Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Bình Định , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 17
Số lượng câu trả lời 107
Điểm GP 1
Điểm SP 73

Người theo dõi (84)

NT
NS
KK
BT

Đang theo dõi (75)

HH
BT
H24
H24
H24

Câu trả lời:

Dinh dưỡng và sức khỏe >>Dinh dưỡng hợp lý
Ảnh hưởng của chế biến nóng tơí các thành phần dinh dưỡng của thức ăn .
Phần lớn các thực phẩm mua về thường phải qua quá trình chế biến, nấu nướng nhất định có thể ăn được. Trong quá trình chế biến nóng các chất dinh dưỡng chịu những biến đổi lý hóa một cách đa dạng.

Với chất đạm (protit): Khi đun nóng ở nhiệt độ 700C thì protit đóng vón lại rồi bị thoái hóa. Khi có axit quá trình này xảy ra ở nhiệt độ thấp hơn. Quá trình đông vón vừa phải làm cho protit dễ tiêu. Khi nấu nướng ở nhiệt độ cao quá lâu, giá trị dinh dưỡng của protit giảm đi vì tạo thành các liên kết khó tiêu. Quá trình này hay xảy ra khi nướng, hấp thức ăn trong lò nhiệt độ cao, rán thực phẩm trong dầu mỡ quá lâu (khi thực phẩm rán trong dầu mỡ nhiệt độ có thể lên đến trên 2000C, khi nướng thực phẩm trên bếp than nhiệt độ có thể lên đến 3000C. Do vậy với các thực phẩm cung cấp chất đạm như thịt, cá, trứng đều phải sử dụng nhiệt độ trên 700C và nên là 1000C để nấu chín và diệt khuẩn (bao gồm cả vi khuẩn và vi rút). Khi luộc gà (ngan, vịt), cá, chân giò, gan…cần luộc chín kỹ, đặc biệt chú ý phần thịt sát với xương không để còn màu hồng. Hạn chế sử dụng các thức ăn nướng, quay, rán trong lò nhiệt độ cao hoặc trong dầu mỡ lâu.

Với chất béo (Lipit): ở nhiệt độ không quá 1020C, lipit (dầu, mỡ) không có biến đổi đáng kể ngoài hóa lỏng.

Khi đun lâu ở nhiệt độ cao các axit béo không no sẽ bị oxy hóa làm mất tác dụng có ích, đồng thời các liên kết kép trong cấu trúc của các axit này bị bẻ gãy tạo thành các sản phẩm trung gian như là peroxit aldehyt có hại đối với cơ thể. Khi nướng thức ăn trên bếp lửa mỡ chảy ra rơi xuống tạo mùi thơm nhưng thực chất đó là carbuahydro thơm vòng không tốt cho cơ thể và đó chính là một trong các tác nhân gây ung thư. Do vậy không nên tái sử dụng dầu mỡ đã qua rán ở nhiệt độ cao không mua các thức ăn rán, quay bán sẵn (quẩy, bánh rán, gà quay…) khi thấy chảo dầu, mỡ dùng cho việc chế biến không còn trong, đã được sử dụng nhiều lần và có màu đen cháy.

Với chất bột (Gluxit): gồm các loại đường đơn, đường kép, tinh bột, celluloza. Ở nhiệt độ đun sôi các loại đường đơn giản không có biến đổi đáng kể. Quá trình chế biến nóng làm cho tinh bột dễ tiêu hơn, celluloza không bị nứt ra và trở nên mềm hơn, cho phép các dịch tiêu hóa tiếp xúc với các thành phần dinh dưỡng trong tế bào thực vật (thường celluloza tạo một lớp màng bao bọc bên ngoài tế bào của các loại hạt, củ, rau…). Nhưng khi chế biến ở nhiệt độ cao đặc biệt là trong môi trường khô không có nước, các thành phần của tinh bột cũng bị biến đổi khó tiêu hóa hoặc độc hại với cơ thể.

Các loại chất khoáng (Canxi, phosootspho, kali, magiê…) trong quá trình nấu có các biển đổi về số lượng do chúng hòa tan vào nước. Do vậy nên sử dụng thức ăn cả phần cái và phần nước.

Vitamin: các vitamin chịu nhiều thay đổi nhất vì đó là những thành phần tương đối ít bền vững. Các vitamin tan trong chất béo như A, D, E, K tương đối bền vững với nhiệt độ, trong quá trình nấu nướng bình thường vitamin nhóm này bị hao hụt từ 15-20%. Các vitamin tan trong nước bị mất nhiều hơn do bị hòa tan và dễ bị phân giải, nhất là trong môi trường kiềm. Do vậy, ngâm thực phẩm trong nước, luộc nhiều nước rồi đổ đi, sử dụng xút (hoặc vôi) trong nấu nướng, bảo quản thức ăn lâu đều làm mất nhiều các vitamin nhóm B, C (lượng mất mát có thể tới 90%). Trong các vitamin nhóm B thì vitamin B1 ít bền vững nhất, vitamin B2, vitamin PP hầu như không bị phân hủy. Khi luộc thịt, cá một lượng tương đối vitamin nhóm B ra theo nước luộc. Chế biến nóng hợp lý làm mất khoảng 20% vitamin nhóm B, riêng vitamin B1 tỷ lệ mất có thể cao hơn. Vitamin C ít bền vững nhất. Chất này không những dễ hòa tan trong nước mà còn bị oxy hóa nhanh, nhất là ở nhiệt độ cao. Trong thời gian bảo quản lượng vitamin C cũng giảm dần. Do vậy nên chọn các loại rau, quả tươi rửa thực phẩm rồi mới gọt, thái, cắt; khi đã thái, cắt rồi cần nấu ngay. Men oxylaza được giải phóng khi rau quả bị đụng dập cũng tham gia vào quá trình oxy hóa làm rau quả nhanh hỏng và lượng vitamin C mất đi rất nhanh. Khi luộc, nấu rau cần cho rau vào nước đun sôi khi rau đã được rửa sạch (để khử tác dụng của men oxylaza) rút ngắn thời gian đun nấu. Nấu chín xong ăn ngay cũng giúp hạn chế hao hụt vitamin C. Người ta ước tính lượng vitamin mất do nấu nướng như sau: vitamin C: 50%; vitamin B1: 30%; caroten: 20%.

Tóm lại: cần chế biến nóng thích hợp để đảm bảo các chất dinh dưỡng không bị biến dạng, hao hụt và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm giúp cơ thể hấp thu, sử dụng tốt các thành phần dinh dưỡng và ngăn ngừa việc sản sinh ra các chất độc hại.leuleumk lm gion ak nhan,dung thi tick , ma hk thi thoi

Câu trả lời:

Câu 1: Tới nay Bưu điện Việt Nam đã có 21 lần phát hành tem để kỉ niệm ngày Thương binh - Liệt sĩ.
Câu 2:
1. Nguyễn Viết Xuân: Ông sinh tại xóm Thượng, xã Ngũ Kiên, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên nay thuộc Vĩnh Phúc. Năm 7 tuổi ông phải đi ở đợ cho gia đình địa chủ trong vòng 10 năm. Tháng 11 năm 1952 ông gia nhập Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong chiến tranh Đông Dương đơn vị ông chiến đấu với không quân của đối phương ở Lũng Lô. Ngày 5 tháng 1 năm 1955 ông được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Việt Nam.
- Sáng ngày 18 tháng 11 năm 1964 trong trận chiến không quân với Hoa Kỳ ở phía tây Quảng Tây, ông bị máy bay địch bắn bị thương nát đùi phải, song ông yêu cầu phẫu thuật bỏ chân, tiếp tục được vào bờ cộng sự và làm chỉ huy chiến đấu, động viên cán binh bằng khẩu lệnh "Nhằm thẳng quân thù! Bắn!"
- Trong đời binh nghiệp, ông từng làm chinh sát thuộc C3, Đoàn 99, kế đó là tiểu đội trưởng trinh sát, Trung đội trưởng pháo cao xạ, rồi chính trị viên phó đại đội pháo cao xạ. Khi tử trận ông mang quân hàm thiếu úy, chính trị viên đại đội 3, tiểu đoàn 14 pháo cao xạ, Sư đoàn 325 quân khu 4.
Hiện hài cốt của ông được an táng tại nghĩa trang xã Ngũ Kiên.
2. Nguyễn Văn Trỗi: (hay còn gọi là Tư Trỗi). Là con thứ ba trong một gia đình nghèo tại làng Thanh Quýt, xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Sau hiệp ước Geneve gia đình anh vào miền nam sinh sống. Lớn lên anh làm thợ điện tại nhà máy điện Chợ Quán và tham gia tổ chức Biệt động thành, đại đội quyết tử cánh Tây Nam Sài Gòn. Năm 1964 anh được huấn luyện cách đánh biệt động nội thành ở căn cứ Vườn Thơm, Đức Hòa (Long An).
- Ngày 2 tháng 5 năm 1964 anh nhận nhiệm vụ đặt mìn ở cầu Công Lý nhằm tiêu diệt phái đoàn quân sự chính trị cấp cao của chính phủ Hoa Kỳ do Bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara dẫn đầu. Nhiệm vụ này ban đầu được giao cho 1 đồng đội của Trỗi, nhưng anh xung phong đi thay vì vợ chồng người đồng đội đó đã có con, dù bản thân anh cũng mới cưới vợ được 10 ngày. Công việc bại lộ, anh bị bắt lúc 22 giờ ngày 9 tháng 5 năm 1964.
- Chính quyền Việt Nam cộng hòa đưa anh ra tòa án quân sự và kết án tử hình. Nhóm du kích quân chống chế độ thân Mỹ tại Venezuela sau khi nghe tin đã tổ chức bắt sống trung tá Mỹ Michael Smolen để ra điều kiện đổi mạng với Nguyễn Văn Trỗi, bởi cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam có sức khích lệ, cổ vũ họ rất nhiều. Chính quyền do Nguyễn Khánh đứng đầu ở Sài Gòn ngay lập tức phải dừng lại việc xử tử biệt động Nguyễn Văn Trỗi. Hai bên đồng ý trao đổi tù binh nhưng sau khi Michael Smolen được thả thì Mỹ và Sài Gòn đã đưa Nguyễn Văn Trỗi đi xử bắn bí mật ngay lập tức.
3. Võ Thị Sáu: Chị Võ Thị Sáu tên thật là Nguyễn Thị Sáu có cha tên là Võ Văn Hợi và mẹ là Nguyễn Thị Đậu, người ở xã Phước Thọ, quận Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa nay thuộc xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Giống như các anh mình, chị đã tham gia vào các hoạt động bí mật ở địa phương. Năm 14 tuổi chị đã đi theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng ở trên chiến khu. Năm 1949, chị tham gia đội công an xung phong Đất Đỏ làm liên lạc, tiếp tế. Năm 1950, tại trận chiến đất đỏ, chị bị chính quyền Pháp bắt sau khi ném lựu đạn tại chợ Đất Đỏ giết chết cai tổng Tòng. Tại phiên tòa đại hình, tuy mới 16 tuổi nhưng chị Võ Thị Sáu đã hiên ngang khẳng định "Yêu nước chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội". Tòa án binh Pháp kết tử hình chị vào tháng 4 năm 1951. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, quân Pháp đưa chị ra giam ở Côn Đảo. Dù các luật sự biện hộ cho chị đã phản đối án tuyên này với lý do chị chưa đủ 18 tuổi. Trước khi bị đưa ra hành hình, chị bị đày qua các nhà tù Chí Hòa, Bà Rịa và Côn Đảo. Vì quân Pháp không dám công khai thi hành bản án đối với chị, họ đã lén lút đưa chị đi thủ tiêu. Mộ của Võ Thị Sáu hiện còn đang ở nghĩa trang Hàng Dương, Côn Đảo. Ngày 2 tháng 3 năm 1993, chủ tịch nước Lê Đức Anh ký quyết định số 149 truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho chị.
Câu 3:
- Tem thứ 1:
+ Là con tem bưu chính
+ Bên dưới có ghi số 12
- Tem thứ 2:
+ Là con tem thương binh
+ Bên dưới có ghi chữ "Bưu chính"
Câu 4:
Câu hỏi và đáp án cuộc thi tìm hiểu tem bưu chính
Anh hùng Kim Đồng (tên thật là Nông Văn Dền) sinh năm 1928, dân tộc Nùng, tại bản Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Khi hy sinh, Kim Đồng là đội trưởng Đội Nhi đồng Cứu quốc (Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ngày nay).
Sinh ra và lớn lên trong chiếc nôi của chiến khu cách mạng, khi còn nhỏ Kim Đồng đã sớm được cán bộ Việt Minh giáo dục, giác ngộ. Anh đã vận động các bạn cùng lứa tuổi trong bản làm nhiệm vụ liên lạc, chuyển công văn, tài liệu, đưa đón cán bộ, trinh sát nắm tình hình địch để cung cấp cho cán bộ.
Tháng 5 năm 1941, Trung ương Đảng quyết định thành lập Đội Nhi đồng Cứu quốc. Kim Đồng là một trong số năm đội viên đầu tiên và được bầu làm đội trưởng Đội Nhi đồng Cứu quốc. Được rèn luyện thử thách, Kim Đồng luôn thể hiện trí thông minh, lòng dũng cảm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Rạng sáng ngày 15 tháng 2 năm 1943, Kim Đồng được giao nhiệm vụ canh gác, bảo vệ cuộc họp bí mật của Trung ương Đảng. Địch phát hiện và cho một lực lượng khá lớn bao vây hòng bắt sống các đồng chí lãnh đạo của Đảng. Trước tình thế nguy hiểm, Kim Đồng đã mưu trí đánh lạc hướng, lừa địch tập trung lực lượng và hoả lực về phía mình, đồng thời phát tín hiệu cho các đồng chí cán bộ rút lui an toàn. Kim Đồng đã anh dũng hy sinh khi anh vừa tròn 15 tuổi, anh đã nêu tấm gương sáng chói cho các thế hệ thanh, thiếu niên và mọi người Việt Nam noi theo.
Ngày 23 tháng 9 năm 1997, Nông Văn Dền (tức Kim Đồng) được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
Hình ảnh anh Kim Đồng, một chiến sỹ giao liên cách mạng được giới thiệu trên tem Bưu chính Việt Nam thông qua bộ tem "Kỷ niệm 35 năm truyền thống ngành Bưu điện"
Câu 5:
Hoạt động giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ, người già có công với cách mạng là một hoạt động giàu ý nghĩa thể hiện tình yêu thương con người và lòng biết ơn sâu sắc của thế hệ sau đối với những người đã hi sinh cho sự nghiệp hòa bình độc lập của dân tộc. Hàng năm, cứ sắp đến ngày Thương binh liệt sĩ 27/7 là địa phương em lại tổ chức một đợt hoạt động thiết thực, thăm hỏi, động viên và giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sỹ. Đợt hoạt động năm trước em đã may mắn và vinh dự được tham gia. Buổi hôm ấy đã để lại trong lòng em những ấn tượng sâu đậm.
Chưa đến sáu giờ sáng hôm đó, tiếng loa phóng thanh đã rộn vang khắp làng. Đó là tiếng loa thúc giục những người tình nguyện khẩn trương có mặt tại sân tập trung nhà văn hóa để bác trưởng thôn phổ biến kế hoạch làm việc. Đúng sáu giờ, em đã có mặt tại vị trí tập trung, quần áo gọn gàng, đội chiếc mũ xanh tình nguyện mà em mượn được của chị gái. Chiếc mũ xanh làm em trở lên nổi bật giữa rất nhiều những chiếc nón của các bà, các chị và những chiếc mũ cối của các bác các anh. Một vài người còn trêu: "Cô "sinh viên tình nguyện" hôm nay phải làm việc hăng hái nhất đấy nhé!". Em mỉm cười không nói gì nhưng tự nhủ với lòng mình: Tất nhiên là như thế rồi! Bài học về sự biết ơn những người đi trước em vẫn nhớ in. Với lại đó là những người em rất yêu quí và kính trọng. Việc phổ biến kế hoạch đã xong. Làng em có hai gia đình nằm trong diện gia đình chính sách. Đó là gia đình bà Năm và gia đình ông bà Hiền. Đó đều là những gia đình có con đi bộ đội bị hi sinh. Nhà bà Hiền thì ông còn là thương binh, một cánh tay của ông đã gửi lại chiến trường. Đội quân tình nguyện còn chia làm hai nhóm, em nằm trong nhóm đến giúp đỡ gia đình ông bà Hiền. Loáng một cái, mọi người đã dừng chân trước nhà ông bà. Tuy đã được báo trước nhưng có vẻ ông bà vẫn ngạc nhiên bởi đội quân hôm nay hết sức hùng hậu. Vừa nhìn thấy ông bà, mọi người đã tíu tít chào hỏi. Ông Hiền, với cánh tay còn lại trịnh trọng bê ra một ấm trà xanh thơm mát mời mọi người. Tất cả mọi người, không ai bảo ai đều đồng thanh bảo ông để đó rồi làm xong mọi người sẽ uống. Và thế là bắt tay vào công việc luôn. Người vào trong nhà, với chiếc chổi quét mạng nhện dài, người mang chổi quét nhà, người quét sân, người hòa vôi quét lại tường, những người còn lại thì túa ra vườn, rẫy cỏ, dựng lại bờ rào...Người nào cũng như bị cuốn vào, làm việc một cách say sưa. Em còn nhỏ tuổi nên được phân công quét dọn trong nhà và đánh rửa lại bát đũa, cốc chén cho sạch. Chờ cho Bác Tiến quét mạng nhện xong, em lấy chổi, nhẹ nhàng đưa, thấp và dứt khoát. Mẹ em bảo làm như thế thì mới không làm bụi tung lên, làm bẩn đồ đạc và bay vào mọi người. Đây là căn nhà tình nghĩa được Nhà nước phối hợp với địa phương em xây dựng cho ông bà cách đây năm năm. Đó là một căn nhà mái bằng, không rộng lắm, mọi thứ giản dị nhưng khá tươm tất. Nhờ được tu sửa thường xuyên và lại được ông bà hết sức nâng niu nên giờ nhìn nó vẫn còn mới. Quét nhà xong, em múc một thau nước lớn, bê vào đặt trước hè và mang những cốc chén trong nhà ra rửa. Trong số những chiếc cốc mới, có một số chiếc cốc xem chừng có từ lâu lắm rồi. Em không giám hỏi nhưng chỉ thầm đoán đó hẳn là những kỉ vật mà ông bà giữ lại hồi chiến tranh. Em nhẹ nhàng cọ rửa từng chiếc một cố gắng cho khỏi va chạm. Bê chén cốc vào nhà, em lấy một chiếc giẻ ướt cẩn thận lau chùi lại bàn ghế, giường tủ cho sạch sẽ. Công việc đơn giản nhưng hoàn thành rất nhanh. Trong nhà mọi thứ cũng đã tươm tất. Em chạy ra ngoài, lăng xăng giúp đỡ mọi người: lấy hộ người này ít nước, cầm cho người kia cái xô, lấy gầu hót những chỗ rác đã được vun đống và thêm một việc nữa là "giám sát" không để cho ông bà Hiền làm bất cứ một việc gì. Nhìn cặp mắt của ông bà, em biết hai người đang xúc động nhiều lắm, em cũng thấy lòng mình hạnh phúc và ấm áp lạ lùng.
Mọi người vẫn hối hả làm viêc. Công việc vừa xong thì ánh nắng mặt trời cũng đã gay gắt. Mọi người lục đục đi vào trong nhà uống nước, nói chuyện. Ấm nước được chuyển bị từ sáng được bưng ra, lại thêm một rổ quả reo béo múp míp. Em nhanh tay rót nước mời mọi người. Trời nắng nên ai cũng nhễ nhại mồ hôi nhưng vẫn cười nói vui vẻ. Em ngồi im nghe các bác, các anh chị nói chuyện, chỉ biết mỉm cười nhưng lòng cũng cảm thấy đầy hạnh phúc. Ngày hôm nay, cũng giống như mọi người, em đã làm được một việc đầy ý nghĩa.
Ngày hôm đó, khi ở nhà ông bà Hiền ra về em đã suy nghĩ rất nhiều về bài học biết ơn những người đi trước. Không chỉ là một buổi hôm ấy, em sẽ thường xuyên đến thăm hỏi giúp đỡ ông bà trong những ngày bình thường. Và em cũng sẽ học tập tốt sau này trở thành người có ích góp phần xây dựng quê hương đất nước cho xứng đáng với mồ hôi, xương máu của tầng lớp cha anh đi trước đã đổ xuống. Lại sắp đến một ngày 27/7 nữa. Ngày ấy năm nay em nhất định sẽ tham gia.

Câu trả lời:

Câu 1: Tới nay Bưu điện Việt Nam đã có 21 lần phát hành tem để kỉ niệm ngày Thương binh - Liệt sĩ.
Câu 2:
1. Nguyễn Viết Xuân: Ông sinh tại xóm Thượng, xã Ngũ Kiên, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên nay thuộc Vĩnh Phúc. Năm 7 tuổi ông phải đi ở đợ cho gia đình địa chủ trong vòng 10 năm. Tháng 11 năm 1952 ông gia nhập Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong chiến tranh Đông Dương đơn vị ông chiến đấu với không quân của đối phương ở Lũng Lô. Ngày 5 tháng 1 năm 1955 ông được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Việt Nam.
- Sáng ngày 18 tháng 11 năm 1964 trong trận chiến không quân với Hoa Kỳ ở phía tây Quảng Tây, ông bị máy bay địch bắn bị thương nát đùi phải, song ông yêu cầu phẫu thuật bỏ chân, tiếp tục được vào bờ cộng sự và làm chỉ huy chiến đấu, động viên cán binh bằng khẩu lệnh "Nhằm thẳng quân thù! Bắn!"
- Trong đời binh nghiệp, ông từng làm chinh sát thuộc C3, Đoàn 99, kế đó là tiểu đội trưởng trinh sát, Trung đội trưởng pháo cao xạ, rồi chính trị viên phó đại đội pháo cao xạ. Khi tử trận ông mang quân hàm thiếu úy, chính trị viên đại đội 3, tiểu đoàn 14 pháo cao xạ, Sư đoàn 325 quân khu 4.
Hiện hài cốt của ông được an táng tại nghĩa trang xã Ngũ Kiên.
2. Nguyễn Văn Trỗi: (hay còn gọi là Tư Trỗi). Là con thứ ba trong một gia đình nghèo tại làng Thanh Quýt, xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Sau hiệp ước Geneve gia đình anh vào miền nam sinh sống. Lớn lên anh làm thợ điện tại nhà máy điện Chợ Quán và tham gia tổ chức Biệt động thành, đại đội quyết tử cánh Tây Nam Sài Gòn. Năm 1964 anh được huấn luyện cách đánh biệt động nội thành ở căn cứ Vườn Thơm, Đức Hòa (Long An).
- Ngày 2 tháng 5 năm 1964 anh nhận nhiệm vụ đặt mìn ở cầu Công Lý nhằm tiêu diệt phái đoàn quân sự chính trị cấp cao của chính phủ Hoa Kỳ do Bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara dẫn đầu. Nhiệm vụ này ban đầu được giao cho 1 đồng đội của Trỗi, nhưng anh xung phong đi thay vì vợ chồng người đồng đội đó đã có con, dù bản thân anh cũng mới cưới vợ được 10 ngày. Công việc bại lộ, anh bị bắt lúc 22 giờ ngày 9 tháng 5 năm 1964.
- Chính quyền Việt Nam cộng hòa đưa anh ra tòa án quân sự và kết án tử hình. Nhóm du kích quân chống chế độ thân Mỹ tại Venezuela sau khi nghe tin đã tổ chức bắt sống trung tá Mỹ Michael Smolen để ra điều kiện đổi mạng với Nguyễn Văn Trỗi, bởi cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam có sức khích lệ, cổ vũ họ rất nhiều. Chính quyền do Nguyễn Khánh đứng đầu ở Sài Gòn ngay lập tức phải dừng lại việc xử tử biệt động Nguyễn Văn Trỗi. Hai bên đồng ý trao đổi tù binh nhưng sau khi Michael Smolen được thả thì Mỹ và Sài Gòn đã đưa Nguyễn Văn Trỗi đi xử bắn bí mật ngay lập tức.
3. Võ Thị Sáu: Chị Võ Thị Sáu tên thật là Nguyễn Thị Sáu có cha tên là Võ Văn Hợi và mẹ là Nguyễn Thị Đậu, người ở xã Phước Thọ, quận Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa nay thuộc xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Giống như các anh mình, chị đã tham gia vào các hoạt động bí mật ở địa phương. Năm 14 tuổi chị đã đi theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng ở trên chiến khu. Năm 1949, chị tham gia đội công an xung phong Đất Đỏ làm liên lạc, tiếp tế. Năm 1950, tại trận chiến đất đỏ, chị bị chính quyền Pháp bắt sau khi ném lựu đạn tại chợ Đất Đỏ giết chết cai tổng Tòng. Tại phiên tòa đại hình, tuy mới 16 tuổi nhưng chị Võ Thị Sáu đã hiên ngang khẳng định "Yêu nước chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội". Tòa án binh Pháp kết tử hình chị vào tháng 4 năm 1951. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, quân Pháp đưa chị ra giam ở Côn Đảo. Dù các luật sự biện hộ cho chị đã phản đối án tuyên này với lý do chị chưa đủ 18 tuổi. Trước khi bị đưa ra hành hình, chị bị đày qua các nhà tù Chí Hòa, Bà Rịa và Côn Đảo. Vì quân Pháp không dám công khai thi hành bản án đối với chị, họ đã lén lút đưa chị đi thủ tiêu. Mộ của Võ Thị Sáu hiện còn đang ở nghĩa trang Hàng Dương, Côn Đảo. Ngày 2 tháng 3 năm 1993, chủ tịch nước Lê Đức Anh ký quyết định số 149 truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho chị.
Câu 3:
- Tem thứ 1:
+ Là con tem bưu chính
+ Bên dưới có ghi số 12
- Tem thứ 2:
+ Là con tem thương binh
+ Bên dưới có ghi chữ "Bưu chính"
Câu 4:
Câu hỏi và đáp án cuộc thi tìm hiểu tem bưu chính
Anh hùng Kim Đồng (tên thật là Nông Văn Dền) sinh năm 1928, dân tộc Nùng, tại bản Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Khi hy sinh, Kim Đồng là đội trưởng Đội Nhi đồng Cứu quốc (Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ngày nay).
Sinh ra và lớn lên trong chiếc nôi của chiến khu cách mạng, khi còn nhỏ Kim Đồng đã sớm được cán bộ Việt Minh giáo dục, giác ngộ. Anh đã vận động các bạn cùng lứa tuổi trong bản làm nhiệm vụ liên lạc, chuyển công văn, tài liệu, đưa đón cán bộ, trinh sát nắm tình hình địch để cung cấp cho cán bộ.
Tháng 5 năm 1941, Trung ương Đảng quyết định thành lập Đội Nhi đồng Cứu quốc. Kim Đồng là một trong số năm đội viên đầu tiên và được bầu làm đội trưởng Đội Nhi đồng Cứu quốc. Được rèn luyện thử thách, Kim Đồng luôn thể hiện trí thông minh, lòng dũng cảm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Rạng sáng ngày 15 tháng 2 năm 1943, Kim Đồng được giao nhiệm vụ canh gác, bảo vệ cuộc họp bí mật của Trung ương Đảng. Địch phát hiện và cho một lực lượng khá lớn bao vây hòng bắt sống các đồng chí lãnh đạo của Đảng. Trước tình thế nguy hiểm, Kim Đồng đã mưu trí đánh lạc hướng, lừa địch tập trung lực lượng và hoả lực về phía mình, đồng thời phát tín hiệu cho các đồng chí cán bộ rút lui an toàn. Kim Đồng đã anh dũng hy sinh khi anh vừa tròn 15 tuổi, anh đã nêu tấm gương sáng chói cho các thế hệ thanh, thiếu niên và mọi người Việt Nam noi theo.
Ngày 23 tháng 9 năm 1997, Nông Văn Dền (tức Kim Đồng) được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
Hình ảnh anh Kim Đồng, một chiến sỹ giao liên cách mạng được giới thiệu trên tem Bưu chính Việt Nam thông qua bộ tem "Kỷ niệm 35 năm truyền thống ngành Bưu điện"
Câu 5:
Hoạt động giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ, người già có công với cách mạng là một hoạt động giàu ý nghĩa thể hiện tình yêu thương con người và lòng biết ơn sâu sắc của thế hệ sau đối với những người đã hi sinh cho sự nghiệp hòa bình độc lập của dân tộc. Hàng năm, cứ sắp đến ngày Thương binh liệt sĩ 27/7 là địa phương em lại tổ chức một đợt hoạt động thiết thực, thăm hỏi, động viên và giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sỹ. Đợt hoạt động năm trước em đã may mắn và vinh dự được tham gia. Buổi hôm ấy đã để lại trong lòng em những ấn tượng sâu đậm.
Chưa đến sáu giờ sáng hôm đó, tiếng loa phóng thanh đã rộn vang khắp làng. Đó là tiếng loa thúc giục những người tình nguyện khẩn trương có mặt tại sân tập trung nhà văn hóa để bác trưởng thôn phổ biến kế hoạch làm việc. Đúng sáu giờ, em đã có mặt tại vị trí tập trung, quần áo gọn gàng, đội chiếc mũ xanh tình nguyện mà em mượn được của chị gái. Chiếc mũ xanh làm em trở lên nổi bật giữa rất nhiều những chiếc nón của các bà, các chị và những chiếc mũ cối của các bác các anh. Một vài người còn trêu: "Cô "sinh viên tình nguyện" hôm nay phải làm việc hăng hái nhất đấy nhé!". Em mỉm cười không nói gì nhưng tự nhủ với lòng mình: Tất nhiên là như thế rồi! Bài học về sự biết ơn những người đi trước em vẫn nhớ in. Với lại đó là những người em rất yêu quí và kính trọng. Việc phổ biến kế hoạch đã xong. Làng em có hai gia đình nằm trong diện gia đình chính sách. Đó là gia đình bà Năm và gia đình ông bà Hiền. Đó đều là những gia đình có con đi bộ đội bị hi sinh. Nhà bà Hiền thì ông còn là thương binh, một cánh tay của ông đã gửi lại chiến trường. Đội quân tình nguyện còn chia làm hai nhóm, em nằm trong nhóm đến giúp đỡ gia đình ông bà Hiền. Loáng một cái, mọi người đã dừng chân trước nhà ông bà. Tuy đã được báo trước nhưng có vẻ ông bà vẫn ngạc nhiên bởi đội quân hôm nay hết sức hùng hậu. Vừa nhìn thấy ông bà, mọi người đã tíu tít chào hỏi. Ông Hiền, với cánh tay còn lại trịnh trọng bê ra một ấm trà xanh thơm mát mời mọi người. Tất cả mọi người, không ai bảo ai đều đồng thanh bảo ông để đó rồi làm xong mọi người sẽ uống. Và thế là bắt tay vào công việc luôn. Người vào trong nhà, với chiếc chổi quét mạng nhện dài, người mang chổi quét nhà, người quét sân, người hòa vôi quét lại tường, những người còn lại thì túa ra vườn, rẫy cỏ, dựng lại bờ rào...Người nào cũng như bị cuốn vào, làm việc một cách say sưa. Em còn nhỏ tuổi nên được phân công quét dọn trong nhà và đánh rửa lại bát đũa, cốc chén cho sạch. Chờ cho Bác Tiến quét mạng nhện xong, em lấy chổi, nhẹ nhàng đưa, thấp và dứt khoát. Mẹ em bảo làm như thế thì mới không làm bụi tung lên, làm bẩn đồ đạc và bay vào mọi người. Đây là căn nhà tình nghĩa được Nhà nước phối hợp với địa phương em xây dựng cho ông bà cách đây năm năm. Đó là một căn nhà mái bằng, không rộng lắm, mọi thứ giản dị nhưng khá tươm tất. Nhờ được tu sửa thường xuyên và lại được ông bà hết sức nâng niu nên giờ nhìn nó vẫn còn mới. Quét nhà xong, em múc một thau nước lớn, bê vào đặt trước hè và mang những cốc chén trong nhà ra rửa. Trong số những chiếc cốc mới, có một số chiếc cốc xem chừng có từ lâu lắm rồi. Em không giám hỏi nhưng chỉ thầm đoán đó hẳn là những kỉ vật mà ông bà giữ lại hồi chiến tranh. Em nhẹ nhàng cọ rửa từng chiếc một cố gắng cho khỏi va chạm. Bê chén cốc vào nhà, em lấy một chiếc giẻ ướt cẩn thận lau chùi lại bàn ghế, giường tủ cho sạch sẽ. Công việc đơn giản nhưng hoàn thành rất nhanh. Trong nhà mọi thứ cũng đã tươm tất. Em chạy ra ngoài, lăng xăng giúp đỡ mọi người: lấy hộ người này ít nước, cầm cho người kia cái xô, lấy gầu hót những chỗ rác đã được vun đống và thêm một việc nữa là "giám sát" không để cho ông bà Hiền làm bất cứ một việc gì. Nhìn cặp mắt của ông bà, em biết hai người đang xúc động nhiều lắm, em cũng thấy lòng mình hạnh phúc và ấm áp lạ lùng.
Mọi người vẫn hối hả làm viêc. Công việc vừa xong thì ánh nắng mặt trời cũng đã gay gắt. Mọi người lục đục đi vào trong nhà uống nước, nói chuyện. Ấm nước được chuyển bị từ sáng được bưng ra, lại thêm một rổ quả reo béo múp míp. Em nhanh tay rót nước mời mọi người. Trời nắng nên ai cũng nhễ nhại mồ hôi nhưng vẫn cười nói vui vẻ. Em ngồi im nghe các bác, các anh chị nói chuyện, chỉ biết mỉm cười nhưng lòng cũng cảm thấy đầy hạnh phúc. Ngày hôm nay, cũng giống như mọi người, em đã làm được một việc đầy ý nghĩa.
Ngày hôm đó, khi ở nhà ông bà Hiền ra về em đã suy nghĩ rất nhiều về bài học biết ơn những người đi trước. Không chỉ là một buổi hôm ấy, em sẽ thường xuyên đến thăm hỏi giúp đỡ ông bà trong những ngày bình thường. Và em cũng sẽ học tập tốt sau này trở thành người có ích góp phần xây dựng quê hương đất nước cho xứng đáng với mồ hôi, xương máu của tầng lớp cha anh đi trước đã đổ xuống. Lại sắp đến một ngày 27/7 nữa. Ngày ấy năm nay em nhất định sẽ tham gia.