Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Bắc Giang , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 4
Số lượng câu trả lời 277
Điểm GP 38
Điểm SP 327

Người theo dõi (71)

H24
NB
LL
CV

Đang theo dõi (5)

H24
PJ
NV

Câu trả lời:

 

Về Hà Nội, không ai không nhớ đến một thứ quà ngon nổi tiếng, thứ quà của lúa non. Cái thứ quà vừa dân dã vừa thanh tao đó có tên gọi là “Cốm làng Vòng”. Làng Vòng cách trung tâm Hà Nội về phía Tây Bắc độ dăm cây số, gồm có các thôn: Vòng Tiền, Vòng Hậu, Vòng Sở, Vòng Trung nhưng chỉ có hải thôn Vòng Hậu và Vòng Sở là làm cốm ngon.

Ngày nay, Hà Nội được quy hoạch, mở rộng thêm, làng Vòng ngày xưa nay là phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy. Mặc dù vậy, cái tên làng Vòng vẫn không mất đi trong tâm trí của mỗi người dân thủ đô bởi nó đã gắn liền với một đặc sản nổi tiếng.

Đặc sản “Cốm làng Vòng” có từ lâu đời được làm từ nếp cái hoa vàng, một năm có hai vụ: vụ chiêm chỉ có cốm vào tháng tư. Vì đây là trái vụ nên cốm của vụ chiêm không mấy hấp dẫn. Muốn ăn cốm ngon phải đợi đến vụ mùa, bắt đầu từ tháng bảy đến tháng mười. Khi ấy là vào mùa thu, mùa của đất trời Hà Nội.

Cũng không phải ngẫu nhiên mà thứ quả mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam lại cùng mùa thu Hà Nội đi vào thơ ca “Hà Nội mùa thu..., mùa cốm xanh về thơm bàn tay nhỏ, cốm sữa vỉa hè thơm bước chân qua...”. Cốm là thức quà riêng biệt của một đất nước. Thức quà ấy mang trong hương vị tất cả sự đảm đang, cần cù và sáng tạo của người dân làm nông nghiệp.

Cũng như những thứ quà khác, cốm ngày xưa được làm ra với ý nghĩa ban đầu là làm quà sêu tết, tặng nhau. Ấy mới có chuyện những chàng rể xưa muốn lấy lòng bố mẹ vợ liền làm cốm đem biếu. Dần dần phát hiện ra thứ quà thanh nhã và tinh khiết ấy rất phù hợp với các việc lễ nghi nên người ta làm cốm để thờ cúng tổ tiên, lễ chùa và dùng trong đám cưới, đám hỏi của người Kinh Bắc. Cho đến nay, cốm Vòng được bán khắp các phố, chợ Hà Nội. Cứ mỗi mùa thu đến, lại thấy các bà, các chị làng Vòng quẩy đôi gánh xinh xinh, giắt đầy cây lúa non đã tuốt hạt, đi dọc các phố mà rao “Ai cốm đây”, nghe thật quen thuộc.

Nói về cách thức làm cốm, tất nhiên là rất nhiều vùng quê biết làm nhưng phải thừa nhận rằng không có đâu làm được hạt cốm dẻo và thơm ngon bằng ở làng Vòng. Người làng Vòng làm cốm rất công phu. Đầu tiên họ trồng lúa, đợi đến lúc lúa khum ngọn, hãy còn sữa thì gặt đem về làm cốm. Lúa để làm cốm thì không được vò hay đập mà phải tuốt. Sau đó cho vào nồi rang. Cốm rang xong phải mang giã ngay, không được để nguội. Trong quá trình giã phải có kỹ thuật, không được giã mạnh tay quá cốm sẽ nát. Khi giã phải luôn tay đảo cốm từ trên xuống, dưới lên cho đều. Giã khoảng 10 lần thì đem cốm đi sáng và hồ, rồi đựng vào lá sen.

Không hiểu sao người ta lại dùng lá sen để đựng cốm? Có lẽ thứ quà tinh khiết ấy phải được gói bằng lá của loài hoa “sạch sẽ”, “gần bùn mà chẳng hôi tanh” thì mới thấy hết được ý nghĩa của nó. Mặc dù đó chỉ là cách suy luận, song thực tế thì cốm được gói bằng lá sen thơm và ngon hơn khi ta gói bằng một thứ lá khác.

Cốm thường được ăn cùng với chuối tiêu trứng cuốc nhưng ngon nhất vẫn là ăn với trái hồng chín đỏ. Và Thạch Lam trong cuốn “Hà Nội 36 phố phường” đã ví: “Cái màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, không gì hòa hợp bằng”.

Có thể nói thương hiệu “cốm làng Vòng” đã nổi tiếng khắp ba kỳ. Thế nhưng, những năm gần đây Hà Nội đất chật, người đông, đất làng Vòng xưa kia trồng lúa giờ đã nhường chỗ cho những ngôi nhà cao tầng. Làng Vòng sầm uất hơn, náo nhiệt hơn nhưng không còn lúa để làm cốm nữa. Mặc dù lúa nếp để làm cốm giờ phải sang làng khác hoặc ra các huyện ngoại thành mua về, nhưng người làng Vòng vẫn cố gắng để giữ công nghệ làm cốm cũ.

Dù có mai một đi nhưng thương hiệu “Cốm làng Vòng” vẫn giữ mãi trong nét đẹp văn hóa đất nước. Chính vì thế chúng ta cần phải đặc biệt quan tâm phát triển một thương hiệu dân gian truyền thống, góp phần gìn giữ đặc trưng riêng của Hà Nội ngàn năm văn hiến.

Câu trả lời:

Bài làm

Trong nền văn học hiện đại nếu như chúng ta bắt gặp sự sắc sảo, mạnh mẽ, bứt phá trong thơ của Hồ Xuân Hương thì chắc hẳn rằng sẽ thấy được sự điềm tĩnh, nhẹ nhàng, trầm buồn của Bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ “Qua đèo Ngang” tiêu biểu cho phong cách ấy.

Bài thơ “Qua đèo Ngang” được sáng tác khi tác giả vào Phú Xuân (Huế) nhận chức và đi qua đèo này. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là nỗi buồn man mác, nhớ nhà, nhớ quê hương và thương cho thân gái nơi đường xa.

Bài thơ được sáng tác theo thể thất ngôn bát cú với cấu trúc đề, thực, luận kết. Chỉ 8 câu thơ nhưng nó đã diễn tả được hết cái thần thái, cái hồn của cảnh vật cũng như của con người khi đứng trước cảnh trời núi hiu quạnh và lòng người man mác như thế này.


Hai câu đề gợi lên trước mắt người đọc khung cảnh hoang sơ nơi đèo Ngang:

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen lá, lá chen hoa

Không gian và thời gian ở đèo Ngang được tác giả thể hiện qua từ “bóng xế tà”. Có thể nói đây là thời gian là cảm xúc trong lòng người dường như nặng nề, gợi buồn, gợi sầu hơn. Trong ca dao, dân ca, chúng ta vẫn bắt gặp thời điểm chiều tả để đặc tả nỗi buồn không biết bày tỏ cùng ai. Mắt trời xuống núi, hoàng hôn sắp bao phủ lấy nơi này. Cảm giác cô đơn, lạc lõng. Cảnh vật thiên nhiên nơi đây dường như quạnh quẽ đến nao lòng. Chỉ có cỏ cây và hoa. Điệp từ “chen” dường như đã làm tăng thêm tính chất hiu quạnh của địa danh này. Hoa lá đang quấn quýt lấy nhau, bám chặt nhau để sống, sinh sôi.

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Đến hai câu thực thì mới thấp thoáng hình ảnh con người, nhưng cũng chỉ là “tiều vài chú”. Hóa ra chỉ là một vài chú tiều bé nhỏ đi nhặt củi ở dưới chân núi. Mặc dù có sự sống nhưng mong manh và hư vô quá. Với phép đảo trật tự cú pháp ở hai câu thơ này, Bà Huyện Thanh Quan đã một lần nữa nhấn mạnh sự hoang sơ, hịu quạnh của đèo Ngang. Việc sử dụng hai từ láy “lom khom” và “lác đác” vừa chỉ hoạt động gánh củi vất vả vừa chỉ ước tính số lượng cụ thể. Những hình ảnh ước lệ trong thơ Bà Huyện Thanh Quan đã lột tả hết thần thái cũng như cảm xúc của tác giả lúc đó. Những sự sống hiếm hoi, lẻ loi và mong manh đang chờn vờn ở ngay trước mắt nhưng xa lắm. Muốn tìm bạn để tâm sự cũng trở nên khó khăn.

Sang đến hai câu thơ luận thì cảm xúc và tâm sự của tác giả bỗng nhiên trỗi dậy

Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc

Thương nhà mỏi miệng cái da da

Điệp âm “con cuốc cuốc” và “cái da da” đã tạo nên âm hưởng dìu dặt, du dương nhưng vô cùng não nề thấm đến tâm can. Người lữ khách đường xa nghe vẳng vẳng tiếng cuốc và da da kêu mà lòng quạnh hiu, buồn tái tê. Thủ pháp lấy động tả tĩnh của tác giả thật đắc điệu, trên cái nền tĩnh lặng, quanh quẽ bồng nhiên có tiếng chim kêu thực sự càng thêm não nề và thê lương. Nghe tiếng cuốc, tiếng da da mà tác giả “nhớ nước” và “thương nhà”. Thương cảnh nước nhà đang chìm trong cảnh loạn lạc, gia đình li tan; thương cho thân gái phải xa nhà quạnh hiu, đơn độc. Nỗi lòng của bà huyện thanh quan như sâu thẳm tầng mây, trùng trùng điệp điệp không dứt.

Hai câu thơ kết thì cảm xúc và nỗi niềm của tác giả được đẩy lên đỉnh điểm

Dừng chân nghỉ lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta

Chỉ bốn chữ “dừng chân nghỉ lại” cũng đã khiến người đọc cảm thấy da diết, bồn chốn đến não nề. Cảnh trời nước mênh mông, vô tận nhưng con người thì bé nhỏ khiến cho tác giả thấy mình lạc lõng và không một nơi bấu víu. Đất trời rộng lớn, tác giả chỉ cảm thấy còn “một mảnh tình riêng”. Và cái mảnh tình con con ấy cũng chỉ có “ta với ta”. Nỗi buồn dường như trở nên cực độ, buồn thấu tận tâm can, buồn nghiêng ngả trời đất.

Bài thơ “Qua đèo Ngang” với giọng điệu da diết, trầm bổng, du dương và những thủ pháp nghệ thuật độc đáo đã mang đến cho người đọc cảm xúc khó quên. Dư âm của bài thơ dường như còn vang vọng đâu đây.

Câu trả lời:

De 1 :

Đi suốt cuộc đời học sinh mỗi chúng ta là hình ảnh của các thầy cô giáo. Mỗi người người một vẻ, một cách khác nhau và cũng vì thế các thầy cô lại để lại ấn tượng sâu đậm hay mờ nhạt khác nhau trong lòng mỗi cậu học trò. Nhưng tất cả các thầy cô đều có một khát vọng giống nhau: truyền cho ta tri thức. Và vì thế hình ảnh các thầy cô đều đẹp, đẹp nhất và gần gũi nhất chính là lúc các thầy cô đứng trên bục giảng.

Giấu đi những kỷ niệm mãi mãi không quên ở thời tiểu học, chúng tôi bước vào lớp sáu. Tôi bước vào tuần học đầu tiên bằng một tâm trạng hồi hộp xen lẫn có một cái gì đó đầy xa lạ. Nhưng không ngờ tất cả những gì đã đến đều đẹp hơn những tưởng tượng của tôi. Ấn tượng ấy đến từ tiết học đầu tiên.

Hôm ấy là thứ hai, cả lớp tôi đón tiết Ngữ văn, tiết học đầu tiên của năm lớp sáu. Cô giáo bước vào lớp với nụ cười hiền dịu vô cùng. Cô mặc một bộ quần áo giản dị nhưng vẫn đẹp, rất hợp với dáng người thon thả của cô. Đôi mắt đen láy dịu hiền hợp với khuôn mặt thật là phúc hậu. Cô giới thiệu cô tên là Hải Minh. Cô sẽ dạy văn lớp mình. Còn lại thời gian sẽ giúp cô trò ta hiểu biết về nhau. Rồi cô vào bài giảng.

Tôi ngồi gần cuối lớp chăm chú nhìn theo những ngón tay búp măng của cô đang tô đậm đầu bài. Cô vào bài giảng nhẹ nhàng hấp dẫn bằng những lời văn đầy nghệ thuật. Vừa viết, vừa giảng, cô vừa đối thoại với học trò làm cho tiết học gần gũi vô cùng. Tôi nhìn cô! Cô đang giảng say sưa quá, khiến tôi muốn giữ tất cả những lời giảng của cô.

Tấm bảng đen bắt đầu dày phấn trắng, những nét chữ đều đặn, gọn gàng, chỗ thanh, chỗ đậm, chỗ gạch chân được trình bày đẹp và khoa học chứng tỏ người viết cực kỳ cẩn thận. Nhìn nét chữ của cô, chúng tôi thấy ngại ngùng vì tính cẩu thả của mình. Phía trên cô vẫn viết và vẫn giảng. Thỉnh thoảng cô quay sang uống một ngụm nước nhỏ hoặc gọi một bạn nào đó đứng lên trả lời câu hỏi: cô không bao giờ căn vặn. Câu hỏi bao giờ cũng gợi ý nhẹ nhàng để gỡ thế cho học trò. Cũng có lúc cô đi xuống tận chỗ bàn tôi. Cô nắn lại tay bạn nào cầm bút sai tư thế, chữa một lỗi chính tả cho bạn ngồi ngay cạnh tôi hay nhắc bạn ngồi ở dãy bên kia đừng cúi đầu thấp quá.

Giờ giảng cứ thế trôi qua ngắn đến vô cùng. Vừa mới đó mà đã ra chơi. Bài giảng của cô cũng vừa hết. Cô lại mỉm cười chào cả lớp trước khi trở lại văn phòng. Cả lớp tôi nhìn nhau vỗ tay giòn giã.

Ấn tượng của buổi học hay nói đúng hơn là ấn tượng về sự say sưa của cô giáo lúc giảng bài đọng lại trong tôi rất đẹp. Tôi mơ màng nghĩ ngợi và chờ đợi để được nghe lời giảng, được ngắm nhìn sự chăm chú say sưa với bài giảng của cô trong tiết học lần sau.