Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Dậy đi em, dậy đi em ơi!
Dật giũ áo kẻo bọ,
Dậy phủi áo kẻo lấm!
Đầu bù anh chải cho
Tóc rối đưa anh búi hộ!”
(Truyện thơ dân tộc Thái, Tiễn dặn người yêu)
a. Lời của nhân vật trong đoạn trích trên có mang đặc điểm của ngôn ngữ nói không? Vì sao?
b. Từ các ngữ liệu ở bài tập 2 và 3, hãy nhận xét về sự khác biệt giữa lời nói của nhân vật trong văn bản truyện và văn bản truyện thơ.
2. Lời thoại của nhân vật trong các đoạn trích dưới đây có những đặc điểm nào của ngôn ngữ nói?
a. – Tươm rồi đấy, anh – Cô gái nói trong bóng tối.
- Cám ơn nhé, Nhật Giang!
Cô gái trở lại với nỗi ngạc nhiên:
- Ô kìa. Ừ nhỉ, sao anh biết tên em?
Tôi cười, không đáp.
- À, em biết rồi. Anh tọa độ chứ gì mà. Các anh bộ đội chuyên thế. Cứ gọi: Lan, Hằng, Liên, Oanh thế nào cũng trúng, chứ gì?
- Nhưng Giang, lại Nhật Giang nữa, chắc không có hai người tên như thế đâu, đoán mò sao được.
(Bảo Ninh, Giang)
b. Bỗng thằng Cò kêu “oái” một tiếng, hai tay vò trán lia lịa.
- Có ong sắt, tía ơi! Nó đánh con một vết đây nè!
Tôi nhanh trí ngược hướng gió chạy ra xa để tránh bầy ong, và nhân thể bứt vội vàng một nắm cỏ tranh và sậy khô đưa lại cho tía nuôi tôi:
- Tía ơi, đốt nó đi, tía!
Tía nuôi tôi mỉm cười, khoát khoát tay:
- Đừng! Không nên giết ong, con à! Để tía đuổi nó cách khác…
(Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)
4. Nhận xét về cách thể hiện thái độ, tình cảm của nhân vật Giáng Kiều qua lời thoại sau đây:
Thưa rằng: “Túc trái tiền nhân
Không dưng dễ xuống cõi trần làm chi
Song còn mấy bạn tương tri
Bấy lâu chưa có chút gì là đâu
Trước xin từ biệt cùng nhau
Chữ duyên này trở về sau còn dài”?