Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Bắc Giang , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 20
Số lượng câu trả lời 456
Điểm GP 68
Điểm SP 488

Người theo dõi (111)

NM
NL
TH

Đang theo dõi (102)

NL
VH
DT
H24
SK

Câu trả lời:

Advantages Of Driving Bicycles
Bicycles have been around for a really lengthy time. In truth, bicycles have been around for thus lengthy that it is a very common tradition, particularly in the United States of America, that one of many first thing that a younger child is taught along together with his or hers abcs and 123s is the best way to experience a bicycle. As we get older, most individuals typically lose curiosity in cycling. The considered driving a bike becomes mere nostalgia of occasions once we have been younger. Nonetheless, should you stop to think about it, there are many benefits to driving a bicycle. Health Benefits: The well being benefits of driving a bicycle are tremendous. A each day or weekly regular train regime is hard to keep up as a result of the existence that we might have. Most of us have at the least one full time job and plenty of have households to take care of and spend time with in addition to secular work. As a result of we all have these sort of mundane duties, this makes it tougher and tougher to maintain up with an everyday train schedule. Now, should you have been to journey via bicycle, this may double as exercise. Depending on how briskly you go, you may be able to get a fantastic cardio cardio workout. In the event you cycle uphill and off-road, you may additionally be capable of squeeze in some health coaching and strengthen your leg muscles. Driving a bicycle in lieu of an vehicle typically can afford you the time to get a piece out. In the event you can put aside some time to cycle strictly for train, that can show to be even more beneficial. Monetary Benefits: There are also financial benefits to driving bicycles. At the present time, gas prices are on the rise and so they proceed to be priced higher and higher seemingly every single week. For extra such informative articles you might want to try the next few hyperlinks as nicely : ivf, pets and puppies.

chúc p hk tốt

Câu trả lời:

Từ nghìn xưa, nhân dân ta đã khẳng định dân tộc Việt Nam là anh em
ruột thịt với nhau, là đồng bào, nghĩa là cùng sinh ra từ một bọc trứng của mẹ Âu Cơ. Do đó phải thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
Truyền thống cao cả và tốt đẹp ấy còn biểu hiện trong câu ca dao gợi
cảm:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng”.
Ta thử tìm hiểu ý nghĩa và giá trị của câu ca dao này như thế nào?
Trước hết, từ câu ca dao ta thấy hiện lên một hình ảnh khá đẹp: tấm
nhiễu điều bao phủ phía ngoài chiếc giá gương trải qua ngày này tháng kia, hứng chịu biết bao bụi bặm, bẩn nhơ của cuộc đời để chiếc gương phía trong mãi hoài sáng trong, ngời chiếu. Tác giả vô danh ở đây đã mượn hình ảnh đẹp đẽ, gợi cảm ấy để ngầm so sánh với tấm lòng rộng mở, sẵn sàng chở che, đùm bọc lẫn nhau của nhân dân cả nước ta. Câu ca dao phản ánh một nguyện vọng, tình cảm của mỗi con người Việt nam trong mọi hoàn cảnh đều phải đoàn kết “Lá lành đùm lá rách” một lòng giúp đỡ lẫn nhau vươn lên trong cuộc sống.
Mỗi người Việt Nam dẫu ở miền xuôi hay miền ngược, đồng bằng hay cao nguyên, rừng núi cũng đều có quan hệ là “người trong một nước”. “Người trong một nước” tuy khác nhau về nguồn gốc, hoàn cảnh và điều kiện sống riêng biệt nhưng bên trên những cái khác nhau đó, mọi người vẫn có nhiều cái giống nhau, chung với nhau làm nên tình nghĩa. Chung tổ tông ấy là tình đồng bào. Chung xóm làng, thôn ấp ấy là tình đồng hương. Chung trường học ấy là tình đồng môn. Chung cảnh ngộ ấy là tình đồng cảnh. Chung một mục đích một lí tưởng sống ấy là tình đồng chí. Chung một nghề ấy là tình đồng nghiệp. Chung một nghề ấy là tình đồng nghiệp. Chung một họ hàng là tìnhđồng tông...
Vượt lên trên các khác biệt nhỏ, vì sự giống nhau của một điều chung lớn hơn, người ta biết thương yêu, đỡ đần đoàn kết nhau. Trong thôn ấp, mối quan hệ tình làng nghĩa xóm thắt chặt mọi người lại với nhau thể hiện bằng lòng yêu thương, sự tương trợ lẫn nhau mỗi khi tắt đèn tối lửa. Tinh thần đoàn kết của nhân dân ta đâu chỉ gói gọn trong lũy tre thôn ấp mà còn được biểu hiện rộng rãi vượt ra phạm vi cả nước qua mối quan hệ trao đổi về vật chất lẫn tinh thần.. Một hạt gạo, một tấm áo đầy tình nghĩa của địa phương này gửi đến địa phương khác khi biết đồng bào mình nơi đó bị thiên tai, hoạn nạn đang lâm phải cảnh màn trời chiếu đất đều thắm thiết biết bao tình cảm nhiễu điều giá gương. Đặc biệt, mỗi khi đất nước có họa ngoại xâm, mọi tầng lớp nhân dân ta ở mọi miền đều xông lên tận tâm, tận lực góp cả sức người, sức của để giữ gìn từng ngọn rau tấc đất của cha ông. Các cuộc kháng chiến chống giặc thù xâm lược từ nghìn xưa đến nayđã cho thấy tinh thần đoàn kết một lòng của nhân dân ta. Tình đất nước nghĩa đồng bào khi nước nhà gặp cơn nguy biến, được phát huy thấm đượm hơn lúc nào hết. Có thương yêu nhau người ta mới cảm thấy đau đớn, xót xa trước cảnh đồng bào mình trong xiềng xích, gông cùm của bọn chúng. Chính trong hoàn cảnh ấy, lòng yêu nước, yêu đồng bào được khơi lên phát huy thành cao trào để thể hiện mạnh mẽ bằng hành động cụ thể là góp lòng góp sức dẫn đến chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.Tinh thần đoàn kết của nhân dân ta, nói theo Bác Hồ, đó là một vật báu được gìn giữ truyền đời, có sức phát huy tác dụng vượt cả không gian và thời gian.
Lúc nào cũng vậy, tình thương yêu đoàn kết giữa người trong một nước ấy không phải chỉ có lời nói đầu môi cuối lưỡi hay chỉ là ước mơ cho nhau được một đời sống vật chất và tinh thần sung túc, ấm no mà phải được biểu lộ ra bằng hành động hay việc làm cụ thể và thiết thực. Chính những hành động hay việc làm thiết thực ấy làm cho tình yêu thương đoàn kết thắm thiết và cao quý hơn bội phần.
Đất nước Việt Nam có ba miền nhưng vẫn là một, cần liên kết gắn bó, giúp đỡ nhau từng bước cùng đi lên vững chắc. Khi biết miền nào gặp phải việc không hay, nhân dân ở các miền còn lại với tinh thần “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”sẽ cảm thấy xót xa trong cảnh“máu chảy ruột mềm”, từ đó mở lò

chuc p hk tot

Câu trả lời:

Ca Huế trên sông Hương là bài bút kí của Hà Ánh Minh, nội dung ghi chép lại một trong những nét đẹp của văn hoá truyền thống ở cố đô Huế là ca Huế. Bài văn vừa giới thiệu về nguồn gốc những làn điệu dân ca Huế, vừa tả cảnh nghe ca Huế trong một đêm trăng. Thông qua sự phong phú, đa dạng của các làn điệu dân ca, tác giả ca ngợi vẻ đẹp tinh thần đằm thắm thiết tha của con người xứ Huế.

Mở đầu bài viết, tác giả khẳng định Huế nổi tiếng với các điệu hò. Sau đó giới thiệu những nét đặc sắc của ca Huế được thể hiện qua dàn nhạc cụ, qua ngón đàn tuyệt kĩ của các ca công và giọng hát ngọt ngào của ca nhi.

Xứ Huế nổi tiếng với những cung điện nguy nga cổ kính, những lăng tẩm đồ sộ của các triều vua… Xứ Huế còn nổi tiếng với nhiều sản phẩm văn hóa độc đáo mà ca Huế là một thể loại tiêu biểu.

Qua bài viết, tác giả đã thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về ca Huế và bày tỏ tình cảm yêu mến, trân trọng dành cho ca Huế:

Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm. Mỗi câu hò Huế dù ngắn hay dài đều sược gửi gắm ra một ý tình trọn vẹn. Từ ngữ địa phương được dùng nhuần nhuyễn và phổ biến, nhất là trong các câu hò đối đáp tri thức, ngôn ngữ được thể hiện thật tài ba phong phú.

Cách giới thiệu kết hợp thật tự nhiên giữa nghệ thuật miêu tả và biểu cảm. Những hình ảnh chân thực, những nét chấm phá giàu khả năng gợi tả đã góp phần làm nổi bật bức tranh sinh hoạt văn hóa đặc sắc của con người xứ Huế. Ca Huế là sự giao hòa giữa dòng nhạc cung đình sang trọng, thanh nhã và dòng nhạc dân gian hồn nhiên, duyên dáng. Sự giao hòa đó thể hiện ở nội dung và hình thức, trong cách biểu diễn của ca nhi, nhạc công và trang phục..

ca hue tren song huong

Tác giả miêu tả khung cảnh tuyệt vời của một đêm ca Huế trên sông Hương. Phông màn là thiên nhiên với bầu trời lồng lộng, với sông nước huyền ảo và thơ mộng. Ánh sáng là ánh trăng dát vàng trên mặt sông. Cảnh vật lung linh, hư ảo: Đêm Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Tôi như một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu bước xuống một con thuyền rồng, có lẽ thuyền này xưa kia chỉ dành cho vua chúa. Trước mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để vua hóng mát ngắm trăng, giữa là một sàn gỗ bào nhẵn có mui vòm được trang trí lộng lẫy, xung quanh thuyền có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng như muốn bay lên. Đọc những dòng này, chúng ta có cảm giác như người trong cuộc, đang cùng tác giả lênh đênh trên con thuyền lững lờ trôi giữa dòng Hương Giang êm đềm, thả hồn theo những lời ca mênh mang hòa trong tiếng đàn réo rắt, du dương và tiếng sóng vỗ nhẹ nhàng. Phải chăng khả năng gợi cảm, gợi trí tưởng tuợng chính là thành công của bút kí này

Dàn nhạc cụ, cách thức và trang phục khi biểu diễn dân ca Huế được tác giả miêu tả khá tỉ mỉ: Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp. Các ca công còn rất trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp, nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng. Ta có thể thấy nét đặc trưng của ca Huế là trang nhã, tinh tế và đậm đà tính dân tộc. Cách thưởng thức ca Huế cũng mang những tính chất tương tự. Nơi tổ chức nghe ca Huế là trên chiếc thuyền rồng, khoan thai lướt nhẹ giữa dòng sông Hương trong đêm trăng thanh gió mát. Người hát thì hát rất hay, người thưởng thức thì say mê. Khung cảnh biểu diễn ca Huế vừa sang trọng, vừa dân dã, giữa một thiên nhiên thuần khiết và lòng người trong sạch: Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh: Đêm nằm trên dòng sông Hương thơ mộng để nghe ca Huế, với tâm trạng chờ đợi rộn lòng. Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vảy ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiêng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người. Xen vào giữa những câu văn miêu tả là những câu văn thể hiện cảm xúc của tác giả khi nghe các làn điệu dân ca Huế. Những ngón đàn điêu luyện, những giọng ca ngọt ngào, da diết mang đậm chất Huế quả đã làm rung động lồng người. Dân ca Huế hay và đẹp như vậy bởi vì: Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhạc trang trọng uy nghi nên có thần thái của ca nhạc thính phòng, thể hiện theo hai dòng lớn điệu Bắc và điệu Nam, với trên sáu mươi tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc. Đặc điểm nổi bật của ca nhạc dân gian là các làn điệu dân ca, những điệu hò, điệu lí thường phản ánh sinh động các cung bậc tình cảm vui buồn của con người. Còn nhạc cung đình là nhạc dùng trong những buổi lễ tôn nghiêm của vua chúa hoặc nơi tông miếu thiêng liêng nên thường có sắc thái trang trọng, uy nghi. Cuối bài văn, tác giả muốn bạn đọc cảm nhận được sự huyền diệu của ca Huế trên sông Hương. Ca Huế khiến người nghe quên cả không gian, thời gian, đắm mình vào trạng thái lâng lâng, xao xuyến khó tả. Ca Huế hướng tâm hồn ta đến những vẻ đẹp của đời sống tinh thần con người xứ Huế. Ca Huế mãi mãi hấp dẫn chúng ta bởi vẻ đẹp bí ẩn, huyền hoặc của nó. Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cùng những tiếng đàn réo rắt du dương. Đấy là lúc ca nhi cất lên những điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân, Cũng có bản mang âm hưởng điệu Bắc pha phách điệu Nam không vui, không buồn như tứ đại cảnh. Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán… Lời ca thong thảy trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch. Nghe tiếng gà gảy bên làng Thọ Cương, cùng tiếng chuông chùa Thiên Mụ gọi năm canh, mà trong khoang thuyền vẫn đầy ắp lời ca tiếng nhạc.
Không gian như lắng đọng. Thời gian như ngừng lại. Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm. Ca Huế thanh cao, lịch sự, nhã nhặn, sang trọng và duyên dáng. Chính vì thế nên nghe ca Huế trên sông Hương quả là một thú chơi tao nhã. Ca Huế là một hình thức sinh hoạt âm nhạc mang nét đặc trưng của xứ sở này nên nó rất đáng được trân trọng bảo tồn và phát triển.

Câu trả lời:

mk chưa hk đến bài này đâu nhưng mk có quyển học tốt ngữ văn ,

I. PHÉP LIỆT KÊ I. Cấu tạo và ý nghĩa của các bộ phận trong câu (in đậm): (t.104) a) Sự giống nhau về cấu tạo và ý nghĩa của các bộ phận in đậm trong câu: - Về cấu tạo: các bộ phận in đậm đều có kết cấu tương tự. - Về ý nghĩa, các bộ phận im đậm đều là những đồ vật bày biện chung quanh viên quan phủ. b) Tác dụng: Tác giả nêu ra hàng loạt đồ vật lỉnh kỉnh tương tự, bằng những kết cấu tương tự như vậy có tác dụng làm nổi bật sự xa hoa của viên quan, đối với lập với tình cảnh lam lũ của dân phu đang hộ đê ngoài mưa gió. II. CÁC KIỂU LIỆT KÊ 1. Các kiểu liệt kê (t.105) (1) Tìm hiểu các kiểu liệt kê: a) Kiểu liệt kê không theo từng cặp. b) Kiểu liệt kê theo từng cặp, với quan hệ từ. Hai kiểu liệt kê trên khác nhau về cấu tạo. (2) Phân biệt kiểu liệt kê. a) Có thể thay đổi thứ tự các bộ phận liệt kê (tre, nứa, trúc, mai, vầu). b) Không thể thay đổi thứ tự các bộ phận liệt kê, vì các sự vật, sự việc liệt kê được sắp xếp theo mức độ tăng tiến, (hình thành - trưởng thành; gia đình - họ hàng - làng xóm). Hai kiểu liệt kê trên khác nhau về mức độ tăng tiến. (3) Phân loại phép liệt kê Hai kiểu liệt kê trên khác nhau về mức độ tăng tiến. III. LUYỆN TẬP(t.106) 1. Phép liệt kê Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta có sử dụng phép liệt kê để nêu ra nhiều dẫn chứng sinh động, giàu sức thuyết phục cho luận điểm yêu nước là một truyền thống quý báu của ta. Phép liệt kê đã được dùng ba lần để diễn tả: • Sức mạnh của tinh thần yêu nước. • Lòng tự hào về những trang lịch sử vẻ vang qua tấm gương những vị anh hùng dân tộc. • Sự đồng tâm nhất trí của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam, đứng lên đánh Pháp. (1) Để miêu tả sức mạnh tinh thần yêu nước của nhân dân ta, tác giả đã liệt kê: ... Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. (2) Để miêu tả niềm tự hào về những trang sử vẻ vang, tác giả đã liệt kê: ... thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... (3) Để miêu tả sự đồng tâm, nhất trí của mọi tầng lớp nhân dân..., tác giả đã liệt kê: ... Từ các cụ già... đến các cháu nhi đồng, từ những kiều bào... đến những đồng bào..., từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi... Từ những chiến sĩ... đến những công chức... từ những phụ nữ... đến các bà mẹ. Từ những nam nữ công nhân và nông dân... đến những đồng bào điền chủ... 2. Tìm phép liệt kê (SGK, Tr.106) a) Đoạn văn của Nguyễn Ái Quốc có sử dụng hai phép liệt kê: - ....dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm. - Những cu li xe kéo tay phóng cật lực, đôi bàn chân trần giẫm lạch bạch... hình chữ thập. b) Đoạn thơ của Tố Hữu có sử dụng một lần phép liệt kê: Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung 3. Đặt câu có sử dụng phép liệt kê a) “Sân trường em trong giờ ra chơi thật là náo nhiệt: chỗ này một nhóm đá cầu, chỗ kia nhảy dây, keo co... Trên những ghế đá, dưới các tàn cây rợp mát, những nhóm bạn lặng lẽ hơn. Họ đang thủ thỉ tâm sự, chia nhau miếng bánh, đọc truyện hoặc cùng ôn bài..." b) “Những trò lố” hay là Va-ren và Phan Bội Châu đã khắc họa được hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau ở nước ta dưới thời Pháp thuộc. Va-ren gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương. Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất, xứng đáng là vị anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập”, tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam.”

chuc p hk tot

Câu trả lời:

Trong cuộc sống chúng ta luôn luôn phải rèn luyện đạo đức và văn hóa cho bản thân mình, nhưng trước tiên vấn đề đạo đức sẽ phải đặt lên hàng đầu, và đúng như câu tục ngữ này đã nói lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Lời nói ở đây được nhắc đến như một phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người. Nhưng tại sao lời nói lại gắn liền với đạo đức bởi lẽ đạo đức nó là phạm trù bao hàm lên lời nói của con người, những người có đạo đức luôn luôn biết suy nghĩ và cư xử đúng phép, những lời nói mà họ nói ra cũng đậm đà và dễ nghe. Từ xưa đến nay chúng ta luôn được những người đi trước dạy dỗ và cần phải thay đổi những thói quen không tốt để rèn luyện bản thân mỗi ngày. Lời nói là phương tiện giao tiếp của con người, thống qua nó con người có thể trao đổi tâm tư nguyện vọng và những điều cần thiết trong cuộc sống cho đối phương. Nhưng để diễn tả được điều đó con người cần phải lựa chọn những ngôn ngữ phù hợp và nó đem lại những điều rất cần thiết cho cuộc sống của con người.

Đúng như câu ca dao này đã nói: “ Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe” quả rất đúng từ xưa đến nay lời ăn tiếng nói luôn luôn được đặt lên hàng đầu nó được coi trọng và được mỗi người rèn luyện mỗi ngày, trong hoàn cảnh của cuộc sống chúng ta đều sử dụng ngôn ngữ đó là lời nói để diễn tả được nguyện vọng mà chúng ta muốn dành cho đối phương, nhưng để thu được tình cảm cao quý mà đối phương đem lại chúng ta cần sử dụng những ngôn ngữ dịu dàng dễ nghe, dù dân tộc ta đã có câu lời nói gió bay nhưng nếu chúng ta biết sử dụng những câu để lại những ấn tượng rất sâu sắc cho mỗi người, thì những điều đó sẽ luôn luôn tạo nên những giá trị tốt đẹp nhất, và những tình cảm chân thành nhất mà đối phương dành tặng cho chúng ta.

Lời ăn tiếng nói hàng ngày mà chúng ta sử dụng nó vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống và tâm tư nguyện vọng mà chúng ta dành cho mọi người, lời nói không mất tiền mua bởi lẽ đó là những ngôn ngữ mà chúng ta có, và chúng ta sử dụng để giao tiếp với người khác. Không có một giới hạn nào về ngôn ngữ, mọi người được tự do ngôn luận nhưng việc sử dụng ngôn ngữ nào cho hợp lý là những điều mang lại ý nghĩa to lớn cho cuộc sống của chúng ta, giá trị của những lời nói đó để lại cho người nghe cảm giác lâu dài, nếu những ngôn ngữ đó dễ dàng và hiểu thấu được tâm tư tư nguyện vọng của đối phương, lúc đó là chúng ta đang dành được những tình cảm chân thành nhất từ mọi người.

Học ăn học nói đó là đạo lý từ xưa đến nay, không phải ngôn ngữ nào cũng có thể đem ra sử dụng bởi nó sẽ tạo ra rất nhiều cảm giác cho người nghe, nếu sử dụng đúng mục đích, từ ngữ của chúng ta tế nhị dịu dàng thì sẽ tạo cho chúng ta những tình cảm đáng quý và trân trọng nhất, những tình cảm to lớn có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và tâm tư nguyện vọng của mỗi người. Những ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng cần phải được sử dụng và chọn lựa kĩ lưỡng, giống như nhà văn Việt Nam đã sử dụng trong câu thơ sau: Bác Dương thôi đã thôi rồi. Ở đây đều là nói sự ra đi và cái chết của bác Dương, nhưng nhà văn đã biết sử dụng những từ ngữ tránh đem lại cảm giác đau đớn và xót xa đến con người, cũng cùng một hàm nghĩa nhưng cách sử dụng những từ đồng nghĩa để tránh những từ ngữ đau thương, xót xa là những điều vô cùng quan trọng và cần thiết.

Giống như chúng ta cùng một hoàn cảnh vậy tại sao chúng ta không sử dụng những từ ngữ đêm lại những giá trị to lớn, và có ý nghĩa nhất, trong cuộc sống của mỗi chúng ta tâm tư tình cảm đó sẽ để lại cho chúng ta những điều mang lại những ý nghĩa cần thiết và quan trọng nhất. Một lời nói được sử dụng cần phải suy nghĩ chín chắn và nó đúng với hoàn cảnh tranh làm cho người nghe có cảm giác bị thô tục và ghê rợn, những điều đó phụ thuộc vào việc sử dụng ngôn ngữ của chúng ta. Lời nói là những công cụ vô cùng hữu ích nhưng việc sử dụng nó một cách có ý nghĩa và hiệu quả nhất là điều quan trọng và góp phần mạnh mẽ làm nên giá trị đạo đức cho phẩm chất của con người.

Đôi khi chỉ vì những câu nói không suy nghĩ mà để lại cho người nghe những cái đau đớn và những tổn thương vô cùng sâu sắc, chính vì vậy chúng ta nên chọn lựa ngôn ngữ để diễn tả nó một cách có ý nghĩa quan trọng và ý nghĩa hơn, muốn làm được những điều đó chúng ta cần phải kiềm chế những cảm xúc của bản thân những lúc giao tiếp với người khác. Bởi một ngôn ngữ hay có thể để lại những hạnh phúc cho người nghe, nhưng một lời nói không ý thức được trạng thái của sự vật nó có thể gây ra đau đớn cho người nghe trong một thời gian dài nó có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống của họ.

Việc sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp là một điều vô cùng cần thiết ngoài học tập những kiến thức về văn hóa thì vấn đề tu dưỡng về đạo đức cũng luôn luôn được đề cao và nó trở thành một phương tiện quan trọng trong giao tiếp của mỗi con người. Cùng một ngôn ngữ thể hiện nhưng chúng ta nên lựa chọn những ngôn ngữ phù hợp tránh những ghê sợ đối với người nghe.

Lời nói không mất tiền mua chính vì vậy chúng ta nên sử dụng những ngôn ngữ dễ nghe để có thể vừa lòng được người khác, nên có những suy nghĩ chín chắn và đúng về việc sử dụng ngôn ngữ, có như vậy chúng ta mới làm chủ được chính cuộc sống và cuộc đời của mình.Hãy làm cho người nghe có cảm giác hạnh phúc và có thể làm vừa lòng được người nghe bằng những từ ngữ dễ nghe và để lại nhiều cảm xúc nhất cho người nghe.Khi chúng ta sử dụng những từ ngữ dịu dàng dễ nghe chúng ta sẽ có được tình cảm đáng quý mà họ dành cho mình, ra ngoài xã hội chúng ta sẽ được mọi người tôn trọng và có sự mến ngưỡng một cách rất sâu sắc.

Dân tộc ta cũng có rất nhiều những câu tục ngữ khuyên răn chúng ta về lời ăn tiếng nói hàng ngày, cần phải sử dụng nó một cách có hiệu quả và đem lại những giá trị to lớn nhất, thì cuộc đời của chúng ta sẽ luôn luôn ngập tràn những niềm vui và sự tôn trọng mà mọi người dành cho mình, tình cảm của con người dành cho nhau đó là những tình cảm đáng quý nhất, sống trong xã hội như ngày nay tình yêu thương mà con người dành cho nhau là những tình cảm đáng trân trọng và giữ gìn nhất. Mỗi người chúng ta nên biết lựa chọn những cách giao tiếp cho phù hợp, bởi học ăn học nói học gói học mở, để nói ra những lời nói hay, chúng ta phải học cách giao tiếp cho phù hợp và sử dụng những từ ngữ cho phù hợp với lòng người.
Trong cuộc sống bên cạnh những con người luôn biết sử dụng những từ ngữ hay và dễ nghe thì lại có những người hay sử dụng những từ ngữ thô tục, và biểu hiện đó là những con người không có đạo đức không có văn hóa.

Chúng ta cần phải rèn luyện bản thân mỗi ngày, luôn luôn phải có tinh thần phê và tự phê đối với bản thân bởi đó là yếu tố quan trọng giúp cho chúng ta có được phẩm chất tốt và vô cùng ca quý, giá trị của nó để lại cho nhân loại cũng vô cùng nhiều và để lại được cho nhân loại những điều có ích nhất.

chuc p hk tot

Câu trả lời:

Ngày nay công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ để phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu thong tin của con người. Cũng chính vì thế mà các trò chơi điện tử ra đời nhằm mục đích để cho mọi người giải trí sau giờ học tập và làm việc. Nhưng có một số đối tượng đặc biệt là học sinh quá ham chơi điện tử dẫn đến việc gây sao nhãng học tập. Đây là hiện tượng rất phổ biến và gây nên hậu quả nghiêm trọng.

Ham chơi điện tử là một hiện tượng rất phổ biến. Vì do lợi nhuận mà các hàng quán hiện tử mọc lên nhiều vô kể.
Nơi tôi ở chỉ là một làng quê nhỏ ngoại thành phố thôi mà cũng có đến bốn, năm quán điện tử. Có lần đi phô tô đề ôn thi, tôi đi qua quán đện tử nhà Ông Thái ở đầu làng mà thấy xe đạp đỗ kín cả sân. Nhìn vào bên trong thì thấy hầu hết là các bạn học sinh mặc áo trắng đồng phục in logo của các trường trong huyện. Các bạn ấy ai ai đều dán mặt vào màn hình máy tính. Khi ở lớp ở trường thì các bạn ấy hay trốn tiết, bỏ học lấy tiền ăn sáng để đi chơi điện tử.
Nếu các bạn ý có đi học thì bài tập về nhà không làm, trên lớp thì không nghe giảng, ngủ gà ngủ gật do thiếu ngủ.

Học ở lớp thì mặt mũi phờ phạc, người gày đi nhanh chóng do thiếu ăn và thiếu ngủ. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học sinh ham chơi điên tử không ở đâu xa xôi mà chủ yếu là do ý thức của mỗi người.
Do lười học, ham chơi điện tử nên kết quả học tập kém. Do bố mẹ quá nuông chiều cai cái hay do bố mẹ bận việc nên ít chú ý đến con cái của mình, do bố mẹ không quan tâm giành tình yêu thương cho con nên con cái chán nản đâm đầu vào chơi điện tử. Cũng do bị các bạn xấu lôi kéo vào các trò chơi điện tử.
Các bạn ý đâu có biết rằng việc ham chơi điện tử sẽ gây nên hậu quả nghiêm trọng như thế nào.
Các bạn ham chơi điện tử sẽ làm sao hãng chuyện học tập làm hổng kiến thức, mất kiến thức ảnh hưởng đến tương lai của chính các bạn ấy. Thầy cô buồn lòng, lo lắng. Không những thế nếu như các bạn cứ lấy tiền ăn sáng để đi chơi điện tử, quá ham chơi các bạn ấy sẽ thành những người nghiện chơi điện tử, quá ham chơi điện tử sẽ bây ra thiếu ngủ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mỗi người. Có lần em đọc báo thấy có bạn ham chơi điện tử quả ngồi ba ngày ba đêm bên bàn điện tử mà không ăn, không ngủ ngất bên bàn điện tử may mà cấp cứu kịp thời không thì cũng không giữ nổi mạng sống của mình.
Điều đó chứng tỏ rằng việc quá ham chơi điện tử gây nên những hậu quả vô cùng to lớn.
Ngoài ra nếu nhìn quá lâu vào màn hình sẽ làm mắt hoạt động quá sức gây hỏng giác mạc, gây nên các bệnh về mắt như cận thị, loạn thị, hỏng giác mạc.
Các bạn quá ham chơi điẹn tử sẽ làm cho đát nước có nhiều tệ nạn xã hội, đất nước mất nhân tài. Làm cho nền kinh tế của đất nước không phát triển được ảnh hưởng đến nền kinh tế của nước nhà.

Để phòng chống việc ham chơi điện tử chúng ta phải kêu gọi mọi người nên từ bỏ việc ham chơi điện tử các bậc phụ huynh nên quản lí, quan tâm đến con cái sát sao hơn. Và chúng ra nên tuyên truyền hậu quả nghiệm trọng của việc quá ham chơi điện tử cho mọi người biết. Gia đình và nhà trường nên tránh cho các bạn học sinh chơi với các bạn xấu để tránh việc bị lôi kéo.
Việc quá ham chơi điẹn tử là một hiện tượng phổ biến, việc đó đã làm sao nhãng việc học tập và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta nên chúng ta phải tránh ham chơi điện tử. Hãy chung tay bảo vệ chúng ta khỏi tệ nạn ham chơi điện tử để đất nước thêm giàu đẹp hơn.

​p tham khảo nha