Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Ninh Thuận , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 18
Số lượng câu trả lời 1900
Điểm GP 502
Điểm SP 1985

Người theo dõi (393)

KT
NA
NH
PT

Đang theo dõi (16)

HH
MD
PL
H24
H24

Câu trả lời:

Cách mạng tháng Hai là cuộc cách mạng dân chủ tư sản diễn ra vào tháng 2 năm 1917 (theo lịch Nga cũ). Cuộc cách mạng này đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế của Nga hoàng Nikolai II và vương triều Romanov trị vì hơn 300 năm ở nước Nga. Cuộc cách mạng này cũng đã dẫn tới một tình trạng hai chính quyền song song tồn tại: chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và chính quyền của các Xô viết đại biểu công nhân.

Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là một sự kiện lịch sử đánh dấu sự ra đời của nhà nước Nga Xô viết. Cách mạng tháng Mười nổ ra vào ngày 24 tháng 10 năm 1917, do Vladimir Ilyich Lenin và Ðảng Bolshevik lãnh đạo. Cách mạng tháng Mười thành công vào ngày 7 tháng 11 năm 1917 (theo lịch Gregory) hay ngày 25 tháng 10 năm 1917 (theo lịch Julius).

1/Về hoàn cảnh:

Cách mạng tháng Hai nổ ra trong hoàn cảnh: Sau khi cách mạng tư sản 1905-1907 thất bại, nước Nga vẫn là một đế quốc quân chủ chuyên chế dưới sự cai trị của Nga hoàng Nikolai II. ; quân đội Nga liên tiếp bại trận trên chiến trường ; nhân dân Nga ngày càng bất mãn, làn sóng phản đối chiến tranh lan rộng. Kinh tế Nga ngày càng suy sụp, nạn đói xảy ra khắp nơi. Chính phủ Nga hoàng tỏ ra bất lực, không thể cai trị được như trước nữa.

Cách mạng tháng Mười diễn ra trong hoàn cảnh: Sau Cách mạng Tháng Hai, nước Nga xuất hiện tình trạng 2 chính quyền song song tồn tại: chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và xô viết đại biểu công nhân và binh lính. Sau khi nắm được chính quyền, chính phủ lâm thời đã không giải quyết những vấn đề đã hứa trước đó như vấn đề ruộng đất của nông dân, việc làm cho công nhân, tình trạng thiếu lương thực và nhất là quyết theo đuổi chiến tranh đế quốc đến cùng. Vladimir Ilyich Lenin từ Thụy Sĩ trở về tháng 4 năm 1917 đã nhận được sự ủng hộ rất lớn của nhân dân. “Luận cương tháng Tư" do Lê nin trình bày chỉ ra con đường chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.

2/Về mục tiêu:

CM tháng Hai: Lật đổ chỉnh phủ chuyên chế của Nga hoàng, giành chính quyền về tay nhân dân

CM Tháng Mười: Lật đổ CP LTTS, đưa nước Nga tiến lên CNXH.

3/Lãnh đạo

CM tháng Hai: Ban đầu là giai cấp Vô sản, sau đó quyền lực rơi vào tay giai cấp Tư sản

CM tháng 10: Giai cấp vô sản thông qua chính đảng là Đảng bôn và Lê-nin.

4/ Tính chất:

CM tháng Hai: Cách mạng tháng hai về tính chất là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới vì lãnh đạo cuộc cách mạng là giai cấp vô sản và hướng đi lên của cuộc cách mạng là xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa chứ không phải chế độ tư bản chủ nghĩa.

CM tháng Mười: CMXHCN

5/ Kết quả:

CM tháng Hai: Lật đổ chế độ chuyên chế Nga hoàng, lập được xô viết và chính quyền tư sản

CM Tháng Mười: Lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, lập ra nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới.

Câu trả lời:

Từ khi thành lập ( 22-12-1944 ) đến nay, trải qua hơn 65 năm vừa chiến đấu vừa xây dựng, Quân đội ta đã lớn mạnh không ngừng, từ không đến có, từ nhỏ đến lớn, trang bị vũ khí từ thô sơ đến ngày càng hiện đại.
Quân đội ta luôn nêu cao lòng yêu nước và truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc; luôn trau dồi bản chất giai cấp công nhân, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, càng đánh mạnh, càng đánh càng thắng.
Quân đội ta đã đánh bại hai đế quốc to là Pháp và Mĩ, giành lại độc lập, thống nhất cho Tổ quốc và làm tròn nhiệm vụ quốc tế cao cả, trở thành Quân đội nhân dân anh hùngcủa dân tộc Việt Nam anh hùng. Đó là một “đội quân chiến đấu”, chiến đấu oanh liệt, chiến thắng vẻ vang; đồng thời là một “đội quân công tác” làm công tác vận động quần chúng giỏi; và là một “đội quân sản xuất”, lao động sản xuất làm kinh doanh giỏi, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng đất nước.
Bản chất, truyền thống cách mạng vẻ vang của Quân đội ta được Bác Hồ khái quát qua lời Huấn thị :
“ Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
Chính vì vậy, năm 1989, theo chỉ thị của Ban bí thư Trung ương Đảng và quyết định của Chính phủ, ngày 22-12 hàng năm không chỉ là ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam mà còn là ngày Hội quốc phòng toàn dân. Từ đó, mỗi năm, cứ đến ngày này, toàn dân Việt Nam lại tiến hành các hoạt động hướng vào chủ đề quốc phòng và quân đội, nhằm tuyên truyền sâu rộng truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc và phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, giáo dục lòng yêu nước, yêu CNXH, động viên mọi công dân chăm lo củng cố quốc phòng, xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc.