Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 6
Số lượng câu trả lời 16
Điểm GP 1
Điểm SP 8

Người theo dõi (6)

LN
NH
AS
NH

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Chúng ta tự hào bởi trải qua bao thăng trầm lịch sử, trải bao âm mưu thâm độc của giặc ngoại xâm muốn xóa Việt Nam khỏi bản đồ thế giới, đất nước ta vẫn hiên ngang vững vàng và nhân dân ta vẫn được nói tiếng mẹ đẻ thiêng liêng. Tự hào hơn nữa khi biết rằng tiếng Việt – ngôn ngữ ta sử dụng hàng ngày là một thứ tiếng giàu và đẹp.

Tiếng Yiệt giàu lắm. Về măt thanh điệu, có thể nói, tiếng Việt là thứ tiếng giàu thanh điệu bản nhất. Nếu tiếng Hán có bốn thanh, tiếng Nga, Anh, Pháp… chỉ có hai thanh thì với sáu thanh điệu, người nghe tiếng Việt như được thưởng thức những giai âm trong bản nhạc trầm bổng. Ngoài hai thanh bằng, âm bình (thanh huyền), phủ bình (thanh không), tiếng Việt còn có bốn thanh trắc: sắc, hỏi, ngã, nặng. Tiếng Việt chúng ta gồm có một hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú. Ta có thể liệt kê: 11 nguyên âm (a, ă, â, o,ô, ơ, u, ư, i, (y), ê, e), 3 căp nguyên âm đuôi (iê, uô, ươ) và các phụ âm (b, c ,k, q, k, m, n, r, s, t, v, p, h, th, kh, tr, ch, ng (h)…). Chính từ hệ thống nguyên âm và phụ âm vô cùng phong phú này, người Việt đã cấu tạo và sáng tạo ra một hệ thống từ vựng có đầy đủ khả năng diễn đạt suy nghĩ và tình cảm của mình, thỏa mãn nhu cầu giao tiếp. Qua các thời kì, từ vựng tiếng Việt ngày càng được bổ sung, được tăng lên mỗi ngày một nhiều. Gần đây, những từ ngữ được được Việt hóa như: ma-két-ting, com-pu-tơ, in-tơ-nét… xuất hiện một cách phổ biến trong ngôn ngữ Việt. Đó chính là sự thích nghi sáng tạo, uyển chuyển để đáp ứng nhu cầu giao lưu và sự phát triển ngày càng cao của đời sống xã hội, kinh tế, văn hóa… Ngoài việc không ngừng đặt ra những từ ngữ mới, nhằm biểu thị những khái niệm mới, hình ảnh mới, cảm xúc mới, tiếng Việt còn không ngừng đặt ra những cách nói mới thể hiện sự linh hoạt trong cấu tạo ngữ pháp. Người đi đầu trong việc làm mới mẻ ngữ pháp tiếng Việt là nhà thơ Xuân Diệu với những câu thơ hết sức ấn tượng:

Những luồng run rẩy rung rinh lá…

Đôi nhánh khô gầy cánh mỏng manh

(Đây mùa thu tới)

Điều đó không chỉ mang lại sự mới lạ độc đáo cho câu thơ mà còn góp phần thể hiện tài năng sáng tạo của nhà thơ. Với sự giàu có, dồi dào phong phú của hệ thống nguyên âm, phụ âm, thanh điệu, sự linh hoạt và thích ứng một cách nhanh chóng của hệ thống từ vựng và cấu tạo ngữ pháp, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định: Tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử.

Bên cạnh đó, tiếng Việt còn là một thứ tiếng đẹp. Tiếng Việt đẹp trước hết bởi nó giàu chất nhạc. Từ xa xưa, cha ông ta đã biết phối hợp một cách điêu luyện, nhuần nhuyễn và hài hòa các thanh điệu để tạo nên những câu ca dao trữ tình đằm thắm:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Hay để ca ngợi vẻ đẹp non sông đất nước:

Đường vô xứ Huế quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

Ai vô xứ Huế thì vô…

Tiếp thu và phát triển lên đến đỉnh cao thành tựu cửa văn học dân gian chính là nhà thơ Tố Hữu. Đọc những câu thơ lục bát mang đầy tính dân tộc của ông, chúng ta thấy âm vang trong lòng khúc nhạc của tình người ta thiết:

Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuốt đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao cài thắt lưng

(Việt Bắc)

Thi trung hữu nhạc, thi trung hữu họa (trong thơ có nhạc, troncg thơ có họa) không phải chỉ là đặc điểm của thơ ca Trung Hoa cổ điển mà còn là nét độc đáo của thơ ca Việt Nam từ xưa tới nay. Đó cũng chính là sự thể hiện cái đẹp của tiếng Việt. Chỉ với bài thơ thất ngôn tứ tuyệt hàm xúc, cô đọng, hình ảnh người nhạc sĩ, họa sĩ tài hoa Hồ Chí Minh đã hiện ra trên nền bức tranh – âm nhạc:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

(Cảnh khuya)

Dường như, chúng ta không chỉ nghe thấy tiếng nhạc của sáo tre, sáo trúc mà còn như đang được thưởng thức âm thanh trầm bổng từ mỗi từ, mỗi chữ của câu văn: Diều bay, diều lá tre bay lưng trời… sáo tre, sáo trúc vang lưng trời… Trời cao lồng lộng, đồng ruộng mênh mông, hãy lắng nghe tiếng hát giữa trời cao của trúc, của tre (Thép Mới).

Tiếng Việt đẹp bởi yêu cầu tự nhiên về sự hài hòa, cân xứng trong cấu tạo cú pháp: Ai bảo được non ngừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, Ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới biết được người mê luyến mùa xuân (Vũ Bằng).

Bằng biện pháp điệp từ, điệp ngữ, điệp cả cú pháp, câu văn trở nên uyển chuyển, duyên dáng mà vẫn không kém phần mạnh mẽ, đầy sức thuyết phục.

Càng thấy được sự giàu đẹp của tiếng Việt, ta càng cảm thấy tự hào về thứ tiếng mẹ đẻ thân thương. Song, tự hào bao nhiêu, trách nhiệm của chúng ta trong việc phát triển, gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt càng nặng nề, to lớn bấy nhiêu. Không những thế, chúng ta còn phải có nghĩa vụ tôn vinh và giới thiệu tiếng Việt đối với bạn bè thế giới.

Câu trả lời:

Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.

Ở câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn, xét về mặt chữ nghĩa, các từ đều khá rõ ràng. Ở đây chỉ có từ đàng là hơi khó hiểu vì nó là từ địa phương miền Trung và miền Nam với nghĩa là đường. Cái khó của câu tục ngữ này là ở chỗ, các từ ngữ kết hợp với nhau tạo nên những đơn vị định danh vừa cụ thể lại vừa rất trừu tượng. Ngày đàng vừa có ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Khi ngày đàng kết hợp với từ chỉ số lượng một tạo thành chỉnh thể một ngày đàng vẫn không tạo nên một đại lượng cụ thể, dễ nắm bắt được. Dẫu vậy, cả vế thứ nhất đi một ngày đàng cũng toát lên cái ý “có sự ra đi trong một khoảng thời gian và không gian nhất định dù là ngắn”. Đây là tiền đề, là cơ sở để tạo nên kết quả học một sàng khôn. Trong sự đối ứng với vế thứ nhất, đi một ngày đàng thì vế thứ hai học một sàng khôn hàm chỉ kết quả học hỏi, thu nhận được rất lớn. Sàng khôn trong câu tục ngữ này có tính biểu trưng và tạo nên những liên tưởng rất lí thú. Dân gian hay dùng sàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre, hình tròn, nông và thưa có tác dụng làm sạch trấu và tấm cho gạo, để làm danh từ chỉ đơn vị. Đơn vị được đong, đo, đếm bằng sàng trong quan niệm dân gian là lớn và nhiều. Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp là cách đối lập giữa số ít và số nhiều. Vậy, học một sàng khôn là học được nhau cái hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểu biết về cuộc sống xã hội. Nếu thả mình vào trong sự liên tưởng, thì ít nhiều chúng ta lại nghĩ tới một sự biểu trưng khác của từ sàng khôn này. Thông thường, nói đến sàng người ta nghĩ tới cái được giữ lại ở trên sàng là thứ to hơn, ngược lại cái lọt xuống, lọt qua sàng là thứ nhỏ. Lọt sàng xuống nia mà lại! Sàng khôn có lẽ vì thế mà gợi nên sự liên tưởng tới những điều khôn không chỉ có số lượng nhiều nói chung, mà còn là cái số luợng nhiều đã được chọn lọc. Không hiểu cha ông ta có gửi gắm điều này không, nhưng đứng về phía người thưởng thức và sử dụng ngôn ngữ, những liên tưởng như vậy là hoàn toàn có lý. Trở lại câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn, hai vế câu tục ngữ được hỗ trợ của phép đối và điệp dễ gây liên tưởng có tính khẳng định: hễ cứ đi ra là có thể học được điều hay lẽ phải và càng đi nhiều càng khôn lớn trưởng thành. Đó là thông điệp của cha ông gửi lại cho đời sau.

Câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn còn có một dạng thức nữa là đi một quãng đàng, học một sàng khôn. Dạng thức này hình thành trên cơ sở cụ thể hóa việc đi lại bằng đơn vị không gian (quãng đường) chứ không phải là đơn vị thời gian (ngày đàng) như dạng đang xét. Sự thay đổi này không làm phuơng hại gì đến ý nghĩa của câu tục ngữ.

Gần với câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn về cả ba phương diện cấu tạo và ý nghĩa là câu tục ngữ đi một buổi chợ, học một mớ khôn. Câu tục ngữ này khuyên bảo người đời cần phải tiếp xúc nhiều người, càng tiếp xúc rộng rãi, càng học hỏi được nhiều, và do đó càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống.

Read the following passage and mark the letter A, B, C or D to indicate the correct answer to each of the questions from 36 to 42.

Most forms of property are concrete and tangible, such as houses, cars, furniture or anything else that is included in one’s possessions. Other forms of property can be intangible and copyright deals with intangible forms of property. Copyright is a legal protection extended to authors of creative works, for example, books, magazine articles, maps, films, plays, television shows, software, paintings, photographs, music, choreography in dance and all other forms of intellectual or artistic property.

Although the purpose of artistic property is usually public use and enjoyment, copyright establishes the ownership of the creator. When a person buys a copyrighted magazine, it belongs to this individual as a tangible object. However, the authors of the magazine articles own the research and the writing that went into creating the articles. The right to make and sell or give away copies of books or articles belongs to the authors, publishers, or other individuals or organizations that hold the copyright. To copy an entire book or a part of it, permission must be received from the copyright owner, who will most likely expect to be paid.

Copyright law distinguishes between different types of intellectual property. Music may be played by anyone after it is published. However, if it is performed for profit, the performers need to pay a fee, called a royalty. A similar principle applies to performances of songs and plays. On the other hand, names, ideas, and book titles are accepted. Ideas do not become copyrighted property until they are published in a book, a painting or a musical work. Almost all artistic work created before the 20th century is not copyrighted because it was created before the copyright law was passed.

The two common ways of infringing upon the copyright are plagiarism and piracy. Plagiarizing the work of another person means passing it off as one’s own. The word plagiarism is derived from the Latin plagiarus, which means “abductor”. Piracy may be an act of one person, but, in many cases, it is a joint effort of several people who reproduce copyrighted material and sell it for profit without paying royalties to the creator. Technological innovations have made piracy easy and anyone can duplicate a motion picture on videotape, a computer program, or a book. Video cassette recorders can be used by practically anyone to copy movies and television programs, and copying software has become almost 'as easy as copying a book. Large companies zealously monitor their copyrights for slogans, advertisements, and brand names, protected by a trademark.

Question 42: The purpose of copyright law is most comparable with the purpose of which of the following?

A. A law against theft

B. A law against smoking

C. A school policy

D. A household rule