Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Quảng Ngãi , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 35
Số lượng câu trả lời 792
Điểm GP 246
Điểm SP 1650

Người theo dõi (411)

NL
GT
LN
DT

Đang theo dõi (1)

NN

Câu trả lời:

Hình ảnh cánh rừng xà nu là hình ảnh thiên nhiên biểu trưng cho sức sống mãnh liệt, cho ý chí kiên cường bất khuất và khí thế chiến thắng của nhân dân Tây Nguyên, của dân làng Xô Man trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Hình tượng nhân vật Tnú được xem như là một cây xà nu nhỏ, khỏe, vũng chãi, vươn thẳng lên trời, đón lấy ánh sáng để sống và phát triển trong rừng xà nu bạt ngàn của Tây Nguyên với màu xanh bất tận, chạy dài tít tắp đến tận chân trời. Hình ảnh cây xà nu và hình tượng nhân vật Tnú có sự gắn bó hữu cơ, khăng khít với nhau trong tác phẩm, soi chiếu vào nhau để bộc lộ chủ đề của truyện. Cây xà nu ham ánh sáng, ham khí trời cũng giống như Tnú ham lí tưởng, tìm đến cách mạng, một lòng trung thành với cách mạng. Cây xà nu lớn nhanh, ngọ như mũi tên lao thẳng lên bầu trời cũng giống như quá trình trưởng thành nhanh chóng của Tnú. Cây xà nu bị thương, nhựa chảy ra đặc quện lại như những cục máu cũng là cuộc đời đau khổ của Tnú: vợ con bị kẻ thù giết hại, bản thân bị tra tấn dã man…nhưng Tnú đã vượt qua để chiến thắng cũng như những cây xà nu mọc lại, ngọn xanh rờn, nhọn hoắt như những mũi lê, chĩa thẳng lên trời.

Câu trả lời:

Người anh hùng mà cụ Mết kể trong cái đêm dài ấy là Tnú hiện lên với những phẩm chất đáng quý. Là một người luôn yêu thương vợ con, tìm cách để bảo vệ hai mẹ con Mai khi bị giặc bắt và đánh đập dã man. Anh căm thù bọn giặc đến tàn sát buôn làng, giết hại dân làng Xô Man cũng như đánh đập và giết chết vợ con anh một cách tàn nhẫn. Tnú là người có lòng yêu nước sâu sắc, yêu buôn làng và trung thành với cách mạng, tin tưởng vào Đảng, vào cán bộ. Cuộc đời Tnú đầy đau khổ do tội ác của giặc gây nên. Vợ con anh bị giặc giết hại, bản thân anh bị giặc đốt mười ngón tay, mỗi ngón tay chỉ còn hai đốt => Cuộc đời đau thương. Từ trong đau thương, mất mát, Tnú đã đứng dậy và trưởng thành trong ngọn lửa yêu nước và cách mạng của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Từ một em bé liên lạc chưa biết chữ thành một du kích gan dạ, dũng cảm của buôn làng. Từ truyền thống kiên cường, bất khuất của núi rừng Tây Nguyên, anh đã ra đi để góp phần bảo vệ buôn làng, và khi về anh lại làm đẹp thêm cho truyền thống đó. Tnú may mắn hơn so với thế hệ đàn anh của mình như anh hùng Núp và A Phủ: Không phải sống kiếp tội đòi cam phận, cam chịu. Được thừa hưởng phong trào cách mạng từ cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc. Được giác ngộ lí tưởng cách mạng ngay từ tuổi nhỏ. Trong câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú, cụ Mết nhắc đi nhắc lại 4 lần rằng Tnú đã không cứu sống được vợ con, để rồi khắc ghi vào tâm trí của người nghe câu nói: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo. Bởi hai bàn tay không thì làm sao mà thắng giặc. ngùn ngụt căm thù như lửa cháy, nhưng “Tnú chỉ có hai bàn tay trắng” thì làm sao cứu được vợ con; không những thế, chính Tnú cũng bị giặc trói lại và tra tấn dã man. Cụ Mết nhấn mạnh điều này nhằm nhắc nhở con cháu đến một điều hệ trọng nhất, cốt tử nhất – nó là điều sống còn cho dân làng Xô Man: chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!...”. Vì đây chính là sự lựa chọn con đường đi đúng đắn nhất của buôn làng, của Tây Nguyên, của cả dân tộc lúc này: “để cho sự sống của đất nước và nhân dân mãi trường tồn, không có cách nào khác là phải đứng lên, cầm vũ khí chống lại và tiêu diệt kẻ thù tàn ác”. Qua lời nhắc nhở của cụ Mết với dân làng xô man, tác giả đặt ra một điều có ý nghĩa lớn lao của dân tộc và thời đại. Đây cũng là chủ đề tư tưởng sâu sắc của tác phẩm. Câu chuyện của Tnú cũng như của dân làng Xô Man nói lên chân lí lớn của dân tộc ta trong thời đại chống Mĩ cứu nước lúc bấy giờ để chống lại một kẻ thù tàn ác nhất: phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng, vũ trang chiến đấu là con đường tất yếu để tự giải phóng của nhân dân.Làng Xô Man ở Tây Nguyên cũng như toàn miền Nam, cả nước ta đã chiến thắng giặc Mĩ bằng con đường ấy để làm sáng ngời lên chân lí của dân tộc và của thời đại. Và cũng chính vì thế mà câu chuyện bi tráng của cuộc đời Tnú mang ý nghĩa điển hình cho số phận và con đường của cộng đồng làng Xô Man. Đó cũng là lí do cụ Mết muốn chân lí ấy phải được nhớ, để ghi truyền cho con cháu. Các hình tượng cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng đã góp phần không nhỏ làm nổi bật nhân vật chính và tư tưởng của tác phẩm. Cụ Mết là người kể lại chuyejn cuộc đời Tnú cho dân làng nghe, cũng chính là người đã nói lên chân lí lớn lao của dân tộc và thời đại: “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!…” Mai, Dít là thế hệ hiện tại. Trong Dít có Mai của thời trước và có Dít của hôm nay. Vẻ đẹp của Dít là vẻ đẹp của sự kiên định, vững vàng trong bão táp chiến tranh. Bé Heng là thế hệ tiếp theo của Tnú, là những cây xà nu con trong rừng xà nu bạt ngàn, chắc chắn bé Heng cũng sẽ là một Tnú trong tương lai để đi tiếp bước đường của anh, thực hiện ước mơ và lí tưởng của anh.

Câu trả lời:

Nhan đề tác phẩm: Rừng xà nu như một biểu trưng đẹp đẽ nói lên sức sống bền vững, trường tồn của người dân Tây Nguyên. Tượng trưng cho tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất và khí thế chiến thắng của họ trong công cuộc chống Mĩ cứu nước của cả dân tộc. Trở thành hình tượng mang vẻ đẹp sử thi hào hùng, tráng lệ.

⇒ Mang cả ý nghĩa tả thực và ý nghĩa tượng trưng.

Đoạn văn miêu tả cánh rừng xà nu dưới tầm đại bác. Đoạn văn mở đầu đã tạo ra một không khí rất ấn tượng cho câu chuyện về làng Xô Man chống Mĩ sẽ kể trong tác phẩm. Đại bác giặc đã bắn gãy hàng vạn cây xà nu nhưng những cây xà nu con lại mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn theo mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Trong đau thương cây xà nu vẫn sinh sôi, nảy nở và trường tồn bất diệt như sức sống của dân làng Xô Man trong công cuộc đánh Mĩ, và “cứ thế hai ba năm nay cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiệp tận chân trời”.

⇒ Đoạn văn đã tô đậm, khắc sâu ý nghĩa nhan đề và góp phần bộc lộ sâu sắc chủ đề của tác phẩm.

Hình ảnh những ngọn đồi, cánh rừng xà nu trải ra hút tầm mắt, chạy tít tắp đến tận chân trời luôn trở đi trở lại trong tác phẩm có tác dụng nhấn mạnh vào hình tượng biểu trưng của truyện, gây ấn tượng cho người đọc và tạo ra mối liên hệ mật thiết giữa cây xà nu với các thế hệ dân làng Xô Man chống Mĩ.

Câu trả lời:

a. Không gian, thời gian nghệ thuật trong truyện:

Câu chuyện xảy ra trong hai buổi sớm vào hai mùa: mùa xuân có ý nghĩa không gian tượng trưng. Buổi sáng đầu tiên có ba cảnh: cảnh sáng tinh mơ đi mua bánh bao châm máu người, cảnh pháp trường và cảnh cho con ăn bánh, cảnh quán trà… Ba cảnh gần

như liên tục, diễn ra trong mùa thu lạnh lẽo. Bối cảnh quán trà và đường phố là nơi tụ tập của nhiều loại người, do đó hình dung được dư luận và ý thức xã hội. Buổi sáng cuối cùng là vào dịp tết thanh minh – Mùa xuân tảo mộ. Mùa thu lá rụng, mùa xuân đâm chồi nảy lộc, gieo mầm.

b. Ý nghĩa của vòng hoa trên mộ Hạ Du: có thể xem vòng hoa là cực đối lập của “chiếc bánh bao tẩm máu”. Phủ định vị thuốc là chiếc bánh bao tẩm máu, tác giả mơ ước tìm kiếm một vị thuốc mới – Chữa được cả những bệnh tật về tinh thần cho toàn xã hội với điều kiện tiên quyết là mọi người phải giác ngộ cách mạng, phải hiểu rõ “ý nghĩa của sự hi sinh” của những người cách mạng.

Nhờ chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du, chủ đề tư tưởng tác phẩm mới được hiện trọn vẹn, nhờ đó mà không khí của truyện vốn rất u buồn tăm tối song điều mà tác giả đưa đến cho người đọc là không phải tư tưởng bi quan.