ yếu liên quan với các hoạt động phun nổ của núi lửa (loại động đất này không mạnh lắm –chiếm khoảng 7%). Động đất kiến tạo (chiếm 90%) liên quan với hoạt động của các đứt gãy kiến tạo, đặc biệt là các đứt gãy ở rìa các mảng thạch quyển, vận động kiến tạo ở các đới hút chìm; liên quan đến hoạt động macma xâm nhập vào vỏ trái đất làm phá vỡ trạng thái cân bằng áp lực có trước của đá vây quanh làm đá phát sinh ứng suất và khi bị đứt vỡ thì xảy ra động đất; liên quan đến sự biến đổi tướng đá từ dạng tinh thể này sang dạng tinh thể khác gây co rút và dãn nở thể tích đá làm biến đổi lớn về thể tích cũng gây ra động đất.

Những tòa nhà đổ nát sau một trận động đất.

Nguyên nhân ngoại sinh: gồm động đất do thiên thạch va chạm vào trái đất.

Nguyên nhân nhân sinh: động đất xảy ra do hoạt động làm thay đổi ứng suất đá gần bề mặt đặc biệt là các vụ thử hạt nhân, nổ nhân tạo dưới lòng đất hoặc tác động của áp suất cột nước của các hồ chứa nước, hồ thủy điện.

Cảnh hoang tàn sau động đất tại thành phố Kesennuma, tỉnh Miyagi, Nhật Bản.
Cảnh hoang tàn sau động đất tại thành phố Kesennuma, tỉnh Miyagi, Nhật Bản.

NGUYÊN NHÂNDẪN ĐẾN NÚI LỬA

Nguyên nhân hình thành núi lửa chủ yếu là do sự dịch chuyển của các mảng gây ra bao gồm 3 dạng sau:

– Sự tách dãn của 2 mảng theo kiểu: lục địa với lục địa hoặc đại dương với đại dương.

– Sự hội tụ giữa 2 mảng theo kiểu: vỏ lục địa với vỏ lục địa hoặc vỏ đại dương với vỏ lục địa.

– Sự hình thành của những dòng đá nóng.

Núi lửa hoạt động

Núi lửa được phân loại theo rất nhiều cách khác nhau:

– Hình thức hoạt động: núi lửa hoạt động, núi lửa đang ngủ và núi lửa đã tắt.

– Hình dạng: núi lửa hình khiên, núi lửa kết tầng và núi lửa mái vòm.

– Kiểu phun: núi lửa phun trào, núi lửa phun nổ, núi lửa hoạt động hỗn hợp, núi lửa phun khí.

– Chu kỳ hoạt động: 200 – 300 năm/lần, 1000 năm/lần, 10000 năm/lần.

– Vị trí phát sinh núi lửa: núi lửa của trường suất căng dãn và núi lửa của trường suất ép nén.

Dung nham của núi lửa