Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Nghệ An , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 23
Điểm GP 10
Điểm SP 34

Người theo dõi (10)

PA
NC
BP
NQ

Đang theo dõi (5)

NH
NQ
NT
TL

Câu trả lời:

Một trong những yếu tố quan trọng để hình thành nhân cách con người là môi trường sống. Bởi thế nhân dân ta đã có câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Nhưng yếu tố con người còn quan trọng hơn cả môi trường sống. Bởi con người tốt hay xấu phụ thuộc rất nhiều vào bản lĩnh của chính con người đó. Vì thế gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.

“Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Quả đúng như vậy, thường xuyên sử dụng bút mực, bị mực dây ra tay là điều khó tránh khỏi. Ngồi gần đèn, được đèn chiếu vào đương nhiên sẽ sáng sủa. Cũng như con người, nếu sống trong môi trường tốt sẽ dễ thành người tốt, còn sống trong môi trường xấu sẽ dễ thành kẻ xấu.

“Gần mực thì đen”, Chí Phèo trong truyện của nhà văn Nam Cao, vốn là anh nông dân hiền lành, chất phác bỗng nhiên bị nghi ngờ có tội, phải đi ở tù. Sau bao năm, trở về quê cũ, Chí Phèo thay đổi hẳn. Hắn đã trở thành con quỷ dữ ở làng Vũ Đại. Chính nhà tù của xã hội thực dân phong kiến đen tối, khắc nghiệt đã đày đọa cuộc sống con người, làm thay đổi con người như thế. Ngược lại, “gần đèn thì rạng”, câu chuyện Mẹ hiền dạy con là minh chứng rõ nét nhất. Mạnh Tử khi còn bé được sống gần trường học nên biết lễ phép, biết chăm chỉ học hành. Giả sử người mẹ của Mạnh Tử cho cậu bé sống gần chợ hay nghĩa địa thì chưa chắc sau này Mạnh Tử đã trở thành bậc đại hiền của Trung Quốc.

Nhưng cũng có lúc gần mực chưa chắc đã đen, bởi lúc đó ta cẩn thận. Lại có khi, gần đèn chưa chắc đã rạng, bởi ta cố tình ngồi khuất. Bởi vậy, phẩm chất của con người nằm ở chính bản lĩnh con người ấy. Sống trong môi trường xấu mà biết giữ mình thì cũng như viên ngọc quý sáng ngời giữa đêm đen. Còn sống trong môi trường tốt mà không chịu thường xuyên tu dưỡng thì cũng chỉ như những thanh thép, để lâu ngày không tôi luyện sẽ han gỉ, trở thành vật vô dụng.

Trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm, có những chiến sĩ tình báo luôn hoạt động thầm lặng. Chiến trường của họ không đầy bom rơi lửa đạn nhưng cũng thật cam go, khắc nghiệt. Sống giữa sự xa hoa, những lời lẽ tán dương của quân địch, liệu họ có phản bội Tổ quốc? Làm thế nào để bên ngoài vỏ bọc lính ngụy, bên trong họ vẫn giữ vững phẩm chất anh bộ đội Cụ Hồ? Sống quanh những lời xì xầm, bàn tán, bị coi là Việt gian, liệu họ có dũng cảm tiếp tục công việc? Trong môi trường ấy, đòi hỏi người chiến sĩ tình báo không chỉ cần bộ óc nhanh nhạy ma còn cân một bản lĩnh vững vàng để tự chiến đấu với bản thân. Trong văn học, ta thấy điều này thể hiện rất rõ. Ở truyện Những người khốn khổ (Vichto Huygò), những con người dù có khổ sở về vật chất nhưng trong tâm hồn họ vẫn luôn tràn đầy ánh sáng của sự sống, của niềm lạc quan, yêu đời. Chú bé Ga-vơ-rốt dù rất nghèo, thậm chí còn phải ngủ trong bụng voi ở công viên, nhưng chú bé luôn vui vẻ. Chú bé đã dũng cảm chống lại kẻ địch. Hình ảnh và tâm hồn cao thượng của chú sẽ luôn sống mãi trong lòng các thế hệ bạn đọc. Cô bé Cô-dét dù sống trong tầng lớp dưới đáy xã hội Pháp nhưng tâm hồn cô luôn trong trẻo. Chú bé Rê-mi (Không gia đình) dù chưa tìm được cha mẹ, phải sống ngoài xã hội nhưng không bị nhiễm thói xấu ở đời. Và trong đôi mắt của Rê-mi ta luôn thấy sự tràn ngập niềm yêu thương. Ngược lại, thật đáng buồn khi ngày nay có một số bạn trẻ sống trong những gia đình khá giả, nề nếp, được đi học nhưng lại nhiễm tệ nạn, trở nên hư hỏng.

Tóm lại, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” đã giúp ta thấy rõ rằng môi trường sống có ảnh hưởng không nhỏ đến mỗi con người. Nhưng dù ở môi trường không tốt nếu có bản lĩnh thì ta vẫn như đóa sen thơm ngát: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.


Câu trả lời:

“Trong cái lặng im của Sapa, dưới những dinh thư cũ kĩ của Sapa, Sapa mà chỉ nghe tên,người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi…” Nếu có ai đó hỏi rằngđâu là ngọn núi đẹp nhất và thơ mộng nhất miền Bắc, có lẽ câu trả lời chính làSapa. Sapa thơ mộng, với những đàn bò lang cổ đeo chuông ung dung gặm cỏ, vớinhững ngọn nắng đốt cháy cả rừng cây, những đám mây bồng bềnh cuộn tròn từng cụcvà lăn dài trên một thung lũng tuyết trắng xóa. Sapa đẹp là vì thế, nhưng thấpthoáng trong cái vẻ bao la hùng vĩ, là hình ảnh của những con người ngày đêmđang hy sinh vì đất nước. Những con người đã quyết định đánh đổi cả tuổi trẻ củamình để góp sức vào công việc chung của Tổ Quốc. Nguyễn Thành Long đã ngưỡng mộtrước những con người như vậy, và ông đã lấy Sapa “lặng lẽ” nơi ghi dấu một bứcchân dung cũng mang phẩm chất đó, và tất cả đều được thể hiện qua tác phẩm “Lặnglẽ Sapa” của ông vào năm 1970. Câu chuyện “Lặng lẽ Sapa” là kết quả của một chuyếnđi lên Lào Cai, là lần cuối cùng của bác họa sĩ cũng là lần đầu tiên của cô kĩsư trẻ mới bước vào đời. Có dịp nghỉ chân tại đỉnh Yên Sơn, nhờ bác lái xe giớithiệu, họ mới gặp được một người con trai “tầm vóc bé nhỏ , nét mặt rạng rỡ”,cuộc gặp gỡ tuy chỉ vỏn vẻn ba mươi phút, nhưng là đủ để bác họa sĩ khắc họa bứcchân dung của anh, vừa là một niềm động viên lớn đối với cô kĩ sư, và là một ấntượng khó phai trong lòng người đọc về con người đang sống sau cái lặng lẽ củavùng đất Sapa thơ mộng kia. Cái ấn tượng đầu tiên về anh là một hoàn cảnh sống đặcbiệt. Anh sống trên “…đỉnh Yên Sơn, caohai nghìn sáu trăm mét.”, “…sống một mình trên đỉnh núi…”,”…bồn bề chỉ có câyvà mây mù lạnh lẽo…”, quả thật câu giới thiệu của bác lái xe “…một trong những người cô độc nhất thế gian…”không phải là quá cường điều mà đó là đúng sự thật, có ai hay một người contrai trẻ tuổi đã suốt bốn năm ròng sống trển đỉnh núi cao ấy và làm việc, cáikhoảng thời gian mà người ta hay nghĩ họ phải ở dưới đất và tận hưởng một tuổitrẻ đầy sức sống. Và anh thật đặc biệt khi chọn công việc này, công việc diễnra giữa một không gian mênh mông bạt ngàn của Sapa, và cái sự cô đơn lẻ loi làkhông tránh khỏi. Hồi chưa vào nghề anh cũng đã có lúc nhìn lên bầu trời vànghĩ ngay tới những ngôi sao lẻ loi một mình, đến khi bắt đầu làm, cái sự côđơn trong anh đã khiến anh có được cảm giác “thèmngười” rất đáng yêu và rất ngộ nghĩnh, “thèm người” tới mức, anh đẩy khúccây ra chắn ngang đường, đến khi bắt gặp chiếc xe dừng lại, anh mới chạy xuốngvà giả vờ cùng mọi người đẩy khúc cây ta một bên, cái đáng yêu của anh đã đượcbác lái xe phát hiện ra và anh đã đỏ mặt, anh cất công làm vậy là chỉ muốn đượcngắm con người và nghe tiếng nói của họ, để làm ấm lên cái sự cô đơn lạnh lẽotrong con người anh. Bốn năm ròng làm việc trong cô đơn và nỗi “thèm người”nhưng anh lại mang trong mình một nghị lực phi thường, ý thức trách nhiệm vàtình yêu say mê với công việc, chính điều đó đã giúp anh vượt qua mọi thử

Câu trả lời:

(Nhân đọc lại Quê hương- Tế Hanh) Tế Hanh được gọi là nhà thơ của quê hương có lẽ từ những vần thơ tràn đầy cảm xúc sâu lắng mà bình dị về quê hương. Khi xa quê, nỗi nhớ cái làng chài ven biển miền Trung, quê hương được ông bày tỏ qua nhiều hình ảnh rất gần gũi, mà có sức gợi sâu xa trong tâm tưởng người đọc. Đây là một trong những cách thể hiện nỗi nhớ ấy: Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc chiếc buồm vôi. Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá! (Quê hương) “Màu nước xanh”, “ cá bạc”, “chiếc buồm vôi”, “con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi” là cái hữu hình, có thể người dân chài khi đi xa cũng nhớ về quê nhà một cách cụ thể, hiển hiện như kiểu “ Anh đi anh nhớ quê nhà/Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”. Nhưng “ cái mùi nồng mặn” là cái vô hình, thật khó diễn tả. Nếu không có một cảm xúc tinh tế, một lối cụ thể hóa cái trừu tượng thì khó mà nói nên lời như thế. Ở đây Tế Hanh còn diễn tả thành thơ thì thật hiếm! Nếu từng sống ở miền biển sẽ cảm hiểu ý thơ hơn mọi lời giải thích.“Cái mùi nồng mặn”, vừa mang hương vị mặn mòi của biển cả, cái ấm nồng của gió cát… miền duyên hải. Có lẽ chỉ hương vị thoang thoảng mà đầy sức ám ảnh này cũng đủ để định nghĩa về quê hương.Và cũng chỉ riêng nỗi nhớ này thôi cũng đủ làm nôn nao nỗi lòng người xa quê lắm rồi

Câu trả lời:

Nếu ai đã đến Quảng Ninh thì chắc sẽ không quên ghé thăm vịnh Hạ Long. Năm ngoái, tôi đã có một chuyến thăm quan vịnh Hạ Long với bố mẹ và em trai. Tôi rất thích thú và nhớ mãi chuyến đi tuyệt vời đó.

Đó là một ngày nắng đẹp, từng đám mây trắng nhở nhơ giăng giăng khắp nền trời xanh ngắt. Cả nhà tôi cùng vi vu trên chiếc xe ô tô với rất nhiều hành lí cho chuyến đi chơi biển. Chị em tôi ai cũng háo hức chờ mong đến nơi. Chẳng mấy chốc, chúng tôi đã có mặt ở Hạ Long. Ở đây, không khí thật trong lành và dễ chịu. Những làn gió biển nhè nhẹ mơn man mái tóc tôi. Vẻ đẹp hùng vĩ của vịnh Hạ Long khiến ai nấy cũng phải trầm trồ. Từ trên cao nhìn xuống, vịnh Hạ Long như một bức tranh thiên nhiên sống động. Nơi đây mọc lên bao nhiêu là đảo, hang động: hang Đầu Gỗ, động Thiên Cung, hòn Trống Mái … với hàng ngàn loài động vật, thực vật phong phú và quý hiếm có ở trên rừng dưới biển.

Tôi cùng gia đình đến thăm quan động Thiên Cung – một trong những hang động đẹp và nổi tiếng nhất vịnh Hạ Long và trong cả nước. Theo một con đường vách đá cheo leo, cây rừng cho phủ xanh um, chúng tôi thật bất ngờ thấy động hiện ra trước mắt với một vẻ đẹp lộng lẫy đến ngỡ ngàng. Cô hướng dẫn viên kể rằng động Thiên Cung gắn với một truyền thuyết về vua Rồng xưa. Trên vách động là một bức tranh hoành tráng với những đừng nét chạm khắc tinh tế của thiên nhiên mang hình ảnh của những nhân vật cổ tích xưa. Ở ngăn động cuối cùng là nơi nàng Mây trong truyền thuyết đã tắm cho một trăm người con của mình. Cuối một con đường uốn khúc quanh co là nơi chia tay của nàng Mây cùng năm mươi người con đi khai phá vùng đất mới với Hoàng tử Rồng – chồng nàng cùng năm mươi người con ở lại xây dựng quê hương.

Địa điểm tiếp theo mà gia đình tôi đến thăm là đảo Tuần Châu. Đây là nơi cung cấp rau xanh cho thành phố. Chúng tôi mới tới một ngôi nhà bằng tre nứa, song mây đơn sơ đã được dựng cách đây rất lâu. Đó là nơi nghỉ chân của Bác Hồ sau mỗi lần đi thăm vịnh. Trên đảo Tuần Châu, buổi tối, người ta còn tổ chức sân khấu nhạc nước và xiếc cá heo. Bố mẹ cũng đưa hai chị em tôi đi xem. Em trai tôi rất thích thú và chạy nhảy tung tăng. Đó thực sự là một buổi tối rất tuyệt vời.

Khi về đến chỗ nghỉ, cả nhà tôi đều thấm mệt nhưng ai nấy vẫn háo hức, thích thú đi ngắm cảnh thành phố Hạ Long về đêm. Cả thành phố lung linh ánh điện trong làn gió mát rượi từ biển thổi vào.

Ngày hôm sau, tôi đi tắm biển ở Bãi Cháy nằm theo bờ vịnh Hạ Long. Đến đây, tôi hò reo thích thú cùng làn gió biển lồng lộng. Bãi cát vàng óng trải dài dọc bờ biển. Sóng biển lăn tăn đập vào bờ, từng đợt sóng nối tiếp nhau đùa giỡn. Sau khi tắm biển, chúng tôi tận hưởng những trái dừa tươi ngay trên bờ và ngắm cảnh Bãi Cháy. Đó là một khu du lịch, hấp dẫn khách trong và ngoài nước với địa hình là một quả đồi thấp thoai thoải, được bao quanh bởi những hàng thông cổ thụ. Nơi đây, các tòa nhà cao tầng mọc lên như nấm, mang lại cho thành phố biển một dáng vẻ hiện đại. Khung cảnh nơi đây khiến chúng tôi không muốn rồi, nhưng rồi cũng phải đến lúc chia tay với Hạ Long.

Hạ Long thật là đẹp! Vẻ đẹp ấy chính là món quà độc đáo nhất mà thiên nhiên ban tặng cho con người và vùng đất nơi đây. Nếu có dịp, các bạn hãy đến thăm vịnh Hạ Long để chiêm ngưỡng và tận hưởng những kì thú của thiên nhiên, các bạn nhé!

Câu trả lời:

Thầy cô là người luôn dành tất cả mọi yêu thương cho đứa học trò của mình, kể cả những đứa học trò mà luôn làm mình phát bực la lớn lên và mời đi ra khỏi lớp. Thậm chí có thể là đình chỉ học môn đó một tuần cũng có. Thầy cô là người luôn phải chịu đựng bởi bao trò tai quá mà những đứa học trò gây ra, hay thường là những vị cứu tinh của những học sinh bị bắt nạt. Có thể nói thầy cô như là những thần tượng của học trò, là người cha, người mẹ thứ hai vậy.Thầy cô là người đã dạy con nét chữ đầu tiên để rồi sau này, khi con lớn hơn một chút, con mới hiểu sự ân cần của cô, khi cầm tay con uốn từng nét chữ không chỉ đơn thuần là dạy con biết viết, mà nết người của con cũng bắt đầu từ những nét chữ A,B,C. Là người mà phải thức cả đêm để viết lại và cảm nhận bài văn thầy phê “cảm nhận còn hời hợt” bằng tất cả tình cảm, vốn sống của mình. Tất cả những gì thầy cô làm là chỉ mong học sinh của mình sẽ tốt hơn, trưởng thành hơn. Lúc ngồi viết những dòng này thì nhớ lại những trò tai quái của mình đã mang đến cho thầy cô... Sao có thể làm những trò ấy nhỉ, nhưng mà thôi "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò" mà. Hãy nhớ rằng điều mà Thầy mong muốn lớn nhất đó là nhìn thấy học sinh của mình chăm ngoan, học giỏi. Bạn hãy cố gắng, nỗ lực thật nhiều trong học tập, chăm chú học hành hơn. Và điều đó là phần quà quí báu nhất mà các bạn tặng cho Thầy. Chúng ta hãy dâng lên Thầy những bông hoa điểm mười tươi thắm nhất. Và nguyện sẽ luôn học hành chăm chỉ, mãi mãi là trò ngoan của Thầy.