Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Gia Lai , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 59
Số lượng câu trả lời 1900
Điểm GP 189
Điểm SP 2153

Người theo dõi (425)

H7
NH
KN
VV
TL

Đang theo dõi (5)

NH
DN
H24
LN

Câu trả lời:

Câu 1) Vậy nhân nghĩa là gì? Nho giáo cho rằng: Nhân nghĩa là quan hệ tốt đẹp giữa người với người trong cộng đồng. Khái niệm này mang nội hàm rất đẹp, rất tiến bộ và cao cả. Nguyễn Trãi đã khẳng định: Điều chủ yếu của nhân nghĩa là phải giữ “yên dân’’. Vì thương yêu dân, muốn cho dân được yên ổn làm ăn nên phải “trừ bạo” là từ những kẻ sách nhiễu. Từ quan hệ ứng xử mang tính cách cá nhân, Nguyễn Trãi đã nâng lên thành tư tưởng xã hội. một nhiệm vụ cụ thể, nói như Đinh Gia Khánh thì “tư tưởng nhân nghĩa này không mơ hồ, nó gắn chặt với chủ nghĩa yêu nước”. Chính vì “nhân nghĩa”, vì thương dân nên Nguyễn Trãi xem những hành động man rợ của quân Minh hành hạ dân như đốt lửa thiêu sống, đào hố để chôn sống những người dân vô tội là những việc phi nhân nghĩa, là bạo ngược, do đó chúng phải bị trừng phạt. Như vậy có nghĩa là “Việc nhân nghĩa”, hành động nhân nghĩa không phải một cái gì trừu tượng, chung chung, mà nó biểu hiện bằng “Việc” cụ thể, là chống quân xâm lược để giữ yên bờ cõi, tiêu diệt các cuộc phản nghịch chống triều đình để xây dựng xã hội “vua sáng, tòi hiền”.

Câu 2)

'Với vẻ mặt băn khoăn,cái Tí lại bưng bát khoai chìa tận mặt mẹ(1):

-Này,u ăn đi! (2)''

Câu (1): Câu trần thuật - Hành động trình bày.

Câu (2): Câu cầu khiến - Hành động điều khiển.

Câu 3) Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

-> Nhấn mạnh đặc điểm của sự vật được nói đến trong câu.

Câu trả lời:

A. Mở bài: - Sống trong xã hội, con người luôn luôn phải giao tiếp và ứng xử với nhau. - Trong giao tiếp và ứng xử, người ta phải dùng lời nói như thế nào để đảm bảo sự đoàn kết thân ái, đồng thời đạt được mục đích ứng xử và giao tiếp? Dẫn câu ca dao: Lời nói không mất tiền mua / Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. B. Thân bài: 1. Khẳng định lời khuyên trong câu ca dao trên là đúng a) Xã hội loài người là một xã hội có tổ chức, có văn hóa. Quan hệ giữa con người với con người là quan hệ anh em ruột thịt, đồng chí, đồng bào. b) Lời nói là công cụ để giao tiếp và ứng xử trong mối quan hệ đó. Phải lựa lời mà nói, phải chọn lời hay, ý đẹp trong giao tiếp và ứng xử. c) Liệu lời mà nói sẽ khiến cho người nghe vui lòng, dễ dàng tiếp thu ý kiến của mình, làm cho họ phải kính nể mình. Lúc đó quan hệ giữa người và người trong xã hội trở nên tốt đẹp, văn minh, lịch sự. 2. Phê phán những người không biết liệu lời mà nói - Dùng những lời thô tục, thiếu thiện chí. - Dùng những lời nói không hợp với đối tượng (ông bà, người lớn, trẻ em, cha mẹ, thầy giáo...). - Tác hại: + Người nghe khó tiếp thu vì lời nói không đẹp đó đã gây ra sự phản ứng ở người nghe, họ coi thường, khinh ghét người nói thô lỗ, không lịch sự, thiếu văn minh. + Mục đích giao tiếp và ứng xử không đạt được. Quan hệ xã hội trở nên xấu, thiếu văn minh. 3. Mở rộng vấn đề - Lời hay, ý đẹp không phải bỏ tiền ra mua mới có được. Mặc dù không phải tốn kém, không mất tiền mua, nhưng lời nói của mỗi người phản ánh trình độ văn hóa của họ, là thước đo phẩm giá của mỗi người. - Không phải để vừa lòng nhau mà ta không thẳng thắn nói lên những lời khuyên bảo bạn, phê phán những sai lầm, khuyết điểm của bạn. + “Liệu lời mà nói cho vừa lòng nhau” khác hẳn về bản chất thái độ xuê xoa, chín bỏ làm mười, thủ tiêu đấu tranh, nể nang trong quan hệ bạn bè, đồng chí. + Vấn đề ở đây là phải có thái độ chân thành, thẳng thắn thì sẽ đảm bảo được đoàn kết thực sự và lâu dài. c. Kết bài: - Muốn thực hiện lời khuyên trong câu ca dao, trước hết phải học tập, tu dưỡng phẩm chất đạo đức cá nhân để có một trình độ văn hóa, có thái độ giao tiếp, ứng xử văn minh, lịch sự.  - Như vậy là tự trọng và tôn trọng người khác, tạo nên một mối quan hệ tốt đẹp trong một xã hội có văn hóa. - Đặt cơ sở cho việc thực hiện mục đích của giao tiếp và ứng xử trong xã hội văn minh. Bạn thi tốt:")