Câu 1. Tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh.
a) Trẻ em như búp trên cành
b) rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
Câu 2.
Trong các hình ảnh so sánh vừa xác định được thì:
- trẻ em được so sánh với búp trên cành;
- rừng đước được so sánh với hai dãy tường thành vô tận.
Sở dĩ có thể so sánh được như vậy bởi vì giữa hai vế có những nét tương đồng:
- trẻ em và búp trên cành, giống nhau: non tơ, được nâng niu,…
- rừng đước và dãy trường thành, giống nhau: dựng lên cao, thẳng đứng, dài dặc,…
So sánh các sự vật sự việc với nhau như vậy là làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Câu 3.
So sánh là thao tác phổ biến, được dùng trong suy nghĩ, nói năng,… Có sự so sánh để làm nổi bật cái được nói đến thông qua liên hệ giống nhau giữa các sự vật, sự việc. So sánh kiểu này là phép so sánh – một biện pháp tu từ. Nhưng cũng có sự so sánh để phân biệt đặc điểm khác nhau giữa các sự vật, sự việc (như trong câu văn của Tạ Duy Anh); so sánh kiểu này không phải là phép so sánh – biện pháp tu từ.