Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 10
Số lượng câu trả lời 3
Điểm GP 2
Điểm SP 3

Người theo dõi (2)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

a. Nghĩa quân Tây Sơn đã hoàn thành nhiệm vụ thống nhất đất nước

            * Lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong (1771 – 1783)

            - Năm 1771 cuộc khởi nghĩa do ba anh em Nguyễn Nhac, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo bùng nổ ở ấp Tây Sơn (Bình Định). Năm 1773, nghĩa quân Tây Sơn kiểm soát phần lớn phủ Quy Nhơn.

            - Từ năm 1776 – 1783: Quân Tây Sơn dốc toàn lực lượng đánh vào Đàng Trong. Chính quyền chúa Nguyễn bị tiêu diệt.

            * Lật đổ chính quyền Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài (1786 – 1788)

            Từ năm 1786 – 1788, Nguyễn Huệ dẫn quân ra Đàng Ngoài, phá bỏ ranh giới sông Gianh, lũy Thầy; lần lượt lật đỏ tập đoàn phong kiến Trịnh – Lê và cơ bản lập lại nền thống nhất đất nước.

            b. Nghĩa quân Tây Sơn hoàn thành việc bảo vệ Tổ quốc:

            * Đánh bại quân Xiêm (1785)

            - Do Nguyễn Ánh cầu cứu, năm 1784, vua Xiêm cử tướng chỉ huy 5 vạn quân sang xâm lược nước ta

            Tháng 1 – 1785 Nguyễn Huệ tiến quân vào Gia Định. Được sự ủng hộ của nhân dân, Nguyễn Huệ tổ chức trận phục kích trên sông Tiền đoạn Rạch Gầm – Xoài Mút, đánh tan quân Xiêm. Miền Nam trở lại yên bình.

            * Đánh tan quân Thanh (1789)

            - Do vua Lê Chiêu Thống cầu cứu, năm 1788, nhà Thanh huy động 29 vạn quân sang xâm lược nước ta.

            - Sau khi nhận được tin quân Thanh xâm lược, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, thống nhất đại quân, khẩn trương lên đường ra Bắc diệt giặc, trên đường đi có dừng lại ở Nghệ An, Thanh Hóa để tuyển thêm quân.

            - Vào đêm 30 tết, 5 mũi tiến công của quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy được lệnh xuất hiện. Sau 5 ngày (bắt đầu từ đêm 30 đến trưa mồng 5 Tết Kỉ Dậu), tiến công thần tốc, chiến đấu quyết liệt và với chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, nghĩa quân Tây Sơn đã đánh bại quân Thanh, tiến vào Thăng Long.

            c. Vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong phong trào Tây Sơn

            - Là người giữ vai trò quan trọng trong việc đánh đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong và vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, thống nhất đất nước.

            - Là người chỉ huy tài tình trong các cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và quân Thanh ở cuối thế kỉ VXIII.

            - Đã đưa ra các chính sách hợp lí nhằm phát triển đất nước.

Câu trả lời:

I. Tác giả - tác phẩm

1. Tác giả

An-tôn Páp -lô-vich Sê-khốp (1860-1904) là một trong những đại biểu cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực Nga, bước vào lịch sử văn học Nga như một nhà cách tân thiên tài trong lĩnh vực truyện ngắn và kịch nói. A.Sê-khốp sinh ra và lớn lên trong một gia đình buôn bán nhỏ ở thị trấn Ta-gan-rốc, bên bờ biển A-dốp, miền nam nước Nga.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Y, Sê-khốp vừa làm bác sĩ nông thôn vừa viết báo, viết văn đồng thời tham gia nhiều công việc xã hội, giáo dục, văn hóa; nổi bật là chuyến đi thăm đảo Xa-kha-lin (1890) - nơi đày ải các tù nhân Nga.

Năm 1887, Sê-khốp được nhận giải thưởng Pu-skin của Viện Hàn lâm khoa học Nga; năm 1890 ông được bầu làm việc sĩ danh dự Viện Hàn lâm khoa học Nga. Năm 1904, Sê khốp ốm nằng và qua đời ở Đức.

2. Tác phẩm

Người trong bao (1898) là truyện ngắn nổi tiếng của Sê - khốp, được sáng tác trong thời gian nhà văn dưỡng bện ở thành phố I-an-ta, trên bán đảo Crum, biển Đen. Đây là một trong ba truyện ngắn có chung chủ đề phê phán lối sống tầm thường, dung tục tiểu tư sản, lối sống của một kiểu người, một bộ phận trí thức xã hội Nga những năm cuối thế kí XIX.

Trong truyện ngắn Người trong bao, qua cuộc trò chuyện của hai người bạn: thầy giáo trường làng Bu-rơ-kin và bác sĩ thú y Ivan I Va nứt, qua khắc họa chân dung nhân vật thầy giáo dạy tiếng Hi Lạp cổ Bê li cốp, tác giả muốn khắc họa chân chủ đề người trí thức Nga, lối sống mê si an(tiểu tư sản) ở Nga, lối sống tầm thường, hủ lậu, hèn nhát, cá nhân và ích kỉ, máy móc và giáo điều, đê tiện và dung tục.

II. Trả lời câu hỏi

1. Hình tượng nhân vật Bê - li  - cốp

- Chân dung Bê li cốp được vẽ bằng những nét khá cụ thể và đặc biệt rất kỳ dị: cặp kính đen trên gương mặt nhợt nhạt, nhỏ bé, choắt lại như mặt chồn... Đến ý nghĩa của mình, y cũng cố giấu vào bao. Y không bao giờ dám có ý kiến riêng về bất cứ một vấn đề nhỏ to nào,...

Từ những nét vẽ rất thành công, nhà văn khái quát khát vọng mãnh liệt - kì dị của Bê li cốp: thu mình trong một cái vỏ, tạo cho mình một thứ bao để có thể ngăn cách, bảo vệ hắn khỏi những ảnh hưởng, tác động của cuộc sống bên ngoài. Bê li cop nhút nhát, ghê sợ hiện tại nhưng lại ngợi ca, tôn sùng quá khứ. Chính vì  kiểu sống và tính cách như thế cho nên mối tình đầu muộn mằn của y với Va ren ca, khi y đã ngoài bốn mươi tuổi vãn không thành là điều dễ hiểu.

Bê li cốp luôn luôn thỏa mãn, hài lòng với lối sống cổ lỗ, hủ lậu kì quái của mình. Luôn tự tin ở cách sống đúng mực và vì thế y rất ngạc nhiên và không thể chịu đựng được cách sống của chị em Va ren ca. 

Quả thật, Bê li cốp không hiểu mọi người xung quanh, không hiểu xã hội, cuộc sống đương thời. Y cứ nhởn nhơ, tự nhiên đắm chìm trong quá khứ, trong những xác tín cực kì lạc hậu, đen tối như cặp kính đen luôn gắn với đôi mắt nhỏ của mình.. Đó là một người trong bao, lối sống trong bao, tính cách trong bao hay người mang vỏ ốc.

- Lối sống và con người Bê li cốp đã ảnh hưởng mạnh mẽ và dai dẳng đến lối sống tinh thần của anh chị em trong trường nơi y làm việc, trong cả thanh phố nơi y sống. Mọi người ghét y, sợ y, tránh xa y, không muốn dây với y.

Đôi khi có một người cũng muốn tò mò thử thay đổi cách sống của y bằng cách gán ghép y với Va ren ca nhưng chẳng ăn thua gì. Có người như Cô va len cô  khinh ghét ra mặt, gây gổ với y nhưng tất thảy chẳng những không thể làm gì thay đổi mà còn bị tính cahcs ấy ám ảnh. Ngya cả khi Bê li cốp chết tính cách và lối sống ấy vẫn tiếp tục tồn tại và gây ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống hiện tại và tương lai của thành phố.

2. Trong cấu trúc nghệ thuật của truyện, nhà văn đã để Bê li cốp chết một cách bất ngờ. Cái chết của nhân vật chính đã gây ra không ít những ngạc nhiên cho những người xung quanh. Bê li cốp với tạng người và các cách sống của y dẫn đến cái chết như thế là loogic.

Với mọi người, khi Bê li cốp còn sống họ sợ hãi, căm ghét y; khi y chết họ cảm thấy được thoát khỏi gánh nặng, thấy nhẹ nhàng, thoải mái. Nhưng chưa được bao lâu, cuộc sống của họ lại diễn ra như cũ, như khi Bê li cốp còn sống: nặng nề, mệt nhọc, vô vị, tù túng. Từ cách thể hiện nghệ thuật này nhà văn khái quát ảnh hưởng, tác động dai dẳng, nặng nề của kiểu người Bê li cốp, lối sống ấy đã ám ảnh, đầu đọc bầu không khí ngột ngạt, nặng nề của văn hóa, đạo đức xã hội nước Nga đương thời như thế nào.

3. Hình ảnh cái bao là một trong những sáng tạo độc đáo của tác giả. Nó bao hàm và gợi ra cho người đọc những ý nghĩa sau:

- Nghĩa đen: Vật dùng để bao, gói, đựng đồ ..

- Nghĩa bóng: Lối sống và tính cách của Bê li cốp

- Nghĩa tượng trưng: Kiểu người trong bao, lối sống trong bao - một kiểu người, một lối sống không chỉ đã và đang tồn tại ở nước Nga cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX mà còn có ý nghĩa phổ quát hơn nhiều.

Chủ đề tư tưởng của truyện: Người trong bao lên án mạnh mẽ kiểu người trong bao, lối sống trong bao hèn nhát, cá nhân, ích kỉ, hủ lậu của một bộ phận trí thức Nga và tác hại của nó đối với hiện tại và tương lai của nước Nga.

4. Những đặc sắc nghệ thuật của truyện được thể hiện ở:

- Cách chọn ngôi kể: Tác giả đồng thời sử dụng cả hai hình thức người kể chuyện và nhân vật kể chuyện. Nhân vật trong truyện đồng thời cũng là nhân vật kể chuyện (Bu rơ kin) ở ngôi thứ nhất (xưng tôi). Tác giả vẫn giữa ngôi thứ ba, kể lại câu chuyện của Bu rơ kin. Nhờ cách kể như vậy, tác giả vừa đảm bảo được tính khách quan vừa vẫn thể hiện được tính chủ quan, gây được cảm giác gần gũi và chân thật của câu chuyện.

- Tạo ra cấu trúc kể truyện lồng trong truyện

- Giọng kể: giọng mỉa mai, châm biềm mà trầm tĩnh, chậm buồn, bề ngoài có vẻ khách quan, bình thản nhưng giấu bên trong sự bức xúc, trăn trở mạnh và sâu.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Bê li cốp được khắc họa mộtt cách rất điển hình – một tính cách kì quái mà chân thực từ ngoại hình, lời nói, cử chỉ, hành động đến tính cách, lối sống.

- Biện pháp đối lập giữa các kiểu người, các tính cách và lối sống trái ngược.

- Nghệ thuật xây dựng biểu tượng: Hình ảnh cái bao và lời nói “nhỡ lại xảy ra việc gì thì sao”. Hình ảnh và lời nói này đều vừa có ý nghĩa cụ thể vừa có ý nghĩa biểu tượng.

- Kết thúc truyện bằng cách trực tiếp phát biểu chủ đề qua một câu cảm thán gây ấn tượng mạnh với người đọc.

5. Người trong bao có ý nghĩa thời sự rộng rãi và sâu sắc với đương thời ở nước Nga. Không những thế, lối sống trong bao, kiểu người trong bao với những biến thể, dị bản khác nhau có ý nghĩa toàn thế giới, lâu dài cho đến tận ngày nay. Chỉ đến khi nào xã hội loài người trở nên trong sạch, lành mạnh, tự do, khi mỗi cá nhân ý thức được mục đích và cách sống thống nhất với chuẩn mực văn hóa, đạo đức của cộng đồng hiện đại, .. thì lối sống trong bao mới triệt để chấm dứt.