Biểu hiện:
- Đau bụng, có khi nhầm lẫn với đau dạ dày
- Táo bón hoặc tiêu chảy, có thể tiêu chảy kèm máu
- Đầy bụng khó tiêu
- Buồn nôn, nôn
- Chán ăn; tắc ruột ở trẻ nhỏ do lòng ruột bị tắc vì chứa quá nhiều giun
- Đau bụng dưới, đau thượng vị, đau quanh rốn.
- Dị ứng (phát ban, nổi mề đay)
- Thiếu máu (xanh xao, mệt mỏi)
- Ảnh hưởng thần kinh (kém tập trung, giảm trí nhớ, lo âu)
- Trẻ em có một số triệu chứng như: nghiến răng, quấy khóc vào ban đêm, suy dinh dưỡng, bụng to, chậm lớn, ngứa hậu môn, học kém.
Nguyên nhân:
- Sinh hoạt trong môi trường không hợp vệ sinh, có khuẩn ấu trùng giun sán;
- Ăn uống những loại thực phẩm có chứa ấu trùng giun sán;
- Không tẩy giun theo đúng chỉ định.
Các biện pháp phòng chống:
- Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần ở trẻ em và người lớn. Sử dụng các loại thuốc tẩy giun theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Giữ vệ sinh cá nhân như: cắt móng tay, móng chân ngắn, sạch.
- Thực hiện ăn chín, uống sôi, rau sống cần rửa sạch trước khi ăn.
- Đi giày, dép, găng tay khi tiếp xúc với đất ẩm.
- Vệ sinh môi trường xung quanh. Không phóng uế bừa bãi.
*** Những tác hại và lợi ích của động vật không xương sống đối với con người và môi trường sống:
- Làm thực phẩm (vd như tôm, mực,...)
- Có giá trị để xuất khẩu (trai, tôm, mực,...)
- Có giá trị dinh dưỡng làm thuốc (mật ong, vỏ bào ngư,...)
- Có hại cho con người và động vật (sán dây, giun đũa,...)
- Có hại cho thực vật (sâu, ốc sên,...)
Chúc bạn học giỏi !!!