Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 65
Điểm GP 7
Điểm SP 53

Người theo dõi (13)

TN
TL
LH
NT
BT

Đang theo dõi (5)

H2
DH
AT
LT

Câu trả lời:

CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG

1. (Câu 1, Sgk tr 103 tập 2)

- Cố đô Huế nổi tiếng với các danh lam thắng cảnh như sông Hương, núi Ngự, cầu Tràng Tiền, chùa Thiên Mụ..., các di tích lịch sử như cửa Ngọ Môn, Kì Đài, các cung điện trong Đại Nội và các lăng tẩm của các vị vua nhà Nguyễn chung quanh thành phố Huế.

- Ngoài các danh lam thắng cảnh và những di tích lịch sử nói trên, cố đô Huế còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình, những sản phẩm tinh thần đáng quý, cần được bảo tồn.

2. (Câu 2, Sgk tr 103 tập 2)

a) Tên các làn điệu dân ca Huế:

- Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh buồn bã

- Hò giã gạo, ru em, giã vội, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung náo nức, nồng hậu tình người.

- Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh... thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế.

- Lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam.

- Nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn.

- Tứ đại cảnh mang âm hưởng điệu Bắc pha phách điệu Nam.

b) Tên dụng cụ âm nhạc:

- Đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, đàn nhị, đàn tang, đàn bầu.

- Cặp sanh: gõ nhịp Ca Huế đa dạng và phong phú đến nỗi khó có thể nhớ hết tên các làn điệu ca, nhạc cụ, điệu đàn và các ngón đàn.

3. (Câu 3, Sgk tr 103 tập 2) Sau khi đọc bài văn Ca Huế trên sông Hương, ta biết thêm về một sinh hoạt văn hóa, đó là ca Huế trên sông Hương với các nội dung:

- Vẻ đẹp phong phú, đa dạng của các làn điệu dân ca Huế (điệu ca, nhạc cụ, cách đàn, ca).

- Vẻ đẹp của cảnh ca Huế trong đêm trăng thơ mộng trên dòng sông Hương mờ ảo...

- Nguồn gốc của một số làn điệu ca Huế.

4. (Câu 4, Sgk tr 104)

a) Ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình, nhã nhạc. Nhạc dân gian là các làn điệu dân ca, những điệu hò, lí... thường sôi nổi, lạc quan, tươi vui. Nhạc cung đình, nhã nhạc là nhạc dùng trong những buổi lễ trang nghiêm nơi tôn miếu, trong cung đình của vua chúa, thường trang trọng, uy nghi.

b) Các điệu ca Huế vừa sôi nổi, tươi vui, vừa trang trọng, uy nghi do nguồn gốc hình thành nêu trong câu trả lời (a): tính chất sôi nổi, tươi vui của các làn điệu dân ca, điệu hò, lí và tính chất trang trọng, uy nghi của nhạc cung đình, nhã nhạc.

c*) Nghe ca Huế là một thú tao nhã vì ca Huế thanh tao, lịch sự, sang trọng và duyên dáng:

- Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.

- Thể điệu có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán.

- Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người...

- Ca Công ăn mặc trang nghiêm, duyên dáng, nhạc công tài hoa với các ngón đàn trau chuốt...

- Đặc biệt là cảnh đêm trăng trên dòng sông Hương mờ ảo, lắng đọng, thời gian như ngừng lại.

Câu trả lời:

ài làm Dân tộc ta vốn có truyền thống đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Để diễn đạt tình nghĩa tha thiết này, ca dao có câu: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng.” Những hình ảnh trong câu ca dao thật dễ hiểu nhưng ý nghĩa của nó thì thật là sâu sắc. “Nhiễu điều” là tấm vải đỏ; “giá gương” là giá đỡ tấm gương. Hình ảnh “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” có nghĩa đen là tấm vải đỏ che phủ, giữ cho sạch và làm đẹp cho giá gương cùng cả tấm gương. Hai tiếng “phủ lấy” nhắc nhở, thể hiện sự gắn bó không tách rời giữa giá gương và nhiễu điều. Hình ảnh đó còn gợi lên nghĩa bóng đó là sự yêu thương, đùm bọc, che chở. Lấy nghĩa bóng đó, dân gian muốn nhắn nhủ mọi người trong cùng một cộng đồng cần phải biết yêu thương, đùm bọc, che chở cho nhau: “Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Đó là một lời khuyên nhủ đậm đà tình nghĩa. Vậy thì tại sao người trong một nước phải yêu thương giúp đỡ lẫn nhau? Trong tâm thức mỗi người Việt Nam đều tin các dân tộc trên đất nước ta là anh em. Con người cùng một nước, có cùng chung một nguồn gốc lịch sử. Mọi người trong cùng cộng đồng, cùng làng, cùng nước,… đời sống vật chất, tinh thần luôn gắn bó với nhau, rất cần đến sự quan tâm động viên giúp đỡ lẫn nhau; nhất là lúc có ai đó gặp khó khăn hoạn nạn. Hơn nữa, không ai có thể sống lẻ loi trong xã hội mà phải hoà nhập vào cộng đồng. Thương yêu, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau là lẽ sống của mỗi người, nó đã trở thành một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Tình cảm yêu thương đoàn kết tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần sẽ giúp con người vượt qua bao khó khăn, chiến thắng kẻ thù và thiên tai, đi tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Có thể kể đến các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nhân dân ta. Rồi những tấm lòng hảo tâm đóng góp vào các quỹ từ thiện đã giúp nhiều người nghèo khó, bệnh tật khắc phục được hoàn cảnh, vượt qua bệnh tật hiểm nghèo trở về với cuộc sống bình thường. Chúng ta phải làm thế nào để phát huy được đạo lí tốt đẹp đó? Chúng ta cần tránh quan điểm : “Đèn nhà ai người ấy rạng.”, có thái độ dửng dưng đứng trước nỗi đau khổ của họ hàng, làng xóm, dân tộc. Và yêu thương giúp đỡ lẫn nhau phải xuất phát từ lòng chân thành, tự nguyện thì đó mới là nghĩa cử cao đẹp, đáng trân trọng. Để phát huy được đạo lí tốt đẹp của nhân dân Việt Nam, chúng ta phải biết quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn hoạn nạn với thái độ chân thành, kịp thời. Thương yêu, đùm bọc lẫn nhau là biểu hiện sự đoàn kết dân tộc. Mỗi người cần phải biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. Ý nghĩa của câu ca dao đã trở nên muôn đời. Vì đó là bài học đã đúc kết bằng tâm huyết của nhân dân ta. Hơn bao giờ hết, chúng ta phải biết phát huy mạnh mẽ truyền thống tốt đẹp đó.