A. Mở Bài :
" Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần "
Từ bao đời nay cây lúa đã gắn bó với bao nỗi vất vả nhọc nhằn của người nông dân và trở thành cái nôi của nền văn minh lúa nước sông Hồng. Cây lúa không những đem đến cho chúng ta một cuộc sống ấm no , hạnh phúc , mà còn trở thành nét đẹp tinh thần của người Việt Nam , là lẽ sống, là vận mệnh gắn bó máu thịt với người dân quê mình.
B. Thân Bài :
* Đặc điểm môi trường và phân bố cây lúa :
Đi từ Bắc đến Nam, đâu đâu ta cũng bắt gặp những cánh đồng lúa mênh mông trải rộng đến tận chân trời thoang thoảng mùi hương có sức lôi cuốn kì lạ. Tất cả như đang ghé nhau thì thầm, tâm sự dưới làn gió nồm nam làm mát rượi cả tấm lòng.
* Nguồn gốc :
- Xuất hiện từ thời nguyên thủy, nguồn gốc từ cây lúa già mọc tự do ở những vùng đất hoang và được thuần hóa thành như bây giờ
-Tên khoa học là Ora- ti- va
* Cấu tạo :
- Thân : thuộc loại thân cỏ, hình trụ tròn có đốt và dóng
- Lá lúa : hình dẹt, sắc, mỏng, giống như lưỡi lê nhưng yểu điệu duyên dáng như ngàn cánh tay đang đùa giỡn với gió
- Rễ : thuộc loại rễ chùm ăn lan trên mặt đất
- Hoa lúa : rất nhỏ , mọc thành bông , không có cánh chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhị và nhụy . Khi hoa nở , nhụy hoa và bao phấn mới thò ra ngoài để lộ đầu nhụy dài và có chùm lông quét lấy những hạt phấn nhỏ . Nhụy hoa và hạt phấn kết thành hợp tử và phát triển thành quả
- Qủa lúa : trong quả có một loại tinh bột màu trắng ngần , dạng rắn , vỏ quả và vỏ hạt không tách biệt nên ta hay nhầm gọi quả là hạt . Vỏ hạt là lớp cám dính sát vào hạt . Còn vỏ chấu được tạo nên từ đôi mày có màu vàng óng bao lấy quả
* Giống lúa :
- Mỗi vùng miền lại có một loại lúa phù hợp với đất đai và khí hậu tạo nên sự đa dạng về giống lúa Việt Nam. Nói chung người ta chia thành hai loại chính là lúa nước và lúa cạn.
- Theo vùng miền thì mỗi nơi lại có nhiều giống lúa khác nhau:
+) Đồng bằng sông Hồng có lúa nếp và lúa tẻ
+) Đồng bằng sông Cửu Long nổi tiếng với các giống: MIR199, OMI , VNĐ320 , ...
=> Nhìn chung cây lúa có thể sống ở tất cả các nơi trên mọi miền đất nước, trừ các vùng nhiễm mặn và nhiễm phèn
- Theo điều kiện khí hậu và thời tiết của nước ta , người ta chia cây lúa thành các vụ sau :
+) Vụ chiêm : gieo mạ tháng 10, gặt vào tháng 6,7 , thường trồng ở những nơi vùng khó tưới tiêu
+) Vụ xuân : gieo mạ tháng 1,2 , gặt tháng 5,6 ( còn gọi là lúa chiêm xuân )
+) Vụ hè -thu : gieo mạ tháng 3,4 , gặt tháng 7,8
+) Vụ lúa mùa : gieo mạ tháng 6,7 , gặt tháng 9,10
=> Nhìn chung hiện nay có hai vụ lúa chính là chiêm xuân và lúa mùa
* Giai đoạn phát triển của cây lúa :
- Trải qua 3 giai đoạn :
+) Giai đoạn mạ non : từ những hạ thóc căng tròn ngâm,ủ nước nảy mầm gieo xuống lớp bùn thành những cây mạ non yếu ớt như những em bé sơ sinh run rẩy trước nắng mai. Vào những ngày mùa đông giá buốt , các bác nông dân lại chuẩn bị cho vụ chiêm xuân
Chẳng có bác nông dân nào mà không xuýt xoa thương cho mạ non phải chịu rét. Thế là ni lông được căng ra che kín 4 xung quanh, ngăn cái rét không làm hỏng chân mạ
+) Giai đoạn cấy: Khi nắng hửng trời quang mạ non được bó lại thành những đóm mạ trông giống như những đứa trẻ con cón theo mẹ ra đồng và được đặt xuống lớp bùn theo bàn tay khéo léo của bác nông dân
+) Giai đoạn gặt lúa : chẳng mấy chốc ba thánh đông nhàn đã dần trôi qua , lúa vào đòng làm hạt, mùi thơm của gạo mới thoang thoảng đâu đây , khắp cánh đồng là một màu vàng rực rỡ báo hiệu một mùa bội thu
* giá trị vật chất và tinh thần của cây lúa
- Gía trị vật chất:
+) lúa là nguồn cung cấp lương thực chính cho cả nước và là nguồn xuất khẩu ra nước ngoài . lúa góp phần làm phong phú các món ăn dân dã trong kho tàng ẩm thực việt nam, ngoài cơm gạo hằng ngày lúa gạo còn dùng làm bún , phở , bánh , xôi đặc biệt là làm bánh trưng bánh giày
+) cốm cũng từ hạt gạo mà ra . hương vị của những hạt cốm dẻo xanh làm ngất ngây hồn người
+) thân lúa cung cấp thức ăn cho gia súc ( trâu , bò ) còn được dùng làm chất đốt và thân cây dùng để lợp mái nhà, thấp thoáng trong vườn cây xanh, cứ khắc khoải trong tâm trí của nhữn g kẻ tha hương nhớ về một vùng quê yên ả
- giá trị tinh thần:
+) từ hoạt động thực tiễn của nghề trồng lúa , nhân dân ta đã nâng cây lúa thành một biểu tượng cao đẹp : cây lúa hóa con người . vì thế khi lũ lụt hạn hán người dân lo lắng cho cây lúa như cho chính mình vậy nên gọi là " cứu lúa ". rồi nói những câu nói ngọt ngào tình tứ " gió đông là chồng lúa chiêm, gió bắc là duyên lúa mùa " . cây lúa làm đòng được gọi là thì con gái , cây lúa cấy lại hai lần thì được gọi là " tái giá "
+) lúa gạo có mặt trong các lễ hội : lễ hội thổi cơm , tục cúng cơm mới đã tạo nên sự đa dạng về bản sắc văn hóa dân tộc
+) lúa gạo đã đi vào thơ ca như một đề tài muôn thưở : hạt gạo làng ta _ trần đăng khoa
C. Kết Bài
( tự làm )