Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Cà Mau , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 154
Số lượng câu trả lời 68
Điểm GP 2
Điểm SP 108

Người theo dõi (33)

PL
H24
QD
H24
PD

Đang theo dõi (2)

ND
KT

Chủ đề:

Chương II: Cấu trúc của tế bào

Câu hỏi:

Trong tế bài nhân thực, nước phân bố chủ yếu ở nơi nào sau đây?

A. Màng sinh chất

B. Nhân tế bào

C. Tế bào chất

D. Nhiễm sắc thể

Khi cho tinh thể NaCl vào trong cốc nước cất, có bao nhiêu kết quả sau đây đúng:

I. Tinh thể NaCl tan trong nước do nước và NaCl có tính phân cực

II. Tinh thể NaCl sẽ lắng đọng ở đáy cốc do NaCl có khổi lượng phân tử lớn

III. Tạo dung dịch NaCl có vị mặn

IV. Tạo dung dịch không màu và không mùi

A. 1 B. 4 C. 2 D. 3

Khi nói về vai trò của nước tại không bao thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nước là thành phần chủ yếu của không bào

II. Nước có vai trò hòa tan các chất tan trong không bào

III. Nước là môi trường của các phản ứng sinh hóa trong không bào

IV. Nước là nguyên liệu cho các phản ứng trong quang hợp

A. 1 B.4 C.2 D.3

Có bao nhiêu hiện tượng sau đây sẽ xảy ra nếu nước trong chất nguyên sinh của tế bào bị mất?

I. Chất nguyên sinh sẽ bị cô đặc

II. Các phản ứng trao đổi chất diễn ra đạt hiệu quả cao do enzim không bị pha loãng bởi nước.

III. Tế bào phần chia mạnh mẽ.

IV. Cơ thể sinh vật sẽ sinh trưởng và phát triển nhanh

A. 1 B. 4 C.2 D.3

Đặt tế bào hồng cầu ếch vào môi trường ưu trương thì điều gì sẽ xảy ra??

A. Nước trong tế bào hồng cầu sẽ đi ra môi trường, tế bào hồng cầu bị mất nước co lại và chết

B. Nước trong tế bài hồng cầu sẽ đi ra môi trường và sau đó lại vào tế bào, tế bào hồng cầu không thay đổi hình dạng.

C. Nước từ môi trường sẽ đi vào tế bào hồng cầu, tế bào hồng cầu bị trương nước và vỡ ra

D. Nước từ môi trường sẽ đi vào tế bào hồng cầu và sau đó lại ra khỏi tế bào, tế bào hồng cầu không thay đổi hình dạng.

Khi nói về cấu trúc và vai trò của nước đối với tế bào, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nước có tình phân cực nên chỉ hòa tan được những chất phân cực

II. Giữa các phân tử nước có liên kết hidro, ở trạng thái lỏng các liên kết này luôn bị bẻ gãy và tái tạo liên tục

III. NƯớc vừa là thành phần cấu tạo vừa là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho hoạt động sống của tế bào.

IV. Nếu không có nước, tế bào sẽ không thể tiến hành chuyển hóa vật chất để suy trì sự sống

A.1 B.4 C. 2 D.3

Chủ đề:

Văn bản ngữ văn 9

Câu hỏi:

Câu chuyện về người lái xe tải Phan Văn Bắc dìu chiếc xe khách mất phanh đang đổ đèo Bảo Lộc để cứu sống hàng chục người đang dậy sóng. Có rất nhiều ý kiến trái chiều trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội. Không ít người đã từng kêu lên: “Lòng tốt đi đâu hết cả rồi ?”. Lòng tốt không đi đâu cả. Lòng tốt vẫn ngày ngày đi qua chúng ta mà chúng ta chưa nhận ra, lòng tốt đang ngủ yên trong chính con người chúng ta và lòng tốt đang bị đe dọa khi xuất hiện. Có người hỏi: “Vậy khi nào lòng tốt thức dậy và hiện ra?”. Tôi nghĩ, có những lòng tốt thức dậy một cách bản năng. Nhưng nếu chỉ như thế thì lòng tốt quá ít ỏi. Lòng tốt phải được chúng ta chuẩn bị để xuất hiện với ý thức của chúng ta, với sự rung cảm của chúng ta, với sự lên tiếng của chúng ta như chúng ta đang lên tiếng về hành động của lái xe Phan Văn Bắc.

1. Nêu nội dung của đoạn trích trên?

2. Câu “Lòng tốt đi đâu hết cả rồi ?” trong đoạn trích trên được dẫn lại theo cách nào?

3. Xác định biện pháp tu từ trong đoạn trích sau: ''Không ít người đã từng kêu lên: “Lòng tốt đi đâu hết cả rồi ?”. Lòng tốt không đi đâu cả. Lòng tốt vẫn ngày ngày đi qua chúng ta mà chúng ta chưa nhận ra, lòng tốt đang ngủ yên trong chính con người chúng ta và lòng tốt đang bị đe dọa khi xuất hiện. Có người hỏi: “Vậy khi nào lòng tốt thức dậy và hiện ra?”

4. Đoạn trích trên thuộc vấn đề nghị luận nào trong 4 vấn đề nghị luận mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9, KH II? Cho biết phép lập luận được sử dụng ở đoạn trích đó?

Chủ đề:

Văn bản ngữ văn 9

Câu hỏi:

Khi còn nhỏ, tôi có may mắn là mỗi lần ngủ được đong đưa trên võng, dỗ dành bằng những câu ru, câu hò ầu ơ của má hay vú nuôi. Thành ra có mấy câu nghe đi nghe lại nên thuộc tự lúc nào: “Muốn coi lên núi mà coi. Coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng”, “Một nhà sinh đặng ba vua. Vua còn vua mất vua thua chạy dài”...

Lớn lên một chút, ôm cổ vú nuôi tôi hỏi bà Triệu tướng là ai, và được giải thích đó là Bà Triệu với tên đầy đủ là Triệu Thị Trinh. Vú nuôi còn bảo hôm nào coi cải lương tuồng Nhụy Kiều tướng quân do nghệ sĩ Diệu Hiền thủ vai chính sẽ biết...Rồi tôi đến tuổi đi học tiểu học, thích làm sao những buổi sáng đầu tuần nghe bài đồng ca Một mẹ trăm con, để tự hào mình là dòng giống con Rồng cháu Tiên; vào lớp lại say sưa với những bài học sử ký ngắn gọn có hình vẽ minh họa như Trần Bình Trọng với câu nói “Ta thà làm quỷ nước Nam, còn hơn làm vương đất Bắc”; Trần Quốc Toản với lá cờ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân”; Phạm Ngũ Lão ngồi đan sọt giữa đường, đùi bị đâm chảy máu mà không hay biết vì đang nghĩ kế giết giặc... Cho đến giờ tôi vẫn còn thuộc vanh vách bài thơ lục bát: Bà Trưng quê ở Châu Phong, giận người tham bạo thù chồng chẳng quên.... Và qua lớp nhì (lớp 4 bây giờ), tôi đã thuộc làu sử Việt, để biết về các vị vua nhà Nguyễn, tự hiểu vì sao có câu ru năm nào: “Một nhà sinh đặng ba vua...”.

1. Nêu nội dung của đoạn trích trên?

2. Cho biết nội dung của đoạn trích trên được thể hiện theo trình tự nào?

3. Câu: "Muốn coi lên núi mà coi. Coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh rồng'' trong đoạn trích trên được dẫn lại theo cách nào?

4. Xác định biện pháp tu từ trong câu sau: '' vào lớp lại say sưa với những bài học sử ký ngắn gọn có hình vẽ minh họa như Trần Bình Trọng với câu nói “Ta thà làm quỷ nước Nam, còn hơn làm vương đất Bắc”; Trần Quốc Toản với lá cờ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân”; Phạm Ngũ Lão ngồi đan sọt giữa đường, đùi bị đâm chảy máu mà không hay biết vì đang nghĩ kế giết giặc...''