Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Thanh Hóa , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 4
Số lượng câu trả lời 254
Điểm GP 15
Điểm SP 234

Người theo dõi (36)

HM
LH
HT
LP

Đang theo dõi (5)

HD
HT
H24
SK
SP

Câu trả lời:

Đề bài: Biểu cảm về cây tre Việt Nam

Hướng dẫn lập dàn ý thuyết minh về cây tre

I. Mở bài:

– Giới thiệu khái quát về mối quan hệ và công dụng thiết thực của cây tre với người dân Việt Nam

II. Thân bài:

1. Nguồn gốc:

– Cây tre đã có từ lâu đời, gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử.

– Tre xuất hiện cùng bản làng trên khắp đất Việt, đồng bằng hay miền núi…

2. Các loại tre:

– Tre có nhiều loại: tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, và cả lũy tre thân thuộc đầu làng…

3. Đặc điểm:

– Tre không kén chọn đất đai, thời tiết, mọc thành từng lũy, khóm bụi

– Ban đầu, tre là một mầm măng nhỏ, yếu ớt; rồi trưởng thành theo thời gian và trở thành cây tre đích thực, cứng cáp, dẻo dai

– Thân tre gầy guộc, hình ống rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Trên thân tre còn có nhiều gai nhọn.

– Lá tre mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những gân lá song song hình lưỡi mác.

– Rễ tre thuộc loại rễ chùm, cằn cỗi nhưng bám rất chắc vào đất -> giúp tre không bị đổ trước những cơn gió dữ.

– Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”…

4. Vai trò và ý nghĩa của cây tre đối với con người Việt Nam:

a. Trong lao động:

– Tre giúp người trăm công nghìn việc, là cánh tay của người nông dân.

– Làm công cụ sản xuất: cối xay tre nặng nề quay.

b. Trong sinh hoạt:

– Bóng tre dang rộng, ôm trọn và tỏa bóng mát cho bản làng, xóm thôn. Trong vòng tay tre, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặm cỏ, người nông dân say nồng giấc ngủ trưa dưới khóm tre xanh…

– Dưới bóng tre, con người giữ gìn nền văn hóa lâu đời, làm ăn, sinh cơ lập nghiệp.

– Tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp:

+ Khi chưa có gạch ngói, bê tông, tre được dùng để làm những ngôi nhà tre vững chãi che nắng che mưa, nuôi sống con người.

+ Tre làm ra những đồ dùng thân thuộc: từ đôi đũa, rổ rá, nong nia cho đến giường, chõng, tủ…

+ Tre gắn với tuổi già: điếu cày tre.

+ Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích: đánh chuyền với những que chắt bằng tre, chạy nhảy reo hò theo tiếng sao vi vút trên chiếc diều cũng được làm bằng tre…

c. Trong chiến đấu:

– Tre là đồng chí…

– Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù.

– Tre xung phong… giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh…

– Tre hi sinh để bảo vệ con người

III – Kết bài:

Cây tre trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Trong đời sống hiện đại ngày nay, chúng ta vẫn không thể dời xa tre.

Bài làm biểu cảm về cây tre 1 Bức tranh thanh bình của làng quê Việt Nam là cảnh sắc làng quê nông thôn với những biểu tượng đặc trưng mang đậm sắc thái dân tộc : mái đình cây đa,cánh cò ,sáo diều ,con trâu, luỹ tre…Dù đi đâu về đâu thì hình ảnh ấy vẫn sống mãi trong lòng mỗi người Việt Nam .

“ Ví dầu cầu ván đóng đinh

Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi”…

Cái hình ảnh “lắc lẻo” ấy cứ rung động nhẹ nhàng liên tiếp trong lòng tôi mãi mãi như lời ru của mẹ, nằm trên chiếc võng tre màu trà lên nước in bóng mẹ đã theo tôi đi hết cuộc đời. Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam ,với nhiều phẩm chất cao quý ,nó đã trở thành biểu tượng về con người, về đất nước Việt Nam . “Tre xanh xanh tự bao giờ. Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh” không biết tre có từ đâu , nhưng từ thời Hùng Vương thứ Sáu đã đi vào truyền thuyết lịch sử chống giặc cứu nước.Tre tượng trưng cho người quân tử bởi thân hình gầy guộc thẳng đứng ,cao vút, bất khuất vươn lên bầu trời cao.Lá thì mong manh, manh áo cọc bao ngoài thì để dành cho măng, như người mẹ hiền âu yếm ,hi sinh cho đứa con yêu bé bỏng.Dù gầy guộc nhưng tre vẫn biết sống chung biết kết nên luỹ nên thành, sự đoàn kết đó không sức mạnh gì tàn phá nổi.Những cây con thì nhọn hoắt ,đâm thẳng,tự tin ,vươn lên đầy sức sống,như sự tiếp sức cho thế hệ đi trước. Tre kiên gan bền bỉ vững chãi trong mọi môi trường sống dù bùn lầy, khô hạn, đất sỏi đất vôi bạc màu tre cũng xanh tươi mượt mà .Tre mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp dẽo dai, thanh cao chí khí như người. Sự hoá thân ấy đã xoá bỏ ranh giới giữa con người với sự vật. Tre là người bạn thân của con người , từ khi lọt lòng nằm trong chiếc nôi tre, lớn lên gắn bó với tre qua các trò chơi : tán hưng, ống thụt, làm diều ,làm lồng đèn trung thu… Trưởng thành lao động dưới bóng tre những đêm trăng : “ Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng . Tre non đủ lá đan sàng được chăng ? “ .Đến khi lấy vợ gả chồng thì cùng dựng mái nhà tranh có kèo cột tre , giường tre….Tre hiện diện trong đời sống con người từ ăn ,ở, làm việc ,trong phong tục ,tập quán, dựng nhà dựng cửa… từ lúc sinh ra cho đến lúc mất đi, tre với con người sống chết có nhau chung thuỷ . “Dưới bóng tre ,thấp thoáng mái đình chùa cổ kính” là một nền văn hoá nông nghiệp , những nhọc nhằn, giần sàng, xay ,giã đều có tre. Tre chẽ lạt gói bánh chưng khi xuân về , khít chặt như những mối tình quê cái thuở ban đầu nỉ non dưới bóng tre xanh.Tre trong niềm vui trẻ thơ, trong chút khoan khoái của tuổi già, khắng khít ràng buộc như định sẵn như tơ duyên. van-ta-cay-tre Biểu cảm về cây tre Việt Nam Tre đi vào đời sống tâm linh như một nét văn hoá .Từ những câu hát ,câu thơ như xâu chuỗi tâm hồn dân tộc “bóng tre trùm mát rượi”, một lời tâm sự về mùa màng “Cánh đồng ta năm đôi ba vụ.Tre với người vất vả quanh năm” , hay một khúc hát giao duyên “ Lạt này gói bánh chưng xanh.Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng” . Nhạc của trúc của tre là khúc nhạc đồng quê.Những buổi trưa hè lộng gió , tiếng võng tre kẽo kẹt bay bổng, xao xuyến bâng khuâng man mác như lời của đồng quê của cuộc sống thanh bình. Tre trong sự nghiệp dựng nước cũng bất khuất, can trường với khí tiết ngay thẳng: “ Tre xung phong vào xe tăng đại bác.Tre giữ làng giữ nước , giữ mái nhà tranh,giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con người”. Tre lăn xả vào kẻ thù vào cái ác, dù cái ác rất mạnh , để giữ gìn non sông đất nước, con người.Tre là đồng chí của ta, tre vì ta mà đánh giặc. Kì lạ thay cái cối xay tre là biểu tượng về cuộc đời lam lũ, về sự chịu đựng bền bỉ dẽo dai, vẫn là cây tre nhũn nhặn ấy ,nó nhọn hoắt mũi tầm vông với sức mạnh của Thánh Gióng năm xưa đánh đuổi giặc Ân cứu nước. Mai này, KHKT có phát triển đến đâu, cũng không thể thay thế hình ảnh cây tre trong tâm hồn của con người Việt Nam . Nó trở thành cây tre tinh thần là bóng mát ,là khúc nhạc tâm tình, còn là biểu tượng cao quý cho phẩm chất cốt cách con người Việt Nam . Bài làm biểu cảm về cây tre 2

Ngày xửa ngày xưa,tôi chỉ là một mầm măng nhỏ được sinh ra tại một làng quê nghèo chất phác và mộc mạc.Từ lâu tôi đã thắc mắc không biết tổ tiên mình là ai và có từ khi nào.Chỉ biết rằng:

“Tre xanh xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh”.

Thật đúng như vậy,họ hàng nhà tre chúng tôi đã có từ lâu đời,gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử.

Thuở ấu thơ,tôi chỉ là một mầm măng yếu ớt với cái thân hình bé nhỏ hình nón,trên đầu nhọn hoắc và khoác ngoài nhiều lớp áo xếp chồng lên nhau bao lấy tấm thân nhỏ bé.Rồi tôi trưởng thành theo thời gian và trở thành một chàng tre đích thực.Thân tôi gầy guộc hình ống rỗng bên trong,màu xanh lục,đậm dần xuống gốc .Tôi bền bỉ hiên ngang chẳng dễ gì bị ngã dưới các anh mưa chị gió.Vả lại trên thân tôi có rất nhiều rất nhiều gai nhọn như những chiếc kim giúp tôi tự vệ ,bảo vệ cuộc sống của mình trước những bàn tay ác qủy dám chặt phá tôi một cách vô lí. Lá của tôi mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những hình gân song song trên lá như những chiếc thuyền nan rung rinh theo những cơn gió thoảng. Rễ tôi thuộc loại rễ chùm, gầy guộc và cằn cỗi nhưng bám rất chắc chắn vào đất giúp giữ mình không bị đổ trước những cơn gió dữ .

Vào những ngày khô hạn nóng nực vô cùng.Cả nhà chúng tôi đung đưa tạo gió, dang những cành tre che mát cho đàn con-những đàn con thân yêu. Đến thời kì mưa gió bão bùng,chúng tôi kết thành lũy dày kiên cố ra sức chống gió cản mưa .Chính nhờ đặc điểm này mà chúng tôi sông được ở nhiều vùng khí hậu khác nhau, ở những nơi gần nước hay những nơi xa nước. Vì thế mà câu thơ này ra đời:

“Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sởi đá vôi bạc màu”…

Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, vai trò của tôi được nêu cao trong việc làm vũ khí đánh giặc như gậy , chông,mũi tên.cung tên,…góp phần mang lại hòa bình cho dân tộc Việt Nam hôm nay. Trong cuộc sống của con người ngày hôm nay, tôi được xây dựng thành những ngôi nhà tre vững chãi che nắng che mưa, nuôi sông con người và đàn con thơ của họ. Trong bữa cơm hằng ngày của con người, tôi dược dùng để gắp thức ăn và con người gọi tên tôi là đũa, Dung tôi để gắp thức ăn không trơn trượt như đũa nhựa mà rất nhẹ và dùng gắp thức ăn rất dễ, lại rẽ tiền nữa! Sau mỗi bữa ăn. những ng lớn dung tăm để xia răng được làm từ tôi. mỗi sáng các chị em phụ nữ trên tay xách chiếc giỏ mây đi chợ, hay các ông các bà nhâm nhi tách trà nóng trên bộ bàn ghế được đan bằng mây. Vì vậy, ở quê hương tôi có nhiều người làm tăm tre,đũa tre, đan giường hay đan giỏ mây,bàn ghế mây. Các chị tre ngà có ngoại hình khá đẹp và ấn tượng thì được trồng làm cảnh . Ngoài ra, khi cuộc đời tôi đã chấm hết ,thân hình chỉ còn là một cây tre gầy còm,xơ xác và khô héo lụi tàn , tôi vẫn được mọi ng sử dụng để làm chất đốt vì dễ cháy và ngọn lửa mạnh.

Các bạn đã nghe câu:”Tre già măng mọc” chưa?Đó là chu kì sống của họ nhà tôi đấy! Dòng họ nhà tre chúng tôi sẽ duy trì nòi giống cho đến tận mai sau để gắn bó với con ng nhiều hơn, để dần đi vào tiềm thức của loài ng, để được ng đời nhớ mãi. Nhớ rằng tre như 1 ng nông dân chất phác và mộc mạc , chịu thương chịu khó. Tre còn như một biểu tượng thiêng liêng cho một sức mạnh hung hồn, sự bền bỉ và chịu đựng ngoan cường , tinh thần bất khuất trước kẻ thù của đất nước ta, dân tộc ta trong lịch sử chông giặc ngoại xâm.Thân hình yếu ốm của loài tre chúng tôi như nước Nam ta thời xưa chưa hùng mạnh nhưng lại tiềm ẩn một sức mạnh phi thường , đánh đổ được tất cả những bão tố, khó khăn để đi đến một thắng lợi vẻ vang và chính nghĩa.

“Mai sau, mai sau, mai sau

Đất xanh xanh mãi xanh màu tre xanh”…

Bài làm biểu cảm về cây tre 3

Cây tre từ lâu đã trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Tre cũng có những phẩm chất đáng quý như con người vậy. Làng quê Việt Nam luôn gắn với hình ảnh lũy tre đầu làng.

Tre có từ bao giờ cũng không ai biết nữa, nhưng từ thời Hùng Vương thứ Sáu đã đi vào truyền thuyết lịch sử chống giặc cứu nước.Tre tượng trưng cho người quân tử bởi thân hình gầy guộc thẳng đứng , cao vút, bất khuất vươn lên bầu trời cao. Lá thì mong manh, manh áo cọc bao ngoài thì để dành cho măng, như người mẹ hiền âu yếm ,hi sinh cho đứa con yêu bé bỏng. Dù gầy guộc nhưng tre vẫn biết sống chung biết kết nên luỹ nên thành, sự đoàn kết đó không sức mạnh gì tàn phá nổi.Những cây con thì nhọn hoắt ,đâm thẳng,tự tin ,vươn lên đầy sức sống,như sự tiếp sức cho thế hệ đi trước. Tre kiên gan bền bỉ vững chãi trong mọi môi trường sống dù bùn lầy, khô hạn, đất sỏi đất vôi bạc màu tre cũng xanh tươi mượt mà .Tre mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp dẽo dai, thanh cao chí khí như người. Sự hoá thân ấy đã xoá bỏ ranh giới giữa con người với sự vật.

Từ lâu cây tre đã trở thành người bạn thân của con người. Khi lọt lòng ta được nằm trong chiếc nôi tre, lớn lên gắn bó với tre qua các trò chơi: tán hưng, ống thụt, làm diều, làm lồng đèn trung thu… Trưởng thành lao động dưới bóng tre những đêm trăng: “ Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng . Tre non đủ lá đan sàng được chăng ?”. Đến khi lấy vợ gả chồng thì cùng dựng mái nhà tranh có kèo cột tre, giường tre….Tre hiện diện trong đời sống con người từ ăn, ở, làm việc, trong phong tục ,tập quán, dựng nhà dựng cửa… từ lúc sinh ra cho đến lúc mất đi, tre với con người sống chết có nhau chung thuỷ. “Dưới bóng tre ,thấp thoáng mái đình chùa cổ kính” là một nền văn hoá nông nghiệp, những nhọc nhằn, giần sàng, xay, giã đều có tre. Tre chẽ lạt gói bánh chưng khi xuân về, khít chặt như những mối tình quê cái thuở ban đầu nỉ non dưới bóng tre xanh. Tre trong niềm vui trẻ thơ, trong chút khoan khoái của tuổi già, khắng khít ràng buộc như định sẵn như tơ duyên.

Tre cũng tạo nên cảm hứng sáng tác trong nhiều tác phẩm thơ văn. Từ những câu hát, câu thơ như xâu chuỗi tâm hồn dân tộc “bóng tre trùm mát rượi”, một lời tâm sự về mùa màng “Cánh đồng ta năm đôi ba vụ. Tre với người vất vả quanh năm”, hay một khúc hát giao duyên “ Lạt này gói bánh chưng xanh. Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng”. Nhạc của trúc của tre là khúc nhạc đồng quê. Những buổi trưa hè lộng gió, tiếng võng tre kẽo kẹt bay bổng, xao xuyến bâng khuâng man mác như lời của đồng quê của cuộc sống thanh bình.

Trong cuộc chiến giữ nước, tre cũng bất khuất, can trường với khí tiết ngay thẳng: “ Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng giữ nước , giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người”. Tre lăn xả vào kẻ thù vào cái ác, dù cái ác rất mạnh, để giữ gìn non sông đất nước, giữ tính mạng cho con người. Tre là đồng chí của ta, tre vì ta mà đánh giặc. Kì lạ thay cái cối xay tre là biểu tượng về cuộc đời lam lũ, về sự chịu đựng bền bỉ dẽo dai, vẫn là cây tre nhũn nhặn ấy ,nó nhọn hoắt mũi tầm vông với sức mạnh của Thánh Gióng năm xưa đánh đuổi giặc Ân cứu nước.

Ngày nay cuộc sống đã thay đổi, các vật dụng làm từ tre cũng không nhiều nữa, đầu làng ít thấy thấp thoáng lũy tre xanh, con người cũng ít phải ngòi hóng mát dưới gốc tre nữa. Tuy vậy cây tre mãi mãi vẫn tồn tại trong tâm trí người dân Việt và là biểu tượng không bao giờ thay đổi của dân tộc ta.

Bài làm biểu cảm về cây tre 4

Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu khắp các nẻo đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền hơn cả được xem như là biểu tượng của người Việt đất Việt,…Từ hồi bé tẹo tôi vẫn nhớ bài “Cây tre VN: Nước việt nam xanh muôn vàn cây lá khác nhau,cây nào cũng đẹp,cây nào cũng quý,nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa trúc mai vầu mấy chục loại khác nhau,nhưng cùng một mần xanh mọc thẳng…”

“Tre xanh, xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh…”

Cây tre, cây nứa, cây vầu, trúc,… và nhiều loại tre bương khác là loại cây thuộc họ Lúa. Tre có thân rể ngâm, sống lâu mọc ra những chồi gọi là măng. Thân rạ hóa mộc có thể cao đến 10 -18m , ít phân nhánh. Mỗi cây có khoảng 30 đốt,… Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”.

Cùng với cây đa, bến nước, sân đình_một hinh ảnh quen thuộc, thân thương của làng Việt cổ truyền, thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự cộng sinh, cộng cảm đối với người Việt. Tre hiến dâng bóng mát cho đời và sẳn sàng hy sinh tất cả. Từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón, từ thân tre cành lá đến gốc tre đều góp phần xây dựng cuộc sống.

Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. “…Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc…”. Không phài ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng được người Việt gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng_ hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc Àn xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ, đột biến của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Mặt khác, hình tượng của cậu bé Thánh Gióng vươn vai hóa thân thành người khổng lồ rất có thể liên quan đến khả năng sinh trưởng rất nhanh của cây tre ( theo các nhà Thực vật học, thì cây tre phát triển điều kiện lý tưởng, có thể cao thêm từ 15 -20cm mỗi ngày). Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các lũy tre xanh đã trở thành “pháo đài xanh” vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai, đồng hóa. Tre thật sự trở thành chiến lũy và là nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn côngtrong các cuộc chiến. Chính những cọc tre trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán. Chính ngọn tầm vông góp phần rất lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giàng Độc lập Tự do cho Tổ Quốc. “ Tre giữ làng, giữ nước, giừ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,…”

Vốn gần gũi và thân thiết với dân tộc, cây tre đã từng là ngưồn cảm hứng vô tận trong văn học, nghệ thuật. Từ những câu chuyện cổ tích ( Nàng Ưt ống tre, cây tre trăm đốt,…) đến các ca dao, tục ngữ đều có mặt của tre. Đã có không ít tác phẩm nổi tiếng viết về tre : “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới và bài thơ cùng tên của thi sỹ Nguyễn Duy,… Tre còn góp mặt trong những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biến hầu khắp cả nước. Và nó là một trong những chất liệu khá quan trọng trong việc tạo ra các nhạc khí dân tộc như : đàn tơ tưng, sáo, kèn,… Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người Việt. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh lũy tre làng thân thương, những nhịp cầu tre êm đềm… Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí.

Trong quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hóa thì tre ngày nay lại trở thành những sản phẩm văn hóa có giá trị thẩm mỹ cao được nhiều khách mước ngoài ưa thích, như những mặt hàng dùng để trang trí ở những nơi sang trọng : đèn chụp bằng tre, đĩa đan bằng tre.

Có thể thấy rằng bản lĩnh bản sắc của người Việt và văn hóa Việt có những nét tương đồng với sức sống và vẻ đẹp của cây tre đất Việt. Tre không mọc riêng lẽ mà sống thành từng lũy tre, rặng tre. Đặc điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng đồng của người Việt. Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất. Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng : “Rễ sinh không ngại đất nghèo, Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”. Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên cường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam.

Hà nội tre không còn nhiều (Lăng Bác thì có tre ngà )Giờ mở rộng Hà nội tre lại bát ngát các vùng quê ôm làng ôm xóm.Chiều về khói rơm không còn quấn quýt bên tre,(vì đun than, đun ga ),nhưng tôi vẫn thấy cây tre vươn thẳng gắn bó với thôn quê dẫu bao năm đổi thay từng ngày lên phố.

Câu trả lời:

I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM 1. Thể loại Chèo là loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu và trước kia thường được diễn ở sân đình nên còn gọi là chèo sân đình. Chèo nảy sinh và được phổ biến rộng rãi ở Bắc Bộ.

2. Tác phẩm Văn bản Quan Âm Thị Kính là phần lời (kịch bản) của một vở chèo - một loại hình văn nghệ dân gian kết hợp nhiều hình thức như hát, múa, diễn tích, kể chuyện,... được trình bày trên sân khấu (còn gọi là chiếu chèo). Tuy chỉ là kịch bản sân khấu nhưng Quan Âm Thị Kính (và trích đoạn Nỗi oan hại chồng) cũng thể hiện được những giá trị nghệ thuật nhất định, phần nào giúp chúng ta hiểu được những đặc điểm cơ bản của nghệ thuật chèo, nhất là về nội dung tư tưởng: những vấn đề mà vở chèo nêu ra, những mâu thuẫn và xung đột trong xã hội cũ, nỗi khổ của người phụ nữ,... II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Đọc kĩ phần tóm tắt để hiểu nội dung của cả vở chèo. 2. Đọc kĩ đoạn trích và các chú thích để hiểu văn bản và các từ ngữ khó, các từ cổ hiện ít dùng. 3. Đoạn trích Nỗi oan hại chồng có năm nhân vật: Thị Kính, Thiện Sĩ, Sùng ông, Sùng bà, Mãng ông. Cả năm nhân vật đều tham gia vào quá trình tạo nên xung đột kịch, trong đó Thị Kính và Sùng bà là hai nhân vật chính, thể hiện xung đột cơ bản của vở chèo: - Sùng bà thuộc kiểu nhân vật mụ ác, đại diện cho giai cấp thống trị, thuộc tầng lớp địa chủ phong kiến. - Thị Kính thuộc loại nhân vật nữ chính (mụ ác và nữ chính là hai loại nhân vật rất tiêu biểu, thường xuất hiện trong chèo). Thị Kính tiêu biểu cho người dân thường, nhất là cho người phụ nữ vốn phải chịu nhiều thua thiệt trong xã hội cũ. 4. Thị Kính vốn được sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo nhưng lại về làm dâu nhà Thiện Sĩ, một gia đình địa chủ. Bởi vậy, cảnh sinh hoạt ở đầu đoạn trích không thật quen thuộc, gần gũi với cuộc sống của nhân dân lúc bấy giờ. Mặc dù vậy, cảnh Thị Kính ngồi khâu, Thiện Sĩ đọc sách,... vẫn gợi lên một bầu không khí thật đầm ấm, hạnh phúc. Nổi bật lên trong đoạn này là hình ảnh Thị Kính, người phụ nữ hết lòng thương yêu chồng. Khi chồng ngủ, Thị Kính đã dọn lại kỉ rồi quạt cho chồng. Cũng vì yêu chồng mà khi Thiện Sĩ đã ngủ, Thị Kính chăm chú nhìn và phát hiện ra một chiếc râu mọc ngược. Với suy nghĩ rất bình thường, giản dị "Trước đẹp mặt chồng, sau đẹp mặt ta" (nhân dân ta còn có câu "Xấu chàng hổ ai" cũng có nghĩa tương tự), Thị Kính đã toan lấy dao khâu xén chiếc râu đó đi. Những suy nghĩ và hành động của Thị Kính rất tự nhiên, thể hiện những tình cảm rất nồng nàn và chân thực của người phụ nữ yêu chồng. 5. Cả trong hành động và ngôn ngữ, Sùng bà đều chứng tỏ là một kẻ tàn nhẫn, độc ác, không những thế lại còn coi thường những người lao động nghèo khổ. - Về hành động: Sùng bà dúi đầu Thị Kính xuống, bắt Thị Kính phải ngửa mặt lên (một kiểu hạ nhục người khác). Sùng bà không cho Thị Kính được phân bua, thanh minh cho mình, dúi tay đẩy Thị Kính ngã khuỵu xuống, nhất quyết trả Thị Kính về cho gia đình. - Về ngôn ngữ: Sùng bà đay nghiến, mắng nhiếc Thị Kính thậm tệ. Điều quan trọng nhất là cách mắng chửi của Sùng bà đối với Thị Kính không phải là lời mắng của mẹ đối với con, cũng không phải là của một bà mẹ chồng đối với con dâu của mình. Lời lẽ, hành động của Sùng bà chứng tỏ mụ là người tàn nhẫn và độc ác, không những thế lại còn hợm hĩnh, tự coi mình là tầng lớp trên, dẫn đến coi thường những người khác, nhất là những người lao động. Điều đó cho thấy Sùng bà tức giận, chửi mắng Thị Kính thậm tệ không hẳn vì nghĩ rằng Thị Kính có ý làm hại con mụ mà vì sự chênh lệch đẳng cấp xã hội giữa hai gia đình. Thị Kính là con nhà nghèo mà lại dám bước vào, hơn thế nữa lại là nàng dâu, trở thành người trong gia đình mụ. 6. Trước nỗi oan khuất, Thị Kính không biết làm gì khác, chỉ một mực kêu oan. Thị Kính đã kêu oan đến năm lần. Bốn lần trước là hướng đến mẹ chồng và chồng ("Oan con lắm mẹ ơi!"; "Oan thiếp lắm chàng ơi!"). Cả bốn lần, lời kêu oan của Thị Kính chỉ như đổ thêm dầu vào lửa, bởi Thiện Sĩ chỉ là một kẻ bạc nhược, đớn hèn, còn Sùng bà thì hiển nhiên không muốn chấp nhận Thị Kính là dâu con trong nhà. Chỉ đến lần thứ năm, lời kêu oan của Thị Kính mới nhận được sự cảm thông, nhưng đó lại chỉ là của Mãng ông: "Oan cho con lắm à?". Một sự cảm thông đau khổ và bất lực. Mãng ông biết con gái bị oan nhưng chỉ là một người nông dân nghèo, không có vị thế trong xã hội, ông không thể làm gì để giúp đỡ con gái. 7. Sùng ông, Sùng bà thật là những kẻ độc ác đến tàn nhẫn. Đuổi Thị Kính ra khỏi nhà chưa thoả, trước khi đuổi, chúng còn bày ra một màn kịch độc ác nhằm làm cho họ phải nhục nhã ê chề. Sùng ông gọi Mãng ông sang để nhận con gái về, lại nói: Ông Mãng ơi, ông sang mà ăn cữ cháu!Mãng ông tưởng thật, đang nói giọng hoan hỉ thì bị giội ngay gáo nước lạnh: "Đây này! Đang nửa đêm nó cầm dao giết chồng đây này!". Không những thế, Sùng ông còn thẳng thừng cự tuyệt quan hệ thông gia với Mãng ông bằng cách dúi ngã Mãng ông rồi bỏ vào nhà. Xung đột kịch đã được đẩy đến mức cao nhất: Thị Kính không những bị đẩy vào cảnh tan vỡ hạnh phúc vợ chồng, bị chửi mắng, hành hạ còn phải chứng kiến cảnh người cha già yếu bị chính bố chồng làm cho nhục nhã, khổ sở. Hình ảnh hai cha con ôm nhau khóc là hình ảnh của những người chịu oan, đau khổ mà hoàn toàn bất lực. Đó là bi kịch điển hình của những người dân nghèo, nhất là những người phụ nữ nông thôn trong xã hội cũ. 8. Khi Mãng ông bảo Thị Kính về theo mình, Thị Kính đi theo cha mấy bước nữa, rồi dừng lại, quay vào nhìn từ cái kỉ đến sách, thúng khâu, rồi cầm lấy chiếc áo đang khâu dở, bóp chặt trong tay. Cử chỉ và lời hát của Thị Kính thể hiện rất nhiều ý nghĩa: Thương ôi! Bấy lâu sắt cầm tịnh hảo Bỗng ai làm chăn gối lẻ loi Những cặp từ ngữ đối lập bấy lâu bỗng; sắt cầm chăn gối lẻ loi,... với sắc thái ý nghĩa đối lập đã diễn tả hai trạng thái trái ngược nhau được chuyển đổi rất đột ngột. Từ cảnh "sắt cầm tịnh hảo" (ý nói tình vợ chồng hoà hợp đầm ấm) đến cảnh "chăn gối lẻ loi" (vợ chồng chia lìa) chỉ là trong phút chốc. Bên này là hạnh phúc, bên kia là cảnh chia lìa. Bị đẩy ra khỏi thế giới quen thuộc, người phụ nữ bỗng hoá bơ vơ giữa cái vô định của cuộc đời. III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Tóm tắt Thiện Sĩ ngồi đọc sách rồi thiu thiu ngủ. Thị Kính ngồi khâu bên cạnh, thấy một sợi râu chồng mọc ngược, cho là không tốt, định lấy dao khâu xén đi. Ngờ đâu Thiện Sĩ giật mình tỉnh dậy hô hoán lên. Sùng ông, Sùng bà vốn không ưa Thị Kính, thấy thế bèn vu cho Thị Kính tội có ý giết chồng. Rồi mặc cho Thị Kính tha hồ van xin, Sùng ông, Sùng bà đuổi Thị Kính về nhà bố mẹ đẻ. Sùng ông gọi Mãng ông (bố Thị Kính) sang. Sau khi làm cho hai bố con phải nhục nhã, khổ sở, hai vợ chồng bỏ vào nhà trong để mặc hai bố con ôm nhau than khóc rồi đưa nhau về. 2. Cách đọc Chèo được viết ra để diễn. Với một vở chèo cổ như Quan Âm Thị Kính, các nhân vật đối đáp bằng những giọng điệu phức tạp (hát lệch, nói đếm, hát sắp, nói lệch,...), rất khó để thể hiện đúng giọng điệu của nhân vật trên sân khấu. Để khắc phục, người đọc cần căn cứ vào diễn biến sự kiện để hình dung tâm trạng của các nhân vật, từ đó xác định giọng điệu tương đối phù hợp (tất nhiên là chỉ với yêu cầu đọc). 3. Trích đoạn Nỗi oan hại chồng thể hiện những phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm, bế tắc của người phụ nữ và những đối lập giai cấp thông qua xung đột gia đình, hôn nhân trong xã hội phong kiến.

Từ nội dung của vở chèo, thành ngữ “Oan Thị Kính” dùng để nói về những nỗi oan ức quá mức và không thể nào giãi bày được.

Câu trả lời:

Trong giao tiếp bằng lời nói, để biểu đạt rõ ràng, mạch lạc điều muốn nói, ngoài việc dùng từ, đặt câu chính xác, người nói cần phải biết ngừng nghỉ, lên xuống giọng phù hợp với nọi dung biểu đạt. Trong văn bản viết, yêu cầu trên sẽ được thể hiện qua việc dùng dấu câu.

Dấu câu trong văn bản viết rất phong phú: dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm tha, chấm hỏi, chấm phẩy, dấu gạch ngang, dấu chấm lửng, dấu ngoặc đơn, ngoặc kép, dấu hai chấm… Mỗi dấu câu có một vị trí và chức năng riêng trong câu. Ví dụ:

Dấu chấm: dùng để đặt cuối câu trần thuật. Dấu phẩy: dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu. Dấu ngoặc đơn: Dùng để đánh dấu phần có chức năng chú thích Dấu hai chấm: dùng để đánh dấu phần bổ sung; giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó, hoặc đánh dấu lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại.

Với từng công dụng và chức năng riêng, trong văn bản viết, các dấu câu cần được dùng đúng chỗ và đúng mục đích diễn đạt. Khi ấy, nội dung ý nghĩa của câu văn sẽ được biểu đạt rõ ràng, mạch lạc, trong sáng hơn. SẼ xrất khó tiếp nhận một văn bản nếu thiếu đi những dấu câu, bởi ta sẽ không phân biệt được các vế câu, các thành phần câu, các mối quan hệ ngữ pháp trong câu, và do đó sẽ không hiểu đúng được thông tin mà văn bản thông báo. Chẳng hạn, sau đây là một đoạn văn đã lược bỏ đi các dấu câu:

Mấy hôm nọ trời mưa lớn trên những hồ ao quanh bãi trước mặt nước dâng trắng mênh mông nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược thế là bao nhiêu cò sếu vạc cốc le sâm cầm vịt trời bồ nông mòng két ở các bãi sông xơ xác tận dâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi suốt ngày họ cãi cọ om bốn góc đầm có khi chỉ vì tranh một mồi tép có những anh cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ chẳng được miếng nào…

(theo Tô Hoài)

Rõ ràng, nội dung của đoạn văn trên sẽ trở nên khó hiểu và khó tiếp nhận đối với người đọc vì ý nọ cứ tràn sang ý kia, không chia tách được.

NGược lại, nội dung của câu văn có khi còn bị hiểu sai nếu sử dụng dấu câu không đúng với mục đích diễn đạt. Có một câu chuyện vui như sau :

Một ông bố lúc sắp mất cho gọi con trai đến để trối trăng. Ông cụ thều thào dặn con:

Đừng uống trà…uống rượu con nhé! Đừng đánh cờ… đánh bạc con nhé !

Anh con trai vốn là người con có hiếu, luôn nghe lời bố. Sau khi bố qua đời, anh đã lao vào uống rượu, đánh bạc đến nỗi bán cả sản nghiệp do bố để lại.

Cái đáng cười trong câu truyện này là, dấu chấm lửng dùng để biểu thị lời nói bị ngắt quãng (do sức lực suy kiệt của người sắp mất), nhưng khi nghe trực tiếp, người con trai lại tưởng chỗ ngắt quãng là ngắt câu, anh hiểu lời dặn của bố là: Đừng uống trà! uống rượu con nhé! Đừng đánh cờ! Đánh bạc con nhé! Nên đã lao vào uống rượu và đánh bạc.

Ở trên ta đã nói đến vị trí và chức năng của từng dấu câu. Tuy nhiên, trong văn bản viết, nhất là trong những văn bản nghệ thuật, người viết có thể chuyển đổi dấu câu linh hoạt theo những mục đích biểu đạt khác nhau, trong những ngữ cảnh cụ thể để tạo nên những sắc thái ý nghĩa mà người viết când nhấn mạnh. Ví dụ: Thông thường, sau câu cầu khiến ta dùng dấu chấm than, nhưng nhà văn Tô Hoài lại dùng dấu chấm:

Tôi phải bảo:

Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.

… Rồi, với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng:

.. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.

Đặt dấu chấm ở cuối câu thứ hai và thứ tư đã chuyển câu cầu khiến thành câu khẳng định, thể hiện cách nói trịch thượng, kẻ cả, mỉa mai của nhân vật Dế Mèn đối với chú Dế Choắt.

Trong văn bản nghệ thuật, dấu câu còn được sử dụng như một phương tiện để thay đổi giọng điệu và sắc thái biểu cảm của câu văn. Ví dụ, khi miêu tả hành động rạch mặt ăn vạ của Chí Phèo, Nam Cao viết:

Bỗng “choang” một cái, thôi phải rồi, hắn đập cái chai vào cột cổng… Ồ hắn kêu.. Hắn vừa chửi vừa kêu làng như bị người ta cắt họng. Ồ hắn kêu!

Đoạn văn lặp lại 2 lần câu “Ồ hắn kêu” nhưng với 2 dấu câu khác nhau. Dấu chấm lửng sau câu thứ hai mang ý nghĩa miêu tả, diễn tả một hành vi lạ lùng của CHí Phèo; dấu chấm than sau câu thứ tư lại mang ý nghĩa cảm thán, diễn tả sự ngạc nhiên, bất ngờ của người chứng kiến trước hành vị lạ lùng đó của Chí Phèo.

Với vị trí và ý nghĩa phong phú như vậy, trong nhiều văn bản văn học, dấu câu đã được nhà văn nhà thơ sử dụng như một phép tu từ mà khi cảm nhận, phân tích chúng ta không thể không chú ý đến. Đó là các dấu câu được thực hiện trên cơ sở những lí do tu từ học, chứ không phải là dấu câu bắt buộc phải có do yêu cầu diễn đạt và ngữ pháp. Ví dụ: Mở đầu bài thơ “Người đi tìm hình của nước”, Chế Lan Viên viết:

Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi

Dấu chấm câu đột ngột giữa dòng thơ (chấm để kết thúc một câu ngắn gọn và mở đầu một câu có liên từ) tạo nên một cách ngắt câu đặc biệt. Đó là cách chấm câu có tính chất tu từ mà việc sử dụng nhằm mục đích biểu hiện một tình cảm sâu lắng thiết tha, một tâm trạng quyến luyến, một niềm tiếc nuối đến xót xa của Bác khi đứng trên boong tàu rời quê hương ra đi tìm đường cứu nước, đồng thời cũng diễn tả sự xúc động sâu xa của tác giả trước giờ khắc trọng đại đó trong cuộc đời cách mạng của Bác.

Trong văn học, việc sử dụng các dấu câu cũng chính là một sáng tạo nhệ thuật đặc sắc và thể hiện phong cách riêng của nhà thơ, nhà văn. Với dấu gạch ngang, Nguyễn Tuân đã tạo ra một từ ghép đặc biệt theo lối hoán dụ:

chị - công – nhân – áo – xanh - nhớ - nhà…

cũng với dấu này, ông có một câu văn thật ấn tượng trong tuỳ bút Nhớ Huế:

Nào là ga Tiên An – ga Hà Thanh – ga Quảng Trị - ga Mĩ Chánh – ga Hiền Sĩ – ga Văn xá – ga An Hoà – ga Huế - ga An Cự - ga Hương Thuỷ - ga Phú Bài – ga Nong – ga Trồi – ga Cầu Hai – ga Nước Ngọt – ga Thừa Lưu – ga Lăng Cô – ga Liên Chiều – ga Nam Ô – ga Tua ran…

Dấu gạch ngang ở đây được dùng thay cho dấu phảy (vốn chỉ sự liệt kê bình thường) để nhấn mạnh, làm nổi bật những cái được liệt kê. Trong dòng tưởng tượng của tác giả như có một con tàu dâng vợt băng giới tuyến để đến với Huế, với Dà Nẵng thân yêu. Theo hành trình của con tàu đi từ Bắc vào Nam, các nhà ga cứ lần lượt, nối nhịp chạy qua trước mắt nhà văn, và nỗi nhớ niềm thương cũng trải dài, như nối liền một dải nước non.

Được sử dụng như một phương thức tu từ, dấu câu đã được xem như một loại từ đặc biệt tạo nên “ý tại ngôn ngoại” cho văn bản, có khả năng “gợi ra những điều mà từ không nói hết”. Thật khó mà dùng ngôn từ thay thế mấy dấu câu trong đoạn thơ này để diễn tả sự im lặng và xúc động thiêng liêng đến tận cùng giây phút Bác Hồ trở vè Tổ Quốc sau 30 năm xa cách:

Ôi! Sáng xuân nay. Xuân 41

Trắng rừng biên giới nở hoa mơ

Bác về… Im lặng. Con chim hót

Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ…

(Tố Hữu – Theo chân Bác)

Trong văn xuôi, dấu câu cũng góp phần rất quan trọng tạo nên nhịp điệu và sắc thái biểu cảm cho văn bản. Hai đoạn văn sau đều ghi lại nỗi nhớ và những kỉ niệm của con người. Đây là nỗi nhớ về một thời cắp sách:

“Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.

Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.”

(Thanh Tịnh – Tôi đi học)

Và đây là nỗi nhớ về quê hương của một người con xa xứ:

“Nhớ quá, bất cứ cái gì của Hà Nội cũng nhớ, bất cứ cái gì của Bắc Việt cũng nhớ, nhớ từ cánh đồng lúa con gái mơn mởn nhớ đi, nhớ từ tiếng hát của người mẹ ru con buổi trưa hè mà nhớ lại; nhớ hoa sấu rụng đầu đường Hàng Trống, nhớ quả bàng ở Hải Hậu rụng xuống bờ sông đào, nhớ sen Linh Đường thơm ngào ngạt cả bầu trời mà nhớ lên, nhớ nhãn Hưng Yên, vải Vụ bản, cá anh vũ Việt Trì, na Láng, bưởi Vạn Phước, cam Bố Hạ, đào Sa Pa, mà nhớ xuống.”

(Vũ Bằng – Thương nhớ mười hai)

Đoạn văn đầu của Thanh Tịnh 62 chữ, chỉ có hai câu, hai dấu chấm và hai dấu phảy, tạo nên một nhịp điệu dàn trải, nhẹ nhàng. Cả đoạn văn như một tiếng nói thì thầm, nhẹ như lá rụng cuối thu, lãng đãng như mây bạc lưng trời… nhằm diễn đạt một tâm trạng, một nỗi bâng khuâng xa vắng về những kỉ niệm ấu thơ, “những kỉ niệm miên man của buổi tựu trường”.

Đoạn văn thứ hai của Vũ Bằng cũng nói về một nỗi nhớ, chỉ có một câu dài với rất nhiều vế câu được chia tách bởi rất nhiều dấu phảy và dấu chấm phẩy (14 dấu phẩy và 1 dấu chấm phẩy) lại tạo nên một giọng điệu da diết, gấp gáp, diễn tả nỗi nhớ nhung, thổn thức cháy bỏng cứ ăm ắp, cứ tràn tuôn không thể kìm giữ được, những cảm xúc chất chứa nỗi lòng đau đáu khắc khoải của người con đi xa hướng về quê hương đất Bắc.

Cũng vẫn bằng những dấu phẩy, nhà văn Thép Mới lại dồn nén vào đó tất cả cái nhọc nhằn cơ cực của người nông dân khi miêu tả những vòng quay đều đặn, nhẫn nại của cái cối xay : “Cối xay tre, nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc” (Thép Mới – Cây tre Việt Nam)

Bởi thế trong văn học, dấu câu thực sự đã làm nên được những “khoảng lặng không lời” và mở ra cả một không gian cảm xúc để người đọc cảm nhận và suy tưởng.

Có một mẩu chuyện khá lí thú về vai trò của dấu câu trong sáng tác nghệ thuật:

“Nhà văn Đức Tê-ô-đo Phôn-ta-nơ nổi tiếng (1819 – 1898) hồi còn làm biên tập ở Béc-lin nhận được tập bản thảo gồm mấy bài thơ của một nhà thơ trẻ gửi tới, kèm bức thư trong đó tác giả viết: “Tôi không chú ý lắm đến các dấu câu, nhờ ông thêm vào hộ cho”

Phôn-tai-nơ gửi trả lại ngay những bài thơ đó. Trong bức thư trả lời tác giả, ông viết: “Lần sau gửi bản thảo, xin ông chỉ ghi những dấu câu thôi, còn thơ thì tôi sẽ điền vào”.

(theo “Nụ cười bác học”)

Câu chuyện trên có thể là một bài học nho nhỏ cho các em khi viết văn, khi làm thơ, khi phân tích tác phẩm văn học: Hãy cẩn trọng cho đến từng dấu chấm, dấu phẩy, bởi như những cái tưởng như rất đơn giản ấy lại chứa đựng rất nhiều điều đáng nói.

Sau đây là một số đoạn văn bình về vai trò và tác dụng của dấu câu:

1/ Thép Mới viết:

“Đường xa, gánh nặng, bước chân đi thoăn thoắt

Dốc núi, đèo cao, đòn gánh kĩu kịt”

Phối hợp hai từ láy thoăn thoắt, kĩu kịt, dấu phẩy cắt hai câu văn ra nhiều đoạn đều nhau, đối nhau diễn tả cái nhịp nhàng, nhún nhẩy của đòn gánh tre trên vai những người dân công đi chiến dịch.

(Đinh Trọng Lạc, 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1995)

2/ Nam Cao – Lão Hạc:

“Ông giáo nói phải! kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!”

Dấu chấm lửng ở đây gắn với phương tiện im lặng diễn tả sự nghẹn ngào, ngập ngừng.

(Đinh Trọng Lạc, Tài liệu đã dẫn)

3/ Nam Cao – Chí Phèo:

“Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể làm người lương thiện nữa. Biết không! Chỉ còn một cách… biết không!... Chỉ còn một cách là… cái này! Biết không!...”

Hắn rút dao ra, xông vào, Bá Kiến ngồi nhỏm dậy, Chí Phèo đã văng dao tới rồi.”

Đoạn văn của Nam Cao có 63 chữ nhưng được chia làm 9 câu và rất nhiều dấu ngắt: 5 dấu cảm thán (chấm than), hai dấu hỏi chấm, bốn dấu chấm lửng (ba chấm), ba dấu phẩy và hai dấu chấm. Rõ ràng ở đoạn văn này nhịp điệu câu văn nhanh, gấp gáp. Ngữ điệu cũng căng thẳng và dồn nén… Nam Cao đã tái hiện lại một cuộc “đối mặt” đầy quyết liệt và giàu kịch tính. Cả cuộc đời Chí Phèo triền miên trong những cơn say, mệt mỏi và u tối. Bỗng giây phút này hắn bừng tỉnh và sáng láng. Nhưng giây phút ấy ngắn ngủi lắm nen Chí phải nói nhanh và làm gấp. Nói tất cả những gì uất ức, dồn nén đẩy y tới hành động bùng nổ, tức khắc, quyết liệt. Hệ thống dấu câu, nhịp điệu, ngữ điệu của đoạn văn trên đã góp phần diễn tả rất thành công tâm trạng uất ức dồn nén và tình thế gấp gáp, khẩn trương của màn kịch này.

(Nguyễn Đăng Mạnh- Đỗ Ngọc Thống, Văn - bồi dưỡng học sinh năng khiếuTHCS, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002)

4/ Một số ví dụ tiêu biểu cho gạch nối tu từ:

Trước lăng Bác, hàng chữ Hồ - Chí – Minh được viết với hai dấu gạch ngang. Đó là cách biểu hiện đẹp nhất tên của vị anh hùng dân tộc mà sự sáng suốt và lòng bác ái của Người đã đi vào lịch sử. Những gạch nối làm nổi bật lên từng nét chữ thật trang trọng, cao quý.

(Đinh Trọng Lạc, Tài liệu đã dẫn)

MỘT SỐ BÀI TẬP VỀ DẤU CÂU:

Bài tập 1: Liệt kê các loại dấu câu và tác dụng của nó theo bảng phân loại sau:

TT

DẤU CÂU

CHỨC NĂNG

VÍ DỤ

1

Dấu chấm

được đặt ở cuối câu trần thuật

Giới chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm.

2

3

Bài tập 2: Các đoạn văn, đoạn thơ sau đã lược bỏ đi một số dấu câu. Căn cứ vào chức năng của mỗi dấu câu, em hãy điền chúng vào vị trí thích hợp:

Đoạn 1: (Đặt dấu phẩy, dấu chấm phẩy vào chỗ thích hợp)

“Người ta nhớ nhà nhớ cửa nhớ những nét mặt thương yêu nhớ những con đường đã đi về năm trước nhớ người bạn chiếu chăn dắt tay nhau đi trên những con đường vắng vẻ ngạt ngào mùi hoa xoan còn thơm mát hơn cả hoa cau hoa bưởi. Người ta nhớ heo may giếng vàng người ta nhớ cá mè rau rút người ta nhớ trăng bạc chén vàng…”

(Vũ Bằng, Thương nhớ mười hai)

Đoạn 2: (đặt dấu chấm hỏi, chấm than vào chỗ thich hợp)

Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây

Sông Hồng chảy về đâu Và lịch s

Câu trả lời:

Con sông quê em nằm giữa hai bên bờ xanh biếc, với những cây cối mọc bên quanh rậm um tùm nó được so sánh giống như rừng rậm nhiệt đới, hai bên đã thể hiện được những cảnh vật gần gũi và có giá trị ý nghĩa nhất đối với cuộc sống của mỗi chúng ta, những hình ảnh giá trị đó là đưa cho em có cảm giác gần gũi và có giá trị nhiều nhất dành cho con người, những hình ảnh đó để lại cho chúng ta những cảm xúc rất đặc biệt và có nhiều ý nghĩa nhất, những hình ảnh mang lại những giá trị cho cuộc sống và ý nghĩa của mỗi người đó là cảm nhận được thi vị của cuộc sống và mỗi chúng ta đều có thể cảm nhận được tình cảm đó qua cách chúng ta sống và những tình cảm có giá trị dành cho quê hương.

Quê hương là nơi gắn bó và đã nuôi dưỡng chúng ta từ khi sinh ra và nó dang rộng vòng tay đón chúng ta vào lòng, những hình ảnh gần gũi và quen thuộc của quê hương đã thể hiện được mạnh mẽ điều đó và mang lại cho con người những ý nghĩa sâu sắc và có ý nghĩa nhất, tình cảm đó thể hiện được những niềm tin và giá trị lớn lao của mỗi người, quê hương của mỗi chúng ta đều có những hình ảnh quen thuộc và có giá trị mạnh mẽ nhất nó không chỉ làm cho cuộc sống của chúng ta được mở mang nhiều hơn mà giúp chúng ta sống tình cảm và có ý nghĩa cho cuộc sống của mình, những giá trị sống có giá trị và nó thực sự tạo nên những ý nghĩa sâu sắc khi cuộc đời của chúng ta đã trải qua và được thưởng thức những hương vị của cuộc sống đem tặng.

Dòng sông quê hương chính là biểu tượng dòng sông tâm hồn, ngoài biểu tượng đó là hình ảnh do tạo hóa tạo nên thì nó cũng mang vẻ đẹp rất lớn và vô cùng sâu sắc dành cho mỗi người giá trị của nó không chỉ dừng lại ở vẻ đẹp bên ngoài mà còn có giá trị rất lớn lao cho cuộc sống của những người dân, nó đem lại nước tưới cho nông nghiệp, cung cấp nước cho mùa mang bội thu, giá trị của nó thật đáng cho chúng ta trân trọng và hiểu biết về ý nghĩa và hạnh phúc do nó đem lại. Những giá trị to lớn mà nó đem lại làm cho chúng ta được hạnh phúc và bớt đi những nhọc nhằn suy nghĩ của người nông dân Việt Nam.

Hình ảnh dòng sông quê hương luôn thấm đẫm trong tâm hồn của em, bởi nó là dòng sông của những hình ảnh gần gũi với lứa tuổi trẻ thơ của em, mà nó còn đem lại những giá trị to lớn và mạnh mẽ cho mỗi người và đặc biệt là những người dân lao động, nó làm cho mùa mang bội thu bởi đây là nguồn cung cấp nước rất quan trọng của rất nhiều vùng.

Câu trả lời:

"Bà ơi bà, cháu yêu bà lắm

Tóc bà trắng, màu trắng như mây

Cháu yêu bà, cháu nắm bàn tay

Khi cháu vâng lời cháu biết bà vui, "

Mỗi lần nghe tụi trẻ con hàng xóm hát bài này tôi lại không khỏi chạnh lòng khi nhớ về người bà đã khuất của tôi.

Hồi còn sống, bà cưng tôi nhất bởi tôi là đứa cháu đầu tiên của bà. Đi đâu bà cũng dắt tôi theo. Tôi dính bà còn hơn cả dính mẹ.

Không giống như trong bài hát thiếu nhi quen thuộc, bà nội tôi là một người rất hiện đại. Bà thường được khen là trẻ hơn so với tuổi rất nhiều. Nét trẻ trung của bà hiện ra ngay từ mái tóc ngắn, uốn nhẹ ôm lấy gương mặt tròn, nhỏ nhắn. Tôi đoán, chắc hẳn hồi còn trẻ bà phải là một cô gái rất xinh đẹp, dịu dàng nhưng có cá tính. Ở bà có một nét gì đó rất cuốn hút mà hết thảy mọi người khi tiếp xúc đều nhận ra.

Bà là một ngưòi vui vẻ và rất hay nói chuyện. Thông thường, ở độ tuổi lục tuần con người ta thường trở nên điềm đạm và trầm mặc. Nhưng bà tôi lại khác hẳn. Bà rất thích trò truyện với các ông, các bà trong hội hưu trí, hay chơi đùa cùng con cháu. Với khả năng giao tiếp vả thái độ thân thiện, bà rất được mọi người tán thưởng trong các câu chuyện hàng ngày. Bởi thế không khi nào tôi thấy bà ngớt khách khứa đến chơi.

Tôi thích nhất là lúc bà cười. Những lúc đó đôi mắt bà rất sáng vả rất có hồn. Đặc biệt khi đó những nếp nhăn trên trán, trên khuôn mặt bà xô lại trông giống như những chiếc cầu vồng. Bé Mưa - em trai tôi - cũng rất thích những nếp nhăn đó. Mỗi khi được bà ôm vào lòng cưng nựng, bé Mưa thường đưa cánh tay nhỏ xíu của em lên mân mê chúng như là một cử chỉ của sự yêu thương. Bà tỏ ra rất thích thú khi biết trên khuôn mặt mình có cầu vồng. Bà vui vì điều đó.

Tuy đã ở vào cái tuổi có thể coi là quá nửa đời người nhưng bà vẫn rất khỏe mạnh và tràn đầy sức sống. Và có lẽ cũng chỉ ở tuổi này bà mới đang được sống quãng đời đẹp nhất, hưởng những ngày an nhàn bên con bên cháu.

Tận hưởng những ngày an nhàn này, bà thoải mái làm những điều mình thích Mỗi sáng bà cùng với mấy bà hàng xóm ra sân khu tập thể tập dưỡng sinh, tập múa quạt. Bà tập dẻo lắm cơ. Trong tay bà, chiếc quạt lượn theo những vòng tròn mềm mại, trông tựa như những cánh bướm đang ngả mình trong gió. Những động tác bà làm trông như được thể hiện bởi những nghệ sĩ múa chuyên nghiệp mà tôi thường thấy trên tivi. Quả thực, bà tôi vẫn còn dẻo dai lắm. Tập dưỡng sinh chỉ là một trong số những hoạt động mà bà tham gia. Ngoài ra, bà còn tập khiêu vũ, tập văn nghệ cho tổ dân phố... Tôi thường thấy bà hào hứng hẳn lên vào mỗi tối thứ bảy và chủ nhật. Bởi đó là những ngày bà tham gia sinh hoạt trong câu lạc bộ khiêu vũ của phường. Các bạn không thể tưởng tượng được đâu nhé! Bà nhảy đẹp hết ý luôn! Đặc biệt là điệu Van. Tôi phải nhờ bà tập cho suốt đấy!

Hiện đại khi tham gia các hoạt động thể dục thể thao nhưng bà lại mang đầy nét truyền thống trong các hoạt động xã hội. Chính bà là người dạy tôi cách nấu nướng và chăm sóc cho bản thân. Bà thường bảo tôi phải chú ý đến hình thức của mình. Theo bà việc trang điểm là rất quan trọng. Đối với bà trang điểm không phải là tô mày kẻ mắt, trưng diện quần áo trang sức sao cho nổi bật mà chỉ đơn giản là sự chuẩn bị chu đáo cho bản thân trước khi hoà nhập vào các hoạt động xã hội. Chăm sóc cho bản thân cũng chính là cách ta thể hiện sự tôn trọng mình và tôn trọng người khác. Đó là câu bà vẫn thường hay nói với tôi.

Đã thành thông lệ, mỗi tối trước khi đi ngủ, tôi thường được bà xoa lưng và kể cho nghe những câu chuyện cổ tích. Nào là chuyện cô Tấm chui ra từ quả thị, nào là Thạch Sanh bắn đại bàng tinh cứu công chúa, nào là chú Cuội ngồi gốc cây đa Giọng kể dịu dàng cùng hương hoa nhài thoang thoảng từ người bà đã đưa tôi vào giấc ngủ trong suốt những năm bé thơ. Có lẽ bởi thói quen này nên khi bà không còn, một thời gian dài tôi rất khó ngủ.

Bà là tấm gương, là hình mẫu trong trái tim tôi. Đến tận bây giờ, hình bóng bà vẫn còn in đậm trong trái tim tôi.

"Bà ơi bà, cháu yêu bà lắm

Tóc bà trắng, màu trắng như mây... "

Câu trả lời:

Tờ mờ sáng,vài ánh dương hồng le lói đang cố giương mình len sâu vào lớp sương đêm dày đặc,vài bước chân người đi trên con đường đất làm phá tan bầu không khí tĩnh mịch bí ẩn của buổi đêm.Xa xa,lục tục vài bà hàng nước ngồi đun cái bếp lửa than để kịp nấu nước chè sớm

Mấy bà hàng cá đã ra ngồi bến từ nửa đêm để chờ mẻ cá mới cho được giá,trên phía mép đường đan,những hàng thịt với ê hề nào thịt heo,thịt bò,thịt gà,…đã được dọn từ rất sớm cho kịp tay mấy bà đi chợ sớm về kịp bữa cơm sáng…

Trời sáng dần,hương nếp từ chõ đồ sôi bay thoang thoảng từ đầu ngỏ chợ,như lôi kéo mấy bà buôn hàng cá,hàng thịt ra từ buổi sớm chưa có gì lót dạ.Chợ bắt đầu đông và náo nhiệt,từ các xóm dưới nào rau,nào củ,nào quả… các thứ hàng lagim nằm trong mẹt,thúng các bà buôn chuyến đi vào chợ.Cả khu chợ rộn lên,bắt đầu cuộc đầu tranh khẩu khí quyết liệt của người mua lẫn kẻ bán,có khi bớt 1 thêm 2 đồng bạc,cũng có mấy bà rộng tay vừa giá là lấy ngay không phải kì kèo,cũng có những người xem hàng chậc lưỡi rồi bỏ đi,để mặc sau lưng lời xầm xì chẳng rõ là mắng thầm hay nói nhãm của mấy bà buôn.Lũ trẻ nhỏ đi học sớm,được vài đồng bạc dắt nhau ùa vào chợ lựa mua các thứ quà bánh,cũng có đứa chỉ đưa mắt nhìn thèm thuồng và tán vài câu rồi bỏ đi…

Qua giữa buổi,chợ bắt đầu thong thả,người đi chợ sớm tản sang các ngã rời khỏi chợ,những hàng cá,hàng thịt,hàng rau vừa sáng còn tươi rói và nhảy tanh tách trong mẹt giờ đã hết sạch nhờ những đôi tay và đôi mắt lựa chọn kĩ tính của các bà nội trợ đảm đang.Trong chợ chỉ còn vài bà hàng ế phải ngồi lại cầu trời sao cho còn mấy bà nội trợ ngủ trể mà phải chịu tay lấy mấy bó rau,con cá hàng ế cho vừa buổi chợ.Các bà hàng nước gôm mấy hòn than cháy tàn cố nhen nhúm cho được ngọn lửa nhỏ giữ cho nước âm ấm chờ các thực khách sang buổi trưa nắng ghé hàng làm ngụm nước…

Trưa,mặt trời lên qua đỉnh đầu,nắng gắt,nóng bức và mùi ôi nồng làm cả khu chợ như đắm chìm trong bầu không khí đặc quánh,hàng họ đã dẹp dần từ giữa buổi.Chợ tan

Câu trả lời:

Dàn bài I. MỞ BÀI

Giới thiệu buổi lễ.

II. THÂN BÀI

+ Trước giờ làm lễ: Quang cảnh chung - trang trí - khách dự.

+ Buổi lễ diễn ra: Các bài phát biểu - phần phát thưởng - văn nghệ giúp vui.

+ Buổi lễ kết thúc: Thầy hiệu trưởng cúi chào mọi người.

III. KẾT BÀI

Cảm tưởng.

Bài làm tham khảo

Buổi lễ tổng kết cuối năm học vừa qua của trường em tuy đơn giản nhưng không kém phần long trọng.

Hôm ấy nhằm một ngày đẹp trời, không khí mát dịu. Các bạn học sinh đều ăn mặc tươm tất hơn ngày thường. Ngay giữa sân lễ, một tấm phông đỏ treo cao, nổi bật lên với dòng chữ to màu trắng “Lễ tổng kết năm học”. Kế bên là một chiếc bàn dài trải thảm hoa, trên ấy, chất đầy những gói phần thưởng được bọc bằng giấy kiếng bóng lộn. Chúng em cứ đi qua đi lại ngắm nhìn mà lòng nôn nao khó tả.

Chẳng bao lâu, quan khách đến dự đã đông đủ. Họ ngồi chật cả dãy bàn phía trước. Tiếng nói chuyện, tiếng cười huyên náo.

Buổi lễ được bắt đầu bằng phút chào cờ thật trang nghiêm. Xong, thầy hiệu trường mới đọc diễn văn tổng kết năm học. Giọng thầy từ tốn, ấm rõ điểm lại từng mặt hoạt động của nhà trường. Chúng em im lặng lắng nghe mà lòng thầm cảm phục, biết ơn công lao của thấy cô đã không quản bao khó nhọc vì chúng em. Thầy hiệu trưởng còn thân mật khích lệ những bạn học giỏi, động viên các bạn khác phải cố gắng nhiều hơn nữa. Bài diễn văn kết thúc giữa tràng pháo tay giòn giã.

Tiếp theo là bài phát biểu của khách tham dự. Nhưng xúc động nhất là bài phát biểu của bạn Thu Hương. Bạn ấy đại diện cho học sinh lớp cuối cấp lên bày tỏ những suy nghĩ, những tình cảm của mình về thầy cô, về mái trường thân yêu sắp sửa phải rời xa.

Lúc phát thưởng thật vui nhộn. Bạn nào hạng nhất được gọi lên trước. Mỗi lẫn như thế là một lần tiếng vỗ tay vang dậy. Các bạn nhận thưởng tuy hơi rụt rè, nhưng người nào trên gương mặt cũng lộ nét hân hoan, tràn đầy sung sướng. Mấy bạn học sinh phía dưới cứ đứng chồm lên để nhìn cho rõ hơn. Xen vào giữa là các tiết mục văn nghệ hào hứng. Những bài hát về tuổi học trò được dịp cất lên. Đặc biệt tiết mục biểu diễn dàn organ của một em lớp Một đã làm cho ai nấy đều khen ngợi.

Cuối cùng, thầy hiệu trưởng lên tuyên bố bế mạc và cúi đầu chào tất cả mọi người.

Buổi lễ tổng kết năm học đã kết thúc. Những bàn tay vẫy giã từ nhau, những ánh mắt nhìn nhau đầy lưu luyến. Xung quanh dần vắng lặng. Đâu đây, thoảng tiếng ve kêu. Riêng em, một mình còn đếm bước giữa sân trường đầy xác phượng đỏ.