Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hải Dương , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 12
Số lượng câu trả lời 69
Điểm GP 9
Điểm SP 109

Người theo dõi (26)

DN
TH
ND
LH
MN

Đang theo dõi (31)

HC
LN
KC
PY
H24

Câu trả lời:

Lập dàn ý:

1. Mở bài:

- Giới thiệu hoàn cảnh gặp gỡ hoặc địa điểm mà em được chứng kiến cụ già ngồi câu cá.

2. Thân bài:

- Miêu tả lại chân dung của cụ già lúc ngồi câu cá.

+ Khuôn mặt (chú ý đôi mắt, chòm râu,…).

+ Tư thế ngồi khom mình, ngồi thấp...
- Miêu tả cử chỉ, hành động của cụ từ xa đến gần.
+ Chú ý mt đôi tay.

+ Miêu tả chi tiết các hành động như cuốc giun, xâu mồi, cầm cần thả xuông ao, sông, suối...

- Phong thái của ông lão lúc ngồi câu gợi ra điều gì? (sự nhàn nhã, thanh thản hay suy tư, trầm mặc).

- Có thể cho thêm vài hình ảnh như bầu trời trong xanh, dưới hàng cây...

- Đến khi cụ về thì dáng dấp cụ ra sao, xô đã đầy cá chưa?
- Hình ảnh ông lão gợi cho em ấn tượng gì?

3. Kết bài:

- Hình ảnh ông lão ngồi câu cá có ngợi cho em nhớ về một kỉ niệm nào đó đối với ông nội (hay ông ngoại) của mình không?

- Qua đó, em mong ước điều gì? (được sống cùng ông bà và những người thân, để luôn được chăm lo dạy dỗ,…).

.

Bài làm minh họa

Một buổi sáng mùa thu, tiết trời ấm áp, em có dịp quan sát một cụ già đang ngồi câu cá bên bờ hồ.

Hôm đó , cụ mặc bộ đồ bà ba màu xám trắng, tay cầm chiếc cần câu bằng trúc, lóng lánh dưới nắng mai hồng. Cụ trông thanh cao, giản dị và đầy chí khí. Tuy cụ đã ngoài bảy mươi nhưng khuôn mặt vẫn đầy đặn, đẹp lão. Vầng trán cao đã hằn sâu những nếp nhăn. Mái tóc bạc phơ, nhìn cụ như một ông tiên nhân đức. Cụ già thong thả buông cần trúc xuống hồ sen. Trời nước lênh đênh, những chú cá chép lượn lờ trông mây dưới nước, đàn cá rô tung tăng đùa giỡn, cụ lay nhẹ cần câu, mặt nước hồ chao động. Đàn cá liếc mắt nhìn lên thấy chú giun cựa quậy dưới lưỡi câu, chúng lấy làm thích thú. Cụ già đưa tay vuốt nhẹ chòm râu bạc trắng, mắt cụ đăm đắm nhìn lũ cá đang vờn mồi. Cụ vẫn ung dung hút thuốc lào, mùi khói thuốc bay ra quyện với hương sen đang phảng phất. Khói cứ bay cao, lan tỏa trong không gian vắng lặng. Bỗng cụ mỉm cười thật tươi, đôi mắt hiền từ của cụ ánh lên một niềm vui, niềm thú vị, thì ra đó là một chú cá chép vừa rón rén tới cắn câu. Cụ nhanh tay bật mạnh cần câu, chú cá chép vừa nuốt chửng con mồi và cũng vừa được cụ đưa lên bờ, rồi nằm gọn trong giỏ tre của cụ. Chú cá quẫy tũng toẵng. Cụ nói: “Nếu muốn trở về với nước thì cũng nằm đấy mà đợi cụ nhé! “ Lời nói của cụ lúc trong trẻo nghe như tiếng chuông đồng, lúc trầm trầm sâu lắng, rồi cụ bảo em:

– Con có thích cá không?

Em vội trả lời:

– Có ạ! Cụ câu cho con một chú cá rô nhé!

– Vậy thì ngồi đấy mà chờ ông.

Rồi cụ gọi:

– Cá rô ơi; hãy cắn câu đi nào!

Đàn cá rô vẫn vô tư, lượn lờ dưới nước, quanh quẩn bên đài sen để thưởng thức hương thơm. Chú giun vẫn cứ cựa quậy dưới lưỡi câu lóng lánh, cụ già vẫn kiên trì chờ đợi. Mặt hồ trải rộng, mênh mông và gợn sóng. Những đóa sen vẫn rung rinh, gật gù trong gió sớm. Đột nhiên, một chú cá rô dũng cảm đến gần lưỡi câu. Cụ già khẽ bảo em:

– Lần này thì con có cá rô rồi đấy.

Em vui lắm và thầm mong cho cá cắn câu. Cụ già như hiểu ý em, cụ cố nhìn con mồi. Cụ cũng mong có cá rô cho em. Bàn tay xương xương của cụ vẫn nắm chặt lấy cần câu. Bóng cụ trải dài dưới mặt nước trong xanh. Mấy cọng tóc bạc phất phơ trước trán. Cụ vẫn kiên nhẫn, đợi chờ. Lần này trông cụ lo lắng, không còn vẻ ung dung vì sợ em thấy thất vọng. Chú cá rô không cầm lòng trước miếng mồi ngon, chú đớp mạnh còn mồi rồi định tuôn chạy nhưng đâu còn kịp nữa. Chú đã mắc câu. Cụ già bung tay lên hất cần câu lên bờ hồ. Cụ mỉm cười rồi bắt cá bỏ vào chiếc bị cho em. Cụ còn dặn dò em:

– Ông cho cá con đây nhưng con phải hứa với ông là học giỏi đấy!

Em vội đưa hai tay đón lấy cá và cám ơn cụ rối rít: – Con cảm ơn cụ, con sẽ học giỏi ạ! Chào cụ con về ạ Cụ gật đầu khen em ngoan rồi vuốt nhẹ chòm râu. Có lẽ cụ hài lòng…

Em cầm chú cá đi về mà thầm cảm ơn cụ già tốt bụng kia… Lời dặn dò của cụ vẫn còn vang lời dặn dò của cụ già mà em xem như một ông tiên nhân hậu.

Câu trả lời:

Đêm hôm trước, tiếng ba mẹ nhỏ nhẹ ở dưới căn gác bếp bám đầy bụi bặm về việc sắm sửa đồ Tết trong phiên chợ cuối năm khiến lòng em háo hức đến lạ. Những ngày cuối năm, mọi thứ đều hối hả, tất bật và lòng người cũng vậy. Đối với em phiên chợ Tết thực sự là điều em đợi chờ nhất trong một năm, vì đó là phiên chợ cuối cùng nói lời tạ từ năm cũ. Đối với rất nhiều đứa trẻ xóm em thì phiên chợ Tết là dịp được mua quần áo mới, được ngắm hoa đào nở rộ, được lẽo đẽo theo mẹ vui đùa. Phiên chợ Tết ở quê em rất đặc biệt và ý nghĩa.

Những ngày cuối năm, người người nhà nhà đều tất bật chuẩn bị gói bánh, dọn dẹp và trang trí nhà cửa sạch đẹp nhất để đón một cái Tết tròn vẹn, ấm cúng nhất. Mấy đứa trẻ con cũng hí hửng góp sức, tiếng cười rộn rã xóm nghèo.

Ở quê em, phiên chợ Tết cuối năm diễn ra vào sáng 28 Tết chứ không phải sáng 30; ngày đó em cũng thắc mắc với mẹ, nhưng mẹ bảo 30 Tết người ta đang bận rộn chuẩn bị mâm cỗ đi cúng ông bà tổ tiên. Đứa trẻ lên 10 cũng không thắc mắc gì nhiều, miễn sao em thấy vui khi được đi chợ Tết.

Sáng 28 Tết, em thường dậy sớm theo mẹ đi chợ. Hình như ai cũng dậy sớm thì phải, vì đó là phiên chợ cuối cùng của một năm cũ. Con đường dẫn ra chợ quê ngày Tết hôm đó dường như phảng phất hương vị của đất trời, của sự giao thoa sắp diễn ra. Vì em thấy là lạ, hít căng lồng ngực sương mai rơi nhẹ.

ngoamnhonhungha

Câu trả lời:

Em và Thảo Ly là đôi bạn thân. Những kỷ niệm của chúng em nhiều không thể đếm hết nhưng em nhớ nhất vẫn là kỉ niệm trong lần sinh nhật thứ 9 của em.

Hôm đấy, lúc tan học, bỗng nhiên một cơn mưa to ở đâu ập đến. Biết Thảo Ly không mang áo mưa nên em rủ bạn về chung. Trên đường về, chúng em nói chuyện rất vui vẻ. Chỉ một lúc, mưa đã tạnh. Bầu trời quang đãng trở lại. Em tháo chiếc ao mưa xuống định cất đi thì một cơn gió mạnh bỗng dững thổi bay chiếc áo mưa đi. Thấy em có vẻ hơi buồn, Thảo Ly hỏi:

- Bạn có chuyện gì sao?

- Đó là chiếc áo mưa mẹ tặng mình trong dịp sinh nhật lần thứ 7. Mẹ tặng chiếc áo mưa to như vậy là vì mẹ muốn mình mau lớn. Những không sao mình sẽ kể với mẹ, chắc mẹ sẽ thông cảm co mình thôi! Em nói mà giọng buồn tênh.

Thảo Ly vẫn cố muốn làm em vui lòng. Bạn gợi ra vài câu chuyện để chung em cùng bàn luận. Chẳng mấy chốc đã đến nhà. Em dặn: “ Thảo Ly tối nay đến nhà mình dự sinh nhật nhé. 7.30 là bữa tiệc bắt đầu rồi. Bạn đến sớm nha.” Thảo Ly nói: “ Ừ, mình sẽ đến sớm.” Nói xong, em và Thảo Ly chạy ù về nhà. Cuối cùng cũng đến giờ sinh nhật của em. Các bạn đã đều đã đến chỉ thiều có mỗi Thảo Ly. Em cảm thấy rất lo lắng thì bỗng nhiên vang lên: “ Cháu chào bác, mình chào các bạn. xin lỗi vì đã đến muộn!” Thì ra là Thảo Ly. Trên tay Thảo Ly cầm hộp quà và chiếc áo mưa của em. Bạn đến bên em và nói:

- Chúc mừng sinh nhật Hà Dương. Mình trả cậu chiếc áo mưa. Nó bị thổi bay đến đỉnh cái cây gần nhà mình. Mình phải cố gằng lắm mới lấy nó xuống được. Còn đây là quà mình tặng bạn.

- Mình cảm ơn! Em nói trong sự vui sướng.

Sau đó mọi người ngồi xuống bắt đầu bữa tiệc sinh nhật. Mọi người ăn bánh keo rất vui vẻ. Sau đó đến phần bóc quà. Ôi bao nhiêu món quà đẹp, ý nghĩa. Mẹ tặng em những quyển sách, bố tặng em chiếc khăn, chị tặng em chiếc áo và các bạn cũng tặng cho em bao nhiêu đồ đẹp, thú vị như: cái áo, cái bút, hộp bút,... những món quà ý nghĩa và khiến em vui nhất là con thỏ bông dễ thương do chính đôi bàn tay khéo léo của Thảo Ly làm.

Sau lần sinh nhật đó, chúng em càng gắn bó với nhau hơn.

Bài 2:

Bài làm:

Tuổi thơ của tôi gắn với nhiều kỷ niệm đẹp: Kỷ niệm về thầy cô, về mái trường, kỷ niệm về những người bạn đã gắn bó với mình từ hồi lớp một. Có một kỷ niệm mà tôi luôn ghi nhớ. Đó là câu chuyện xảy ra giữa tôi và Mĩ Anh – người bạn mà tôi vô cùng quý mến. Câu chuyện xảy ra cách đây đã gần một năm. Giờ kiểm tra toán hôm ấy được cô giáo báo trước từ thứ sáu để cả lớp có thể chuẩn bị và ôn bài thật tốt. Tôi mải xem ti vi nên tôi chẳng ôn gì cả. Sáng hôm sau đến lớp tôi thấy lo lắng còn Mĩ Anh thì rất tự tin. Tôi cuống cuồng mở vở ra đọc bài còn Mĩ Anh ung dung ngồi chơi tú cùng các bạn. Cô giáo vào lớp và phát tờ kiểm tra. Vì không học bài nên tôi không làm được. Thời gian đã được hơn một nửa mà tờ giấy của tôi vẫn chỉ là một màu trắng. Lúc đó, Mĩ Anh đã làm xong bài rồi và đang ngồi soát bài, bạn ấy nhìn sang tôi để xem tôi đã làm xong bài chưa để cùng nộp bài. Nhìn vào bài tôi, Mĩ Anh ngạc nhiên vì tôi còn chưa viết nổi chữ nào. Tôi cầu cứu Mĩ Anh xin chép bài bạn. Mĩ Anh nhìn tôi lưỡng lự, nhưng ánh mắt van xin của tôi đã làm bạn nản lòng. Bạn cho tôi chép bài. Tôi mỉm cười và chép bài lia lịa.

Lúc hết giờ cũng là lúc tôi viết xong chữ cuối cùng. Tôi nộp bài để cô chấm. Giờ ra chơi đã đến, tôi chạy ra cảm ơn Mĩ Anh nhưng bạn ấy chỉ cúi đầu, không nói gì. Tôi kệ bạn và chạy ra chơi nhảy dây. Tiết hôm sau, tôi cứ ngỡ được điểm 10 vậy mà lại bị một con 8 to tướng.Tôi quay sang trách móc Mĩ Anh nhưng bất chợt cô gọi chúng tôi. Cô nghiêm nghị hỏi: “Hai em, ai chép bài ai?” Tôi đang nghĩ liệu mình có nên nói ra không hay là đổ lỗi cho Mĩ Anh. Đang bâng khuâng thì tôi nghe thấy lời nhận lỗi của Mĩ Anh, tôi cảm thấy buồn và nóng mặt. Tôi lấy hết can đảm thú tội (nhận lỗi)với cô giáo vì việc đã làm sai trái của mình. Cô mắng tôi và cho tôi điểm 1. Mĩ Anh cũng bị cô mắng vì đã cho bạn nhìn bài. Cũng may là cô đã cho tôi làm lại để gỡ điểm.Cuối buổi học hôm ấy tôi lấy hết can đảm xin lỗi Mĩ Anh. Cứ tưởng bạn giận tôi không ngờ bạn tha thứ ngay cho tôi. Bây giờ, chúng tôi luôn bên nhau những lúc buồn vui. Thỉnh thoảng chúng tôi vẫn giận nhau. Nhưng nhớ lại những chuyện đã xảy ra chúng tôi lại phì cười và thế là hết giận nhau.

Bài 3

Tình bạn la một trong những điều quan trọng nhất đối với mỗi người. Nó đi cùng ta qua nhiều năm tháng và ngày hôm nay, khi đã trưởng thành, em mới cảm nhận được hết những giá trị của tình bạn đã mang lại cho mỗi chúng ta. Với em thì tình bạn đẹp nhất chính là tình bạn của thời học sinh bởi khi ấy, chúng ta chỉ là những đứa trẻ ngây thơ, không chút tạp niệm và không có bất cứ điều gì ảnh hưởng tới tình bạn. Khi ấy, chúng ta thận thiết với nhau bởi tình cảm thực sự xuất phát từ chính trái tim của mình mà không hề toan tính. Và em cũng có rất nhiều những kỉ niệm khó quên với Linh- người bạn thân trong suốt những năm đi học của mình.

Linh cùng em là hai người bạn thân với nhau từ khi còn học lớp bốn. lúc nào hai đứa cùng đi cùng nhau trên khắp mọi nẻo đường, cùng đi học, cùng đi ăn quà, thậm chí là cùng nhau trốn bố mẹ để đi chơi. Và có lẽ gây ấn tượng nhất trong em là có lần chúng em đã cùng nhau đi chơi, tụ tập ở nhà một người bạn cả ngày cùng với hai người bạn khác cùng bàn. Buổi sáng, em và Linh cùng nhau đi chung một chiếc xe đạp, mỗi người phụ trách mang một thứ đồ đi cùng: em thì mang khoai lang, Linh mang bột mỳ. Tới nơi hai người bạn kia đã tới đó từ trước, chúng em cùng nhau bật đĩa nhạc mới mua và tập nhảy theo những nhóm nhảy trên màn hình và thu âm những ca khúc mà chúng em đã hát theo. Có thể nói là vui biết chừng nào, bởi có đôi khi bản thân chúng ta cũng có những điều mà chúng ta muốn làm nhưng không thể, chỉ khi có những người bạn thân ở cạnh mình, có cùng những ý nghĩ với mình thì tình cảm ấy suy nghĩ ấy mới được thể hiện hết tất cả.

Hát hò xong, tất cả cùng nhau nấu ăn. Chỉ là những đứa trẻ nên tất cả cùng làm những món ăn đơn giản như: khoai lang tẩm bột và bánh đa cùng tương ớt. những món ăn đó đã giúp mấy đứa trẻ gần nhau hơn và đó là lần đầu tiên chúng em đã cùng nhau nói lên ước mơ của mình. Những ước mơ tuy giản dị nhưng không phải lúc nào cũng nói cùng với cha mẹ mà chỉ có thể tâm sự cùng với những người bạn. và cho tới tận bây giờ, có người đã đi theo đúng suy nghĩ của mình lúc đó cũng có những người không theo con đường ấy nhưng mỗi lần nhớ lại em vẫn luôn cảm thấy xúc động.

Tình bạn đẹp nhất là khi mà chúng ta luôn có xuất phát điểm từ chính trái tim và tấm lòng của mình. Theo thời gian, con người sẽ dần lớn lên nhưng những kỉ niệm của chúng ta thì vẫn còn mãi cho tới tận bây giờ. Bởi thế cho nên chúng ta ai cũng nên học cách nâng niu những kỉ niệm để có thể không hối hận vì đã để thời gian trôi qua một cách nhanh chóng mà không đọng lại được bất cứ một điều gì.

Bài 4


Trong tâm trí mỗi người đều có những kỉ niệm đẹp, em cũng vậy. Kỉ niệm khó quên của em là một lần đi biển Nha Trang cùng với My - người bạn thân của em đã lâu.

Lần đó thật vui, chúng em chất hết đồ đạc vào va li và đi máy bay đến Nha Trang. Biển thật đẹp! Những rặng dừa rì rào trong gió. Những con sóng đua nhau chạy vào bờ tung bọt trắng xóa. Biển có lúc hiền hòa, lặng sóng, nhưng có lúc lại giận dữ, ngạo mạn đánh dạt tất cả cái gì xung quanh nó ra xa. Đứng trên bờ nhìn ra biển sẽ thấy thấp thoáng những đoàn thuyền đánh cá ra khơi, mang về cho mọi người những mẻ lưới nặng trịch cá. Trên bờ, người đi tắm biển rất nhiều. Em và My cùng nhau xây lâu đài cát và " thu hoạch " được rất nhiều vỏ sò, ốc, san hô,.... Tắm biển đã thỏa thích, hai gia đình của em và My dẫn nhau ra một nhà hàng cao cấp. Ở đó, bọn em được ăn đặc sản của Nha Trang cùng rất nhiều món ngon khác. Buổi tối, cả hai đứa lại ra biển hóng mát và đi dạo. Lúc ngồi nghỉ, bọn em thi nhau tán ngẫu những câu chuyện không có thật trên đời. Tiếng cười đùa của bọn em hòa vào tiếng dế đêm nghe rất hay, buổi đêm trên biển thật yên tĩnh ......

Đến giờ đã ba năm kể từ ngày em đi chơi với My nhưng em sẽ không bao giờ quên được ngày ấy vì nó đã khắc sâu vào trong tâm trí của em. Ngày ấy, là một kỉ niệm khó quên, một kỉ niệm tình bạn đẹp

Bài 5

Thời gian thấm thoát trôi đi, đã ba năm rồi, tôi vẫn còn nhớ. Hồi học lớp Hai, tôi rủ Thảo Ly về ra vườn hoa ở nhà bà ngoại em chơi.

Buổi sáng hôm ấy là một buổi sáng mùa xuân, không khí ấm áp, chúng tôi tha hồ hít thở bầu không khí trong lành. Vườn trường có nhiều sắc hoa. Tôi thích nhất là cây hoa cúc vàng. Nó nhiều cánh, nhị ở giữa, cánh hoa mềm mại xếp đều vào nhau; hương hoa thơm thoang thoảng và trông thật dễ thương, sắc hoa màu vàng rực rỡ. Tôi nói:

- Thảo Ly ơi, xem kìa, hoa hướng dương mới đẹp làm sao!

Thảo Ly bĩu môi:

- Ờ đẹp thật! Nhưng làm sao đẹp bằng hoa hồng. Hoa hồng là chúa của các loài hoa.

Tôi và Thảo Ly mải tranh cãi với nhau, ai cũng cho ý mình là đúng và có lí cả. Suốt thời gian đầu Thảo Ly vẫn bảo vệ ý đúng của mình. Thảo Ly giận tôi thật rồi! Từ nghe thấy ồn ào, bà tôi ra vườn, lại gần chúng tôi:

-Này hai cháu, từ nãy đến giờ bà đã nghe hai cháu tranh cãi với nhau việc hoa nào đẹp hơn rồi. Bây giờ bà nói cho hai cháu nghe nhé: “Hoa nào cũng đẹp, mỗi hoa có một vẻ đẹp riêng. Cái chính là chúng ta phải biết chăm sóc cho hoa đẹp hơn, tươi hơn và đâm chồi để nở ra nhiều hoa khác”. Tôi và Thảo Ly nghe bác nói mới hiểu ra. Lúc bấy giờ chúng tôi nhìn nhau với ánh mắt vui vẻ như ban đầu. Vườn hoa trước mắt chúng tôi lúc bấy giờ như đẹp hơn.

Bây giờ chúng tôi đã lớn. Ba năm qua, kỉ niệm thời thơ ấu vẫn đọng mãi trong tôi: Một tình bạn đẹp, một kỉ niệm khó quên.

Bài 6

Giao thừa năm ấy trời thật lạnh và tuyết rơi xối xả. Trời đã xế chiều, trong bóng tối và giá lạnh, một em bé đầu trần, chân đất cùng những gói diêm vẫn lang thang dọc phố mặc cho những bông tuyết rơi đầy trên mái tóc hoe vàng xõa ngang vai. Đôi giày quá rộng vốn là của mẹ, một chiếc đã bị cuốn theo bánh cỗ xe song mã lướt nhanh khi em băng qua phố, chiếc kia thì một thằng bé lấy đi.
Các cửa sổ đã sáng đèn và mùi ngỗng quay thơm lừng tỏa ra. Bé vẫn biết hôm nay là giao thừa nhưng không dám về nhà, chắc bố sẽ đánh đòn vì cả ngày chưa bán được lấy một xu, với lại ở nhà nào có hơn gì, nó chỉ có mỗi cái mái dột nát mặc cho gió rít. Cuộn người trong góc giữa hai ngôi nhà nhưng tay chân vẫn đóng băng vì lạnh, em chợt nghĩ biết đâu bật diêm lên sẽ tốt hơn, chí ít cũng có thể sưởi ấm những ngón tay. Que thứ nhất bật lên, hơ tay trên ngọn lửa ấm áp sáng bừng như cây nến nhỏ, em tưởng mình đang ngồi trước chiếc lò sưởi sắt to với chân đế và tháp trang trí bằng đồng. Lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất, chỉ còn lại trong tay em là nửa que diêm cháy dở.
Cô bé bật que diêm thứ hai, bức tường trước mặt bỗng trở nên trong suốt, bé nhìn thấy trong nhà là một bàn ăn phủ khăn trắng như tuyết với con ngỗng quay nhồi táo và mận khô đang bốc hơi nghi ngút. Và lạ kỳ chưa! con ngỗng bỗng từ trên đĩa nhảy xuống, lạch bạch tiến về phía em với dĩa và dao cắm ở ngực. Bỗng que diêm phụt tắt, chẳng còn gì ngoài bức tường dày tối tăm, ẩm ướt và lạnh lẽo ngay trước mặt. Cô bé hứa là chỉ bật que này nữa thôi và 1 ánh sáng bỗng bao trùm, giữa vầng sáng bà cô bé hiện ra. bà đã tần tảo nuôi em sau khi mẹ mất. em yêu mẹ nhưng mẹ đã ra đi từ rất sớm, mọi chuyện đều tại bố của em. ông ta đánh đập , hành hạ mẹ đến nỗi mẹ lâm bệnh ông ta cũng không cứu vợ mình. bà đã khuyên bảo bố nhiều lần nhưng vẫn không khá hơn, nuôi em được mấy năm thì bà mất. Bây giờ thấy bà, em cứ nấc lên vì vui sướng, em gào lên:”bà, bà ơi,cháu nhớ bà và mẹ nhiều lắm!cháu muốn gặp 2 người. Bà hãy đưa cháu đi với. cháu không muốn sống 1 cuộc đời bất hạnh như vây…” rồi bà ôm cô bé vào lòng và đưa em đến tận thiên đường.
Sáng hôm sau mọi người thấy em đã chết cóng, trong tay còn sót lại que diêm. đôi môi đang mỉm cười hạnh phúc. thật may mắn vì em ấy đã được sống với những người em yêu quý và đã được thoát khỏi mọi khổ đau.

Câu trả lời:

Cứ đến dịp nghỉ hè, bố me lại cho tôi về quê. Bước vào trong nhà, một giọng nói trầm ấm quen thuộc vang lên và kèm theo một cái xoa đầu: “Ôi! Đứa cháu yêu của ông đã về, năm nay kết quả học tập của cháu thế nào, có tốt không?” Đó chính là giọng nói của ông tôi đấy và cũng là người mà tôi yêu quý nhất trong nhà.
Năm nay, ông tôi đã 65 rồi nhưng vẫn còn minh mẫn. Ông không còn khỏe mạnh như xưa nữa mà gầy hẳn đi. Khuôn mặt in sâu những nếp nhăn vất vả. Đôi mắt đã mờ đục, không còn được tinh nữa nên mỗi khi đọc báo thì phải đeo kính, nhưng đôi mắt ấy luôn luôn nhìn tôi với một vẻ trìu mến, hiền từ. Mái tóc ông bạc trắng như cước làm ông giống như một ông bụt có tấm lòng nhân hậu trong những câu chuyện tổ tích bước ra vậy. Đôi bàn tay gầy gầy xương xương, rám năng, luôn run run mỗi khi làm việc. Nước da không còn hồng hào nữa mà đen xạm đi vì nắng. Răng của ông đã rụng nhiều nhưng nhờ đeo thêm hàm rẳng giả nên nụ cười vẫn còn tươi. Ông ăn mặc rất giản dị, với những bộ quần áo được may bằng vải thô màu sang và đi đôi dép cao su màu nâu của bộ đội.
Vào những buổi sang sớm, khi mặt trời bắt đầu từ từ nhô lên sau những dãy núi, màn sương trắng mỏng của ban đêm còn chưa tan hết thì đấy là lúc ông tỉnh dậy và cũng là người dậy sớm nhất nhà. Ra sân, ông hít căng lồng ngực tận hưởng không khí trong lành dễ chịu của buổi sang. Năm nay, tuổi của ông đã cao mà vẫn dậy sớm để tập thể dục. Nhìn động tác ông xoay người, cúi xuống thì mới thấy hồi còn trẻ ông rất dẻo dai và nhanh nhẹn làm sao. Sau khi tập thể dục xong, ông thường làm bữa sang cho cả nhà. Ông rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội và các chương trình của nhà văn hóa đề ra. Có một lần ông nói với tôi rằng: “Từ hồi còn nhỏ ông đã là một cậu bé rất yêu quý thiên nhiên”. Cho nên ông rất thích trồng cây, chăm sóc cây cảnh những chú sâu tinh nghịch nào mà đến quấy phá khu vườn của ông là ông đi bắt ngay rồi lấy nước đi tưới cho cây. Vào những đêm trăng, ông thường lấy cái ghế mây trong nhà ra hiên ngồi kể chuyện cổ tích cho tôi và một vài đứa trẻ con trong làng nghe. Con cháu trong nhà mà có làm điều gì sai trái thì ông không hề quát mắng, trách móc mà nhẹ nhàng ôn tồn giảng giải, khuyên bảo. Ông rất nhiệt tình khi hàng xóm nhờ một việc gì đó nên mọi người trong làng ai cũng kính trọng và quý mến ông.
Mọi người ai ai cũng chúc thọ cho ông nhưng riêng tôi, tôi sẽ cố gắng học hành chăm chỉ, ngoan ngoãn để làm ông vui lòng, sống lâu trăm tuổi. Tôi rất yêu quý và kính trọng người ông của mình.