Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Nam Định , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 31
Số lượng câu trả lời 41
Điểm GP 10
Điểm SP 20

Người theo dõi (7)

LT
NN
LG
PT

Đang theo dõi (14)

NT
DA
PN
MD
ND

Câu trả lời:

Trong những thế kỉ trước, với tàu chiến và đại bác, thực dán Pháp đã xâm lược nhiều nước châu Phi, châu Á. Chúng đã mượn lá cờ “tự do, bình đẳng”. Nhưng chúng vẫn rêu rao là “khai hóa”; là “bảo hộ”… Nguyễn Ái Quốc qua chương Thuế máu đã vạch trần, đã tổ cáo, đã lên án tội ác tày trời của những công sứ, những tên toàn quyền bụng phệ !

Bọn thực dân Pháp rất xảo quyệt, tàn bạo và quắt quay. Dưới con mắt chúng, dân bản xứ chỉ là những tên da đen “bẩn thỉu”. những tên “An-nam-mít” “bẩn thỉu”, được chúng đổi xử bằng dùi cui, bằng roi vọt. Chúng khinh miệt cho chọ là “chỉ biết kéo xe tay ” và “ăn đòn” của các quan cai trị ! Thế nhưng, khi chiến tranh bùng nổ. để bắt được nhiều lính đi làm bia đỡ đạn chúng đã quay ngoắt 180″, dùng những lời lẽ ngọt ngào, dụ dỗ,-bịp bợm. Những ngirời nỏ lệ “bẩn thỉu” và khốn nạn ấy “lập lức” được bọn quan lại thực dân “biển thành” những “con yêu” cùa “nước mẹ”, những “bạn hiền” cùa các ông Tây bà dầm, những “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. Thật mỉa mai là ”những chiến sĩ” vĩ đại ấy chưa bao giờ được hưởng một tí công lí và tự do. Đau thương cho họ là phải trả giá bằng nước mắt và xương máu. Phải “xa lìa” vợ con, phải “rời bỏ” mảnh ruộng đàn cừu. Phải làm mồi cho thủy lôi. Phải “bỏ xác” trên vùng Ban-căng hoang vu. Xương máu của những kẻ làm bia đỡ đạn thật vô lí vô nghĩa, hoặc “tưới những vòng ngu vệ! quê của cấp chỉ huy”, hoặc “chạm nên những chiếc gậy của các ngài thống chế”. Những lính thợ phải “làm kiệt sức”, “bị nhiễm những luồng khí độc đỏ ối”, phải “khạc ra từng miếng phổi”. Nguyễn Ái Quốc đã nêu lên những sự thật, những con số nói lên chiến tích đánh Thuế máu của thực dân Pháp: bảy mươi vạn người bản xứ được đi nộp “thuế máu”, trong đó có 8 vạn người phải bỏ xác trên các bãi chiến trường châu Âu “không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình

Chiến tranh kết thúc, khi đại bác “đã ngấy thịt đen, thịt vàng rổi thì bọn cầm quyền thực dân “bỗng dưng im bặt như có phép lạ”. Những kẻ đi nộp Thuế máu có may mắn sống sót trờ về. cả người Nê-gơ-rô lẫn người “An-nam-mít”. lại trờ lại “giống người bẩn thỉu. Họ bị bọn thực dân “lột hết” tất cả của cải của họ, từ cái đồng hồ, đến bộ quần áo mới. Họ bị đẩy xuống tàu, về nước, bị đối xử như súc vật,… Và bọn quan cai trị đã “đón chào” họ hàng một bài diễn văn “yêu nước”: “Các anh đã bảo vệ Tổ quốc, thế là tốt. Bày giờ, chúng tỏi không cần đến các anh nữa, cút đi!” Giọng lưỡi ấy đã thể hiện bản chất trơ tráo, đểu cáng của bọn thực dân Pháp.

Hình ảnh lên thực dân quỷ quyệt, ghê tởm đã bị tác giả vạch mặt và lên án qua cảnh bắt lính. Chúng đã từng bắt dân nô lệ Đông Dương mua rượu và thuốc phiện “theo lệnh quan trên”, chúng từng “bóp nặn” họ bằng mọi thứ sưu thuế, tạp dịch. Chiến tranh bùng nổ, bọn thực dán đã “tiến hành những cuộc lùng ráp về nhân lực trên toàn cõi Đông Dương”. Hàng vạn người “bị bắt đểu bị nhốt vào các trại lính”. Đê’ có nhiều “vật liệu biết nói”, các vị “chúa tỉnh” – những viên công sứ ở Đông Dương ra lệnh cho bọn quan lại dưới quyền phải tìm mọi cách “xoay xở” để “trong một thời hạn nhất định phái nộp cho đi( một số người nhất định” được vinh hạnh đi nộp Thuế máu. Kẻ nghèo khổ bị bắt làm bia đỡ đạn thì cam tâm “chịu chết”, còn con cái nhà giàu thì đi lính tình nguyện hoặc .xì tiền ra”.

Để “đền đáp” công ơn các thương binh người Pháp, vợ của tử sĩ người Pháp, bọn thực dân đã “mi đãi”. cấp môn bài bán thuốc phiện cho họ. Nguyễn Ái Quốc đã khinh bỉ và căm thù lên án chính quyền thực dân “đã phạm tới hai tội ác đối với nhân loại”. Món quà đó là “món quà nhơ nhớp”. Bọn cá mập thực dân “không ngần ngại đầu độc cả một dàn tộc để vơ vét cho đầy túi ”. phải nghiêm khắc lên án !

Bằng nghệ thuật tương phản, hoặc nhắc lại giọng lưỡi và thủ đoạn của bọn quan lại thực dân, tác giả đã dựng nên hình tượng khái quát vẽ lên thực dân Pháp rất xảo quyệt, bịp bợm và trơ tráo trong việc đánh Thuế máu. trong việc đầu độc nhân dân Đông Dương bằng thuốc phiện. Qua đó, ta càng thấy rõ “Bản án chế độ thực dân Pháp’’ của Nguyễn Ái Quốc là một tác phẩm chính luận giàu tính chất tố cáo và luận chiến có giá trị thức tỉnh đặc sắc.

Câu trả lời:

Cháu chiến đấu hôm nay
Vì long yêu tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
ổ trứng hông tuổi thơ
Đó là đối với nhà thơ xuân quỳnh, còn đối với tôi, trên mặt trận học tập này tôi vẫn đang cố gắng, cố gắng thật nhiều để ko phụ công dạy dỗ của cô thầy, ông bà , bè bạn…..và nhất là vơí mẹ- người luôn quan tâm chiều chuộng tôi-người mà tôi vô vàn yêu quý, kính trọng.
Bên góc học tập cạnh cửa sổ, dàn mướp ngoài vười đã trổ hoa vàng rực rỡ. chị gió thoảng đưa, những cánh hoc rung rinh như đón chào, đó là cậy mướp mà chính tay mẹ đã trồng ngày trước. Nó bỗng gợi cho tôi nhớ tới hình ảnh của mẹ mình-một hình ảnh với nét giản dị và đẹp đẽ nhất trong tôi, với dáng người hơi đậm, đôi môi thô kệch và làn da đã đen xạm đi vì nắng gió. Thật vậy, mẹ tôi ko được xinh đẹp, trẻ trung như bao người, mà là 1 người nông dân xấu xí, quê mùa nhưng thật thà, chấc phác, là 1 người phụ nữ luôn tần tảo 1 nắng 2 sương vì gia đình…ánh mắt mẹ long lanh dịu dàng khó tả. Có những lúc, ánh mắt mẹ xịu lại, buồn bã hoà chung cùng hang lệ nóng hổi chảy trên má tôi. Cũng có khi, ánh mắt ấy bỗng tươi lên, loé sang – ánh sang của niềm tin, của hi vọng mà mẹ trao tặng cho tôi. Để rồi mỗi lần nhìn lên mái tóc người mà con tim tôi lại nhói đau vì những sợi bạc vất vả kia, vì tôi đã nhiều lần để cho mẹ buồn…Tôi yêu mẹ bởi lẽ gì? phải chăng là vì cái hình ảnh ấy của mẹ trong trái tim non nớt của tôi?
Đối với những người xung quanh, mẹ rất cởi mở và thân thiên. Bởi vì đối với mẹ, ai cũng đều là người thân của mình. Đặc biệt, mẹ luôn là người hoà giải các mối mâu thuẫn trong gia đình. Còn riêng tôi thì mẹ rất quan tâm. Trời nắng, mẹ cười bảo tôi đội mũ. Hôm mưa, mj mặc áo mưa giúp tôi. Khi lạnh, mẹ ôn tồn bảo tôi mặc áo rét. Tôi luôn được chìm đắm trong sụ ân cần và tình thương của mẹ. Phải chăng, tôi yêu mẹ vì lẽ đó?
Tôi nhớ…có lần, tôi lén lút trốn mẹ đi chơi, mãi tỗi mới rón rén về nhà. Lúc ấy, vì quá xấu hổ, tôi ko còn đủ can đảm để gặp mẹ nữa, chỉ dám, đứng nép sau khung cửa sổ để nhìn người. Tôi thấy, thấy ánh mắt mẹ nhìn vào ko gian vô tận, thấy mái tóc mẹ xoã xuống 1 cách buồn thui, ủ rũ, thấy những giọt nước mắt nóng hổi chảy trên gò má người. ôi! Mẹ đã khóc? Chưa bào giờ tôi thấy mẹ khóc và buồn đến thế! Một diều gì đó khiến tôi vô cùng hối hận, vô cùng xót xa. Nghĩ lại những lần trước, ko giống lần này, mẹ lại đánh tôi rất đau. Dù vậy, tôi biết mẹ đánh tôi nhưng long mẹ còn đau hơn cả mông tôi bị đánh. Thà rằng, mẹ đánh tôi còn hơn là mẹ làm như vậy! Tôi từ từ xoay quả đấm, chạy ù vào, ôm chầm lấy mẹ: “ mẹ!!!!!!!!!!” Tôi nắm chặt bàn tay mẹ nghẹn ngào xin lỗi, mẹ mỉm cười gượng giụ…Phải chăng, tôi yêu mẹ bởi những kỉ niệm sâu đậm ấy.
Mãi đến bây giờ, tôi mới biế mình yêu mẹ bỡi lẽ gì . tôi yêu mẹ là vì tất cả, tất cả những gì mẹ trao tặng cho tôi , la vì tình mẫu tử sâu nặng mẹ ơi con yêu mẹ nhiều lắm mẹ có biết không?

Câu trả lời:

Tác phẩm của Nguyễn Trãi có tên là Đại Cáo Bình Ngô, nghĩa là tuyên cáo rộng rãi về việc đã dẹp yên giặc Ngô. Chữ Ngô ở đây là cách gọi của Người Việt xưa đối với thế lực phong kiến phương Bắc với sắc thái coi khinh. Trong tác phẩm, quân Ngô chính là giặc Minh.

Nếu như đoạn 1 nêu lên lập trường chính nghĩa thì đoạn 2 là bản cáo trạng đanh thép vạch rõ tội ác của quân xâm lược nhà Minh.Nguyễn Trãi đã lột trần âm mưu thâm độc của chúng: lợi dụng nhà Hồ chính sự đổ nát, giặc mInh đã thừa cơ vào cướp nước ta:
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,
Để trong nước lòng dân oán hận.
Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây họa,
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh.
Năm 1406, lấy cớ nhà Hồ cướp ngôi của nhà Trần, nhà Minh huy động một lực lượng lớn gồm 20 vạn bộ binh và thuỷ binh cùng với hàng chục vạn dân phu vận chuyển, dưới quyền chỉ huy của Chu Năng, Trương Phụ, Mộc Thạnh, Lý Bân, Trần Húc kéo vào xâm lược Đại Việt. Quân Minh chia làm hai cánh: một cánh do Trương Phụ chỉ huy theo đường Bằng Tường, Quảng Tây tiến vào Lạng Sơn, một cánh do Mộc Thạnh chỉ huy từ Vân Nam theo đường sông Hồng kéo xuống. Nhà Minh còn sai người mang sắc vào dụ vua Chămpa phối hợp tấn công ở biên giới phía nam.
Trong suốt hai mươi năm đô hộ nước ta (1407-1427), chính quyền đô hộ nhà Minh đã thực hiện nhiều chính sách và biện pháp từ tinh vi đến trắng trợn nhằm xoá bỏ quá khứ đấu tranh, dựng nước và giữ nước bất khuất của dân tộc ta, thủ tiêu những di sản văn hoá truyền thống tốt đẹp của nhân dân Đại Việt để chiếm đóng vĩnh viễn đất nước ta. Nhà Minh nhiều lần đốt sách vở, kể cả sách học của trẻ em,phá hủy các bia đá. Lịch sử đã ghi lại tội ác của giặc Minh và Bình Ngô Đại Cáo lại thêm một lần tố cáo mạnh mẽ tội ác của chúng.
Tác giả đã khẳng định đó là tội ác “Bại nhân nghĩa nát cả đất trời” và kể ra những hành động dã man của bọn chúng. Âm mưu xâm lược của quân giặc gian xảo bao nhiêu thì chính sách cai trị của chúng càng thâm độc bấy nhiêu. Vẫn là những chính sách cũ nhưng thâm độc hơn nhiều : chúng không chỉ bóc lột vơ vét hết mọi sản vật, sức người, sức của của dân ta mà chúng còn huỷ hoại cả môi trường sống (tàn hại giống côn trùng cây cỏ) và tàn sát con người không biết ghê tay. Hai câu :

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Đây là hình ảnh vừa cụ thể, vừa khái quát như một lời cáo trạng, lời buộc tội quân giặc. Văn học trung đại Việt Nam không có nhiều nhà thơ đưa hình ảnh “Dân đen” vào trang viết của mình. Dân đen-những kiếp người nhỏ bé tận cùng dưới đáy xã hội.Họ là nạn nhân của tội ác mà quân giặc đã gieo rắc trên bờ cõi đan tộc.Nếu ko có một tấm lòng rộng mở, nếu ko có một tư tưởng nhân đạo sâu sắc thì Nguyễn Trãi đâu thể viết nên những câu văn mang đầy sức gợi và đậm tính nhân văn như thế? Có thể nói, hai câu văn đã được viết viết ra bằng máu và nước mắt của người anh hùng suốt đời một lòng vì dân vì nước.
Vơ vét sản vật, tiêu diệt con người, tội ác của giặc không giấy bút nào tả xiết :

Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.

Nguyễn Trãi chọn cái vô cùng (trúc Nam Sơn, nước Đông Hải) để nói đến tội ác của một loài quỷ dữ (thằng há miệng, đứa nhe răng).Bọn chúng như những con thú dữ khát máu người, chỉ nhăm nhe cắn xé nhân dân ta đến tận xương tủy. Hậu quả bọn chúng để lại thật là tàn khốc: gia đình tan nát, vợ mất chồng, con cái thì nheo nhóc, muôn loài bị phá huỷ, tiêu diệt, sản xuất thì trì trệ, nhân dân khổ cực
Để nêu rõ tội ác của quân xâm lược, tác giả đã dụng phương pháp liệt kê có chọn lọc, sử dụng những câu văn giàu hình tượng, giọng văn thay đổi linh hoạt, phù hợp với cảm xúc.Lúc thì tỏ ra căm phẫn, tức giận đến thấu xương cái lũ xâm lược tàn bạo, lúc thì lại thể hiện sự xót xa, đau đớn cho nhân dân ta.

Hai câu cuối kết án vô cùng đanh thép :

Lẽ nào trời đất dung tha,
Ai bảo thần nhân chịu được ?

Tội ác của giặc Minh đã vượt qua cái giới hạn của lẽ trời. Hành động nhơ bẩn của chúng khiến cả thần và người đều không thể tha thứ.

Đứng trên lập trường nhân nghĩa, đoạn văn là máu, là nước mắt, thể hiện sự căm hận sục sôi của Nguyễn Trãi đối với kẻ thù.



Nói tóm lại, đoạn văn này là một bản cáo trạng đanh thép tố cáo tội ác khủng khiếp của giặc Minh trong 20 năm trên mảnh đất Đại Việt.

Ðể đảm bảo vừa tăng cường sức thuyết phục vừa đạt được tính cô đọng, hàm súc của ngôn từ văn chương, Nguyễn Trãi sử dụng đan xen, kết hợp hài hòa giữa những hình ảnh mang tính chất khái quát với những hình ảnh có tính cụ thể, sinh động.
Như vậy bằng cái tái và cái tâm của mình, Nguyễn trãi đã khiến cho Bình Ngô Đại Cáo xứng đáng được vinh danh là áng thiên cổ hung văn(áng văn bất hủ muôn đời). Để rôì văn đàn Việt Nam tự hào có một Nguyễn Trãi. Dân tộc Việt Nam tự hào có một Ức Trai.

Câu trả lời:

Phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn


Chinh phụ ngâm được viết bằng chữ Hán, do tác giả Đặng Trần Côn sáng tác vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. Đây là thời kì vô cùng rối ren của xã hội phong kiến. Chiến tranh xảy ra liên miên, hết Lê-Mạc đánh nhau đến Trịnh-Nguyễn phân tranh, đất nước chia làm hai nửa. Ngai vàng của nhà Lê mục ruỗng. Nông dân bất bình nổi dậy khởi nghĩa ở khắp nơi. Nhân dân sống trong cảnh loạn li nồi da nấu thịt, cha mẹ xa con, vợ xa chồng. Văn học thời kì này tập trung phản ánh bản chất tàn bạo, phản động của giai cấp thống trị và nỗi đau khổ của những nạn nhân trong chế độ thối nát ấy. Tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn ra đời đã nhận được sự đồng cảm rộng rãi của tầng lớp Nho sĩ. Nhiều bản dịch xuất hiện, trong đó bản dịch sang chữ Nôm của bà Đoàn Thị Điểm được coi là hoàn hảo hơn cả, thể hiện thành công lẫn trị nội dung và nghệ thuật của nguyên tác.

Nội dung Chinh phụ ngâm phản ánh thái độ oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa, đặc biệt là đề cao quyền sống cùng khao khát tình yêu và hạnh phúc lứa đôi của con người. Đó là điều ít được nhắc đến trong thơ văn trước đây.

Người chinh phụ vốn dòng dõi trâm anh. Nàng tiễn chồng ra trận với mong muốn người chồng sẽ lập được công danh và trở về cùng với vinh hoa, phú quý. Nhưng ngay sau buổi tiễn đưa, nàng sống trong tình cảnh lẻ loi, ngày đêm xót xa lo lắng cho chồng. Thấm thìa nỗi cô đơn, nàng nhận ra tuổi xuân của mình đang qua đi và cảnh lứa đôi đoàn tụ hạnh phúc ngày càng xa vời. Người chinh phụ rơi vào tâm trạng cô đơn đến cùng cực. Khúc ngâm thể hiện rất rõ tâm trạng cô đơn ấy.

Đoạn trích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (từ câu 193 đến câu 228) miêu tả những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khộ ở người chinh phụ đang khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.

Đoạn trích có thể chia làm ba đoạn nhỏ:

– Đoạn 1 : Từ Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước… đến Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng: Nỗi cô đơn của người chinh phụ trong cảnh lẻ loi; cảm giác về thời gian chờ đợi; cố tìm cách giải khuây nhưng không được.

– Đoạn 2: Từ Lòng này gùi gió đông có tiện… đốn Sâu tường kêu vắng chuông chùa nện khơi: Nỗi nhớ thương người chồng ở phương xa; cảnh vật khiến lòng nàng thêm sầu thảm.

– Đoạn 3: Từ Vài tiếng dế nguyệt soi trước ốc… đến Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau!. Cảnh vật xung quanh khiến lòng người chinh phụ rạo rực niềm khát khao hạnh phúc.

Sau buổi tiễn đưa, người chinh phụ trở về, tưởng tượng ra cảnh chiến trường đầy hiểm nguy, chết chóc mà xót xa, lo lắng cho chồng. Một lần nữa nàng tự hỏi vì sao đôi lứa uyên ương lại phải chia lìa? Vì sao mình lại rơi vào tình cảnh lẻ loi? Bấy nhiêu câu hỏi đều không có câu trả lời. Tâm trạng băn khoăn, day dứt ấy được tác giả thể hiện sinh động bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế. Có thể nói, sầu và nhớ là cảm xúc chủ đạo trong đoạn thơ này.

Trong mười sáu câu thơ đầu, tác giả tập trung miêu tả hành động và tâm trạng của người chinh phụ:

Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
Trong rèm dường đã có đèn biết chăng ?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết?
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương!

Nàng lặng lẽ Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước trong nỗi cô đơn đang tràn ngập tâm hồn. Nhịp thơ chậm gợi cảm giác như thời gian ngưng đọng.

Giữa không gian tịch mịch, tiếng bước chân như gieo vào lòng người âm thanh lẻ loi, cô độc. Nỗi nhớ nhung sầu muộn và khắc khoải mong chờ khiến bước chân người chinh phụ trở nên nặng trĩu. Nàng bồn chồn đứng ngồi không yên, hết buông rèm xuống rồi lại cuốn rèm lên, sốt ruột mong một tiếng chim thước báo tin vui mà chẳng thấy.

Nàng khát khao có người đồng cảm và chia sẻ tâm tình. Không gian im ắng, chỉ có ngọn đèn đối diện với nàng. Lúc đầu, nàng tưởng như ngọn đèn biết tâm sự của mình, nhưng rồi lại nghĩ: Đèn có biết dường bằng chẳng biết, bởi nó là vật vô tri vô giác. Nhìn ngọn đèn chong suốt năm canh, dầu đã cạn, bấc đã tàn, nàng chợt liên tưởng đến tình cảnh của mình và trong lòng rưng rưng nỗi thương thân tủi phận: Hoa đèn kia với bóng người khá thương!

Hình ảnh người chinh phụ thầm gieo từng bước ngoài hiên vắng và suốt năm canh ngồi một mình bên ngọn đèn chong, không biết san sẻ nỗi niềm tâm sự cùng ai đã miêu tả được tâm trạng cô đơn tột độ của người chinh phụ.

Tác giả đặc tả cảm giác cô đơn của người chinh phụ trong tám câu thơ. Đó là cảm giác lúc nào và ở đâu cũng thấy lẻ loi: ban ngày, ban đêm, ngoài phòng, trong phòng. Nỗi cô đơn tràn ngập không gian và kéo dài vô tận theo thời gian luôn deo đẳng, ám ảnh nàng.

H24

Read the following passage and mark the letter A, B, C or D to indicate the correct answer to each of the questions from 36 to 42.

Light from a living plant or animal is called bioluminescence, or cold light, to distinguish it from incandescence or heat-generating light. Life forms could not produce incandescent light without being burned. Their light is produced in chemicals combining in such a way that little or no measurable heat is produced, and the life forms generating it are unharmed. Although bioluminescence is a relatively complicated process, it can be reduced to simple terms. Living light occurs when luciferin and oxygen combine in the presence of luciferase. In a few cases, fireflies the most common, an additional compound called ATP is required.

The earliest recorded experiments with bioluminescence in the late 1800s are attributed to Raphael Dubois, who extracted a luminous fluid from a clam, observing that it continued to glow in the test tube for several minutes. He named the substance luciferin, which means “the bearer of life”. In further research, Dubois discovered that several chemicals were required for bioluminescence to occur. In his notes, it was recorded that a second important substance, which he called luciferase, was always present. In later study of small, luminous sea creatures, Newton Harley concluded that luciferin was composed of carbon, hydrogen, and oxygen, which are the building blocks of all living cells. He also proved that there are a variety of luciferin and luciferase, specific to the plants and animals that produce them.

Much remains unknown, but many scientists who are studying bioluminescence now believe that the origin of the phenomenon may be traced to a time when there was no oxygen in the Earth’s atmosphere. When oxygen was gradually introduced to the atmosphere, it was actually poisonous to life forms, plants and animals produced light to use up the oxygen in a gradual but necessary adaptation. It is speculated that millions of years ago, all life may have produced light to survive. As the millennia passed, life forms on Earth became tolerant of, and finally dependent on oxygen, and the adaptation that produced bioluminescence was no longer necessary, but some primitive plants and animals continued to use the light for new functions such as mating or attracting prey.

Question 39: The word “it” refers to:

A. a plant

B. an animal

C. bioluminescence

D. incandescence

Câu trả lời:

Cảm nghĩ đoàn viên

Mừng ngày hai sáu tháng ba
Nguồn vui tuổi trẻ nở hoa tưng bừng
Bảy ba năm lớn không ngừng
Vì dân vì nước hiến dâng đức tài

Tôi yêu đoàn như muôn hoa lá
Đoàn vinh quang óng ả giữa mùa xuân
Đang thúc giục tinh thần tôi cố gắng
Để vươn lên hàng ngũ của đoàn
Tôi yêu đoàn, tôi yêu biết mấy
Giây phút nào tả được lòng tôi
Nguyện một lòng cố gắng bạn ơi
Để xứng đáng là đoàn viên giỏi
Nào bạn ơi vững vàng rắn rỏi
bước lên đường bao thế hệ đã qua
Cất tiếng hát và làm nhiều việc khác
Để đất nước ta ngày một đẹp hơn

Ánh sáng Đoàn

Hôm nay là ngày 26/3
Là ngày kỷ niệm đoàn ta ra đời
Đoàn mang tên Bác rạng ngời
Ngàn bông hoa nở đẹp tươi sắc hồng
Là tương lai của núi sông
Kế thừa truyền thống cha ông anh hùng
Mặc cho giông tố bão bùng
Dưới cờ Đoàn quyết xung phong đi đầu
Đời vui đẹp cánh chim câu
Tung hoành bay lượn giữa bầu trời xanh
Chúng em chăm chỉ học hành
Hăng say rèn luyện trở thành đoàn viên
Mỗi điểm tốt mỗi việc làm
Là bông hoa nở đẹp tươi dâng đoàn

Chào mừng đoàn ta

Chào mừng 26/3
Là ngày thành lập đoàn ta ra đời
Giương cao cờ đỏ sáng ngời
Đoàn ta tiếp bước theo lời cha anh
Trải qua khói lửa chiến tranh
Theo lời Bác dạy khó khăn không lùi
Bao gương anh dũng sáng ngời
Ta nguyện gìn giữ đời đời không quên
Mỗi bước đi mỗi bước tiến lên
Đoàn ta viết tiếp nên thiên sử vàng
Hôm nay ngày hội của Đoàn
Mừng vui xin tặng muôn vàn điểm cao.