Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 11
Số lượng câu trả lời 14
Điểm GP 7
Điểm SP 24

Người theo dõi (5)

PN
PT
TH
LT
TA

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Đây mùa thu tới được in trong tập Thơ Thơ (1938) là một thi phẩm đặc sắc, tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Diệu trước cách mạng. Cái lạ ở bài thơ không phải ở đề tài thu đã quá quen thuộc trong thơ ca truyền thống mà đặc sắc của nó nằm ở sự mới mẻ trước thiên nhiên và sự nỗi niềm xôn xao bắt nguồn từ những nỗi cô đơn cùng sự khát khao giao cảm với đời. Nó chỉ thật sự xuất hiện trong ý thức cá nhân của nhà thơ mới.

Bài thơ có bốn khổ mới khổ là một bước đi của thời gian, tất cả đều nhằm xoáy vào ý đồ nghệ thuật của nhà thơ. Đó là xây dựng một hình tượng mùa thu như một mĩ nhân. Mùa thu hóa thành một mĩ nữ mĩ miều cao sang tha thiết buồn nhưng mang một vẻ đẹp lang mạn. Nàng thu ấy như đang nhón gót trên đường biên của phút giao mùa.

Ở khổ thơ thứ nhất Xuân Diệu miêu tả mua thu tới ở ven hồ:

                                          “Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang

                                            Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng

                                             Đây mùa thu tới mùa thu tới

                                             Với áo mơ phai dệt lá vàng”

Tín hiệu của mùa thu sang được nhà thơ thể hiện qua hình ảnh liễu đứng chịu tang, đìu hiu và lệ ngàn hàng. Bằng biện pháp nghệ thuật nhân hóa rặng liễu đứng ven hồ được ví von như một mĩ nữ với vẻ đẹp mĩ miều tha thướt. Đúng là một vẻ đẹp liễu yếu đào tơ. Tuy nhiên mĩ nữ ấy cao sang là vậy nhưng mang một nét buồn lãng mạn. Những cành liễu buông xuống hồ giống như là làn tóc dài mềm mượt của người con gái, rồi nó lại giống như những giọt nước mắt buồn của người con gái ấy. Vậy nên cao sang mà buồn, buồn nhưng lại đẹp. Rõ ràng liễu không giống như những giọt nước mắt mà ta cảm nhận được liễu đang khóc, để tang cho một mùa hè rực rỡ đi qua. Điệp ngữ “đây mùa thu tới” như thể hiện được một tiếng reo vui trước bước đi của mùa thu. Phong cảnh khởi sắc với màu áo mới đó là màu áo mơ phai chỉ có mùa thu mới có.

Như vậy qua khổ thơ đầu ta thấy rõ được những tín hiệu mùa thu đang tới tác giả thì han hoan vui mừng trước sự thay đổi của đất trời. Mùa thu đến cây lá đương xanh bỗng nhiên thay áo mới, nó khoác lên mình một chiếc áo với muôn nghìn lá vàng. Bằng con mắt quan sát tinh tế Xuân Diệu đã miêu tả những bước chân đầu tiên của mùa thu đến đẹp nhưng đượm buồn.

Sang khổ thơ thứ hai chúng ta nhận thấy rằng khi tiết trời sang thu theo quy luật tự nhiên mọi vật đều chuyển sang phai tàn rơi rụng. Xuân Diệu đã cảm nhận được mùa thu đến đã in lên sắc hoa màu lá:

                                        “Hơn một loài hoa đã rụng cành

                                         Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh

                                          Những luồng run rẩy rung rinh lá

                                          Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh”

Ở đây nhà thơ không dùng những từ như “dăm ba”, “năm bảy” mà lại dùng cụm từ “hơn một loài hoa’ để chỉ cho sự tàn phai của hoa lá. Cụm từ ấy có nghĩa là một vài, đã mấy nhưng cũng phải là nhiều. Đây là cách nói rất Tây của Xuân Diệu. tuy nhiên dù nhiều hay ít thì ta cũng thấy được những bước chảy trôi của thời gian của thiên nhiên đất trời. Có thể nói câu thơ mang đến mọt nỗi buồn lớn, gây ấn tượng mạnh về sự rơi rụng. Hoa vốn là biểu tượng của cái đẹp thế mà mùa thu tới cái đẹp lại tàn phai rơi rụng gây cảm giác tiếc nuối mất mát trong lòng người. những cành hoa ấy đã rụng và trong vườn được thay đổi bằng những màu đỏ vàng của cây lá. Động từ “rủa” thể hiện sự ngấm dân , gặm dần từng chút một màu xanh tươi của lá, thay vào đó sắc đỏ vàng đặc trưng của mùa thu. Ta thấy nhà thơ miêu tả thật chính xác tinh vi quá trình chuyển hóa màu sắc. Qua đây người đọc cảm nhận được bước chân thu đi thật nhẹ nhàng, êm ái mà không kém phần bền bỉ mãnh liệt. trong khi ấy những cái lạnh của thời tiết cũng được nhà thơ nhắc đến. Với biện pháp nghệ thuật điệp phụ âm đầu “run rẩy rung rinh” đã mang đến cho người đọc cái cảm giác se lạnh của mùa thu. Mùa thu đến cây cối đang xanh tươi tràn trề nhựa sống thay vào đó sự khô gầy, héo úa tàn tạ. Nó gợi lên một vẻ đẹp nhẹ nhàng mong manh của mùa thu. Nó giống như những bộ xương khô gầy yếu ớt và đơn độc. Nhà thơ cảm nhận mùa thu bằng thị giác , cảm giác, xúc giác. Dường như thi sĩ còn mang đến cho cảnh thu cái xôn xao run rẩy của lòng mình.

Nếu như khổ thơ một thời gian đến đầu tiên, khổ hai thời gian đến mãnh liệt hơn thì sang khổ ba thời gian đến thật quyết liệt:

                                                       “Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ

                                                         Non xa khởi sự nhạt sương mờ

                                                          Đã nghe rét mướt luồn trong gió

                                                            Đã vằng người sang những chuyến đò”

“Nàng trăng tự ngẩn ngơ”. tác giả nhân hóa trăng thu như nàng thiếu nữ tự ngẩn ngơ, không hiểu nỗi lòng mình. Đó là cái ngẩn ngơ rất thu, nhỏ nhoi, mờ nhạt. Trong tiết trời thu ấy những ngọn núi trong sương sớm “khởi sự” trước sự mờ nhạt của sương mờ. Có thể cảm nhân được những gì của mùa thu đều mang đên sự bàng bạc mơ hồ, phai tàn. Tiếp đến câu thơ thứ ba nhà thơ sử dụng nghệ thuật chuyển đổi cảm giác. Cái rét mướt kia được cảm nhận qua cảm giác chứ không phải là thính giác thế nhưng tác giả đã rất lạ ở chỗ đó. Chính nghệ thuật ấy làm cho chúng ta cảm nhận được cái rét mướt gợi lên thật trực tiếp, thật gần gũi. Đồng thời nó giúp cho người đọc cảm nhận được cái rét vốn vô hình giờ đây lại trở nên hữu hình, cụ thể có thể nghe và nắm bắt được. Hình ảnh con người được xuất hiện trong câu thơ thứ tư nhưng đó không phải là cảnh đông đúc mà chúng ta vẫn hay nghĩ đến con người mà đó là những hình ảnh thưa thớt. Biện pháp nghệ thuật đảo ngữ đã cho thấy được sự quạnh quẽ, vắng vẻ hoang vu trên mỗi chuyến đò bến đò. Thu đang đến mà như đã sắp qua để nhường cho mùa xuân cạn kề. cảnh vật trong khổ thơ được miêu tả từ trên cao xuống dưới trong trạng thái lạnh lẽo tàn phai. Nó khắc họa bước đi nghiệt ngã của thời gian.

Trong bức tranh thu ấy không chỉ là ngoại cảnh mà còn là tâm cảnh nỗi buồn. Thu buồn dương liễu. thu hoa lá, buồn trăng mờ tụ thành một trời thu uất hận và kết tụ trong lòng người:

                                              “Mây vẩn tầng không chim bay đi

                                                  Khí trời u uất hận chia ly

                                                 Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói

                                                Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì”

Ở hai câu đầu sự chia ly diễn ra trong lòng cảnh vật. Chim bay đi tránh rét, nỗi buồn chia ly ngập tràn không gian tạo thành một nỗi sầu hận u uất. Nêu như nhà thơ bắt đầu bằng hình ảnh cây liễu giống như cô gái thì kết thúc bài thơ tác giả cũng nhắc đến hình ảnh cô gái. Cô gái ấy đang làm gi?, cô ngồi tựa cửa mà nhìn xa, đó là cái nhìn vào cõi vô vọng, cái nhìn xa xăm những thứ hiện ra trước mắt thì không thấy mà chỉ thấy những gì trong tâm trí đang hiện ra. Cô thiếu nữ ấy đang buồn không nói tựa cửa trông xa để nghĩ ngợi.

Bài thơ có kết cấu mở, người thiếu nữ buồn không nói, phải chăng đó là cái buồn vô cớ. Nhưng vô cớ mà lại thành có cớ khi cảm nhận được bước đi nghiệt ngã của thời gian. Hóa ra thu vừa mới đến mà đã vội vã ra đi để nhường chỗ cho mùa đông rầm rập kéo về.

Đây mùa thu tới là một bức tranh thu đẹp mà buồn của một hồn thơ gắn bó hết mình với cuộc sống để có thể lắng nghe được những biến thái tinh vi của thời gian cũng như nội tâm con người. với thi phẩm này Xuân Diệu đã để lại một ấn tượng khó phai trong kho tàng thu của thi ca.

Câu trả lời:

Bởi những dục vọng về quyền lực của mình mà Trọng Thủy đã dẫn đến cái chết thương tâm của người vợ mà chàng ta yêu thương nhất. Kể từ ngày Mị Châu ra đi mãi mãi, Trọng Thủy đã vô cùng đau đớn, ngày nhớ đêm mong đến người vợ của mình mà không màng đến ăn uống, tâm trí lúc nào cũng nghĩ đến Mị Châu nên đã rất nhiều lần người ta nhìn thấy chàng thẩn thờ, ngẩn ngơ như người mất hồn. Cũng như mọi hôm, vì quá đau buồn trước cái chết của Mị Châu, Trọng Thủy đã tìm đến rượu để giải sầu. Trong lúc ngà ngà say, vì thương nhớ Mỵ Châu, Trọng Thủy trở lại chỗ Mỵ Châu tắm gội trang điểm khi trước để tìm lại kỉ niệm. Khi đến bên cạnh giếng Loa Thành, chàng ta đã khóc rất nhiều và tiếp tục uống đến lúc say. Sau đó, Trọng Thủy nhìn xuống giếng và thấy thấp thoáng hình bóng mờ mờ ảo ảo của mình mà tưởng Mị Châu. Tưởng chừng như được gặp lại người vợ sau bao ngày cách xa, Trọng Thủy lao nhanh xuống để giữ lại nhưng nào ngờ cái chết đã đến với chàng trong khoảnh khắc ấy.

 

Sau khi hồn lìa khỏi xác, Trọng Thủy mới nhận ra rằng mình đã cách biệt với thế giới phía trên kia. Đang trong lúc chàng ta chưa hoàn hồn thì bỗng đáy giếng có biến, linh hồn của Trọng Thủy bị cuốn theo mạch nước đổ ra sông, dòng chảy càng lúc càng xiết hơn khiến linh hồn vừa lìa khỏi xác của Trọng Thủy không thể làm chủ được mà ngất đi. Cho đến khi tỉnh lại, Trọng Thủy ngơ ngác nhìn xung quanh mà không thể xác định được phương hướng bởi vì đang trôi nổi giữa biển Đông bao la. Bỗng có một tướng cá chép từ phía xa tiến lại gần Trọng Thủy và cười to sau đó hỏi:

 

- "Ngươi có phải là Trọng Thủy? Kẻ đã chết ở giếng Loa Thành cách đây ít hôm".

 

Trong lúc ngơ ngác lo sợ vì trôi dạt trên biển nước mênh mong, Trọng Thủy luống cuống nhưng sau đó đã lấy lại được phong thái của một vị hoàng tử và đáp:

 

- Chính ta, nhưng tại sao người biết danh tính của ta?

 

- Ha ha! Ta chính là tướng quân của Long Vương có trách nhiệm coi quản vùng này. Cách đây hai ngày đã có người đến báo cho ta biết Long Vương muốn tìm ngươi.

 

- Vì sao lại tìm ta?

 

- Hãy ngoan ngoãn đi theo ta rồi ngươi sẽ biết.

 

Sau một vài câu nói, Trọng Thủy còn đang phân vân chưa biết nên xử lý như thế nào thì tướng cá chép đã hóa phép đưa chàng ta xuống thủy cung nơi Long Vương ở. Khi đến nơi, chàng ta đã cố gắng kháng cự yêu cầu trả tự do để trở về mặt đất nhưng bất thành. Bỗng chốc có một tên lính tôm từ trong chạy ra truyền lệnh Long Vương triệu kiến chàng ta. Biết không thể làm gì hơn, Trọng Thủy đành vâng lệnh mà đi theo tướng cá vào cung để diện kiến Long Vương.

 

Khi đến nơi, Trọng Thủy vẫn còn giữ trong mình tính cách của một vị hoàng tử và không chịu quỳ gối trước Long Vương. Tuy nhiên, Long Vương là một người khá nhân từ nên không chấp nhặt việc này. Nhưng không vì vậy mà bỏ qua dễ dàng, ngay lập tức, ngài đã hạ lệnh trói Trọng Thủy lại để hỏi tội.

 

- Ngươi có biết vì sao mình lại bị như vậy không?

 

- Ta có tội gì mà ngài phải làm như vậy?

 

- Cứng đầu! Ngươi có biết việc người xâm phạm đến nước Âu Lạc đã gây ra bao nhiêu cái chết thương tâm không?

 

Sau câu nói này, Trọng Thủy bỗng chốc trở nên yếu đuối bởi chính vì nguyên nhân ấy mà người vợ mà chàng ta yêu thương nhất đã không còn trên cõi đời này nữa. Mặc dù cũng đã chết nhưng không thể đi tìm lại được Mị Châu khiến chân chàng không còn trụ vững nữa mà khuỵa xuống dưới sàn. Lúc này Long Vương cũng hạ lệnh cởi trói và ra lệnh cho tướng cá một lần nữa hóa phép ban cho Trọng Thủy một thể xác mới nhưng không còn khôi ngô tuấn tú như lúc còn sống.

 

Trọng Thủy đã rất bất ngờ trước sự việc, ngước nhìn Long Vương mà hỏi:

 

- Vì sao ngài lại làm như vậy? Ta không thiết sống nữa.

 

- Ta ban cho người ân huệ này cũng là để trừng trị ngươi. Nếu như ngươi có tâm hối cải sẽ tìm lại được điều quý giá mà ngươi đã đánh mất.

 

Sau khi dứt lời, Long Vương tuyên bố bãi triều, chỉ còn lại mỗi chàng ta ngồi suy nghĩ. Những ngày tiếp theo sau đó, Trọng Thủy cảm thấy ân hận và thường xuyên tìm đến bãi san hô gần cung điện để yên tĩnh suy ngẫm. Cảm thấy ân hận nhưng không biết nên làm gì để bù đắp lại những gì mà mình đã gây ra.

 

Sau một tháng suy nghĩ, Trọng Thủy quay trở lại cung điện và xin được diện kiến Long Vương. Tất cả những gì mà chàng ta có thể làm là xin được cho phép để đi giúp đỡ những cư dân biển đang gặp nạn. Long Vương cảm thấy Trọng Thủy khá thành thật nên đã cho phép và truyền lệnh cho Trọng Thủy đến một vùng biển khá xa để coi quản và khắc phục thiên tai nơi này.

 

Ngày tháng trôi qua, Trọng Thủy trở nên hiền lành, tốt bụng và luôn cố gắng hết sức để giải quyết các vấn đề nơi chàng ta cai quản. Mặc dù công việc bận rộn, nhưng mỗi ngày Trọng Thủy đều nhớ đến Mị Châu trước lúc nghỉ ngơi và đôi lần những giọt lệ vẫn đọng lại trên khóe mi khi chàng dần chìm vào giấc ngủ. Cho đến 5 năm sau, khi mọi việc đã được sắp xếp ổn thỏa chàng ta quay trở lại thủy cung để báo cáo tình hình với Long Vương.

 

Thấy Trọng Thủy đã hoàn thành tốt công vụ và trở nên tốt tính hơn Long Vương cảm thấy rất hài lòng. Để ban thưởng cho Trọng Thủy, ngài đã làm phép để biến Trọng Thủy trở về với hình dáng cũ của mình. Trong lòng chàng hết đỗi vui mừng đã cảm tạ ân huệ của Long Vương. Để sắp xếp công việc mới cho Trọng Thủy, Long Vương yêu cầu chàng lưu lại hậu cung vài ngày trước khi chính thức ban lệnh.

 

Sẵn dịp may, Trọng Thủy đã đi tham quan tất cả những nơi có thể đến trong cung để giải khuây. Trong lúc đang đi dạo, Rùa Thần đã bất thình lình xuất hiện khiến cho chàng ta giật mình. Chưa rõ vì đâu mà Rùa Thần tức giận đã đánh Trọng Thủy. Trọng Thủy ngay lập tức yêu cầu được giải thích.

 

Rùa Thần giọng tức giận trả lời.

 

- Ngươi đã cướp bảo vật ta tặng cho An Dương Vương để thôn tính Âu Lạc. Cớ vì sao ngươi còn tìm đến đây!

 

Trọng Thủy đã rất ân hận trước những việc mình làm nên chẳng thể nói nên lời:

 

- Ta.....!

 

- Không lẽ ngươi còn muốn làm khổ Mị Châu thêm một lần nữa?

 

- Ngài nói gì? Mị Châu, nàng ấy ở đâu?

 

- Người còn muốn...!

 

Chưa nói hết câu Rùa Thần đã quay lưng mang đầy tức giận mà bỏ đi. Lúc đó, trong lòng của Trọng Thủy đã rất hỗn độn, đầu óc quay cuồng. Cho đến hôm sau, Trọng Thủy vẫn chưa thể lấy lại được bình tĩnh bởi đêm qua trong mơ đã liên tục gọi tên Mị Châu.

 

Buổi chiều hôm ấy, Trọng Thủy lang thang như người mất hồn ở vườn Thượng Uyển. Bất chợt một bóng dáng người con gái thân quen cách đó không xa đang dần đi khuất. Trọng Thủy vội chạy theo, miệng liên tục gọi:

 

- "Mị Châu, có phải nàng đó không. Ta là Trọng Thủy, xin nàng hãy dừng bước".

 

Cô gái ấy dường như nghe thấy, chân đã ngừng bước nhưng không quay mặt về phía sau. Cho đến khi Trọng Thủy đuổi kịp và dừng lại trước mặt Mị Châu. Hơi thở chưa kịp điều hòa, niềm vui sướng vỡ òa trong lòng Trọng Thủy toan ôm lấy Mị Châu thì bị nàng tránh. Niềm vui chưa kịp tận hưởng thì thất vọng đổ ầm xuống khiến Trọng Thủy hụt hẫn giọng run run hỏi:

 

- Nàng không nhận ra ta sao? Ta là tướng công của nàng đây.

 

- Xin lỗi ngài! Ta đã không còn là Mị Châu của lúc trước. Bây giờ ta đã là con gái nuôi của Long Vương, thứ lỗi ta không quen biết ngài.

 

Sau khi dứt lời Mị Châu quay lưng đi mà hàng mi ngấn lệ rơi xuống. Trọng Thủy phía sau nhìn theo mà lòng đau như cắt. Ngay lập tức một ý nghĩ trong đầu, chàng vội vã đến tẩm cung xin được diện kiến Long Vương. Sau tiếng triệu, Trọng Thuy đã quỳ gối trước mặt Long Vương và bày tỏ nỗi lòng của mình.

 

- Thưa ngài, ta thật sự cảm thấy ân hận và hiểu vì sao lúc trước người nói ta sẽ tìm thấy thứ quý giá mà ta đã đánh mất.

 

Trong lòng Long Vương đã biết điều gì xảy ra nhưng vẫn lạnh giọng trả lời.

 

- Người nói vậy là có ý gì?

 

- Xin thưa! Ta đã gặp Mị Châu, người con gái mà ta yêu thương nhất trong lúc đi dạo ở vườn Thượng Uyển. Nhưng nàng không nhận ta và nói rằng mình là con gái nuôi của ngài.

 

Trọng Thủy tiếp lời:

 

- Ta thật sự cảm thấy ân hận, xin ngày hãy cho ta cơ hội để được bù đắp những gì đã gây ra cho Mị Châu.

 

Với tất cả sự chân thành, Trọng Thủy đã lay động được Long Vương và ngài cũng cười nhẹ ròi đáp lại:

 

- Đúng vậy! việc để ngươi đi coi quản vùng xa là muốn người thấu hiểu được việc chăm sóc con dân khốn khổ ý nghĩa hơn rất nhiều so với việc thôn tính một đất nước mà gây ra những cảnh thương tâm không đáng có.

 

Lúc này, Trọng Thủy không cầm được lòng mình mà lệ rơi xuống, trong lòng rối bời, sự ân hận đang tràn ngập trong suy nghĩ của chàng ta.

 

Long Vương thêm lời:

 

- Ngươi hãy yên tâm, ta sẽ sắp xếp mọi chuyện ổn thỏa. Ngươi lui ra trước đi.

 

Ba ngày sau, Long Vương mở một yến tiệc để chiêu đãi cả hoàng cung. Trong bữa tiệc Mị Châu cũng có mặt. Khi buổi tiệc đến lúc cao hứng, Long Vương tuyên bố cho phép Trọng Thủy và Mị Châu được quay trở lại. Nhưng mọi việc không diễn tiến thuận lợi bởi Mị Châu lòng rối bời mà xin cha nuôi của mình rút lại kim khẩu.

- Thưa cha! Con biết mình đã gây ra tội lỗi rất lớn, xin cha thu hồi lại ân huệ này.

 

- Con gái ngoan! ta biết mỗi ngày con đều nhớ đến hắn ta mà thường xuyên bỏ bữa. Ta thật sự không muốn thấy con như vậy nên mới ban ân huệ này. Dẫu sao hắn ta cũng đã hối hận và có những sửa đổi tốt trong thời gian vừa qua, nên con hãy nghe lời ta.

 

Bữa tiệc kết thúc sau khi mọi người đã no say. Những ngày sau đó, Trọng Thủy thường xuyên đến tìm gặp Mị Châu để bày tỏ nỗi lòng của mình. Không thuận lợi bởi Mị Châu từ chối gặp mặt. Cho đến một ngày nọ, khi Trọng Thủy vô tình bắt gặp nàng trên đường từ trở về cung. Chàng đã bày tỏ rất nhiều, giải thích những điều ân hận để nàng hiểu.

 

- Xin nàng hãy tha lỗi cho ta! Những lỗi lầm khi xưa ta sẽ bù đắp tất cả.

 

Mị Châu ngấn lệ không nói nên lời, quay lưng bỏ đi để lại Trọng Thủy đứng trông theo từ phía sau. Mãi cho đến 1 năm sau, khi nhận thấy Trọng Thủy đã thật sự thay đổi, tốt bụng hơn xưa Mị Châu đã đồng ý quay trở lại bên chàng.

 

Trải qua bao nhiêu ngày tháng chôn mình trong sự ân hận, những thay đổi mà Trọng Thủy đã làm cũng đã mang Mị Châu trở về bên cạnh mình. Được ở bên cạnh người vợ mình yêu thương, Trọng Thủy bắt đầu bù đắp tất cả những gì mình đã gây ra khi còn sống trên trần gian cho Mị Châu.

Câu trả lời:

Ngay sau khi Trọng Thuỷ tự tử ở giếng Loa Thành, vì yêu vợ da diết, xác của chàng rữa ra, ngấm qua mạch nước ngầm vào đất rồi mạch nước ngầm mang chang ra biển cả mênh mông. Về phần hồn chàng sau khi bay lên (như là một điều kì lạ) bị gió thổi bay đi ra biển rồi tạt xuống biển Đông. Cảm thông cho tấm lòng yêu thương vợ của chàng, sự thuỷ chung, ngây thơ của Mị Châu, Rùa Thần đã hội tụ hồn và xác của Trọng Thuỷ, dùng nước tạo nên hình hài Mị Châu rồi nhập hồn nàng vào. Rùa Thần hẳn muốn hai người họ ở bên nhau nhưng sự thể ra sao thì tuỳ vào Mị Châu.

 

Trọng Thuỷ, sau khi được sông lại và được Rùa Thần báo mộng rằng Mị Châu đang ở thuỷ cung, đã ngày đêm bơi lặn tìm nàng. Sau bao khó khăn gian khổ, chàng đã tìm được thuỷ cung. Đến cổng, chàng bị hai ngưu thuỷ thần lại và hỏi:

 

- Nhà ngươi là ai, xuống đây có việc gì! Đây là chốn thanh bình, không cho phép người trần mắt thịt với bản chất xấu xa xuông đây làm nhiễu loạn.

 

- Thưa hai vị thuỷ thần - Trọng Thuỷ đáp - sau cái chết của vợ, con vô cùng đau khổ, nhớ nàng da diết, trong lúc tuyệt vọng lầm tưởng bong nàng ở dưới giến khơi, con đã nhảy xuống giếng đuổi theo nàng. Sau khi chết con được Rùa Thần cứu sống và báo mộng Mị Châu (vợ của con) đang ở chốn này, con khẩn thiết hai vị cho con được vào.

 

Nghe những lời nói chân thành của Trọng Thuỷ và cũng được Rùa Thần dặn trước, hai vị thuỷ thần cảm động cho Trọng Thuỷ vào. Vào đến trong, chàng cảm thấy thậ ngỡ ngàng, kinh ngạc trước cảnh đẹp còn hơn cả hoàng cung, một vẻ đẹp thần tiên mà hồi nhỏ chàng đã tưng mơ ước một lần được xem. Trước mặt chàng, cá nối đuôi nhau vui đùa nhảy múa, xa xa là khu vườn đầy loài hoa kì lạ…và ở đó giữa khu vườn có một người ngồi mơ mộng (chính là Mị Châu). Vừa nhìn thấy nàng Trọng Thuỷ đã nhận ra, chàng vui mừng reo lên như đứa trẻ vội chạy đến gần nàng. Nghe lời gọi da diết của Trọng Thuỷ, tình yêu sét đánh lại trỗi dậy, nhưng nàng không tin sao chàng lại xuống được đây. Mỗi lúc tiếng gọi lại to hơn, da diết hơn, nàng không thể nhầm được nàng quay lại thì nhìn thấy Trọng Thuỷ đang ở ngay trước mặt mình. Hai người nhìn nhau lặng một hồi rồi khóc. Cảnh vật như dừng lại.

 

- Ôi, nàng ơi! –Trọng Thuỷ nói- Xa nàng bao nhiêu lâu mà ta vẫn nhung nhớ, ta ăn không ngon, ngày đêm tưởng nhớ nàng, vì quá yêu nàng mà ta đã lầm tưởng bong nàng dưới đáy giếng rồi nhảy xuông tự tử. Nay ta đã được gặp lại nàng, lòng ta sung sướng biết bao.

 

- Mị Châu đáp: Chàng ơi, thiếp cũng vậy, thiếp cũng nhớ chàng da khôn xiết, thiếp cũng khó ăn khó ngủ, hang ngày thiếp đều ra đây ngắm nhìn cảnh vật, nhìn những đoá hoa tươi thắm kia mà nhớ đến những bó hoa mà chàng đã tặng cho thiếp, nhìn những đôi cá tung tăng bơi lội nhảy múa mà nhớ đến những ngày chúng ta vui vẻ bên nhau. Ôi! Nhưng thật chớ trêu, thiếp nay đã mang danh tội đồ của đất nước, thiếp khó lòng mà có thể chung sống với kẻ thù của dân tộc mình. Sao chàng lại nhẫn tâm lừa dối thiếp khiến thiếp đau khổ? Thiếp thật ngơ dại, ngây ngất vì tình yêu mà nghe theo chàng!

 

Nghe những lời đó, Trọng Thuỷ bỗng nhói đau, xót xa ân hận.

 

- Nàng ơi! Tình yêu của ta thần linh có thể chứng giám. Tình yêu của ta, mọi thần dân ta đều biết. Ta thật ân hận khi nghe theo lời vua cha nhưng nàng hãy hiểu cho ta, tha thứ cho ta, phải lừa dối nàng, lòng ta đau như cắt nhưng đó là mệnh lệnh của cha ta, là áp lực của của cha và của cả thần dân ta, lòng ta vô cùng bối rối, trong lúc tâm trí hỗn loạn, ta đã có một quyết định sai lầm. Nàng có biết ta đã chịu dày vò, bị dằn vặt như thế nào không, ta phải chịu áp lực kinh khủng không tưởng tượng nổi, trong lòng ta luôn có nàng. Nếu ta có lời gì sai trái ta xin chịu mọi hình phạt kinh khủng nhất: ngũ mã phanh thây hoặc hơn thế. Ta thật sự xin lỗi.

 

Cảnh vật xung quanh nhu xao động, dòng nước chảy nhẹ nhàng hơn, những đoá hoa ngừng đung đưa lay động. Mị Châu mắt ướt lệ, giọng nghen ngào:

 

- Thiếp tin vào tình yêu của chàng, tin rằng những tình cảm trước kia chàng dành cho thiếp là chân thật không giả dối. Thiếp cũng biết một đấng nam nhi phải lấy sự nghiệp, giang sơn của mình làm trọng. Nếu thiếp vẫn theo chàng thì có lẽ thiếp sẽ bị ngàn đời nguyền rủa, vạn lời phỉ nhổ, muôn đời không dung. Thiếp đã vì tình cảm mà đem đất nước giao cho kẻ địch. Mà thiếp theo chàng thì nhỡ đâu bị chàng lừa dối lần nữa vì thiếp quá ngây thơ, yêu chàng. Ôi! Số phận người con gái như thiếp đây thật là khổ, thật bất công.

 

Thanh minh, thuyết phục Mị Châu một hồi mà không được. Trọng Thuỷ đi đến quyết định táo bạo.

 

- Ta thề rằng sẽ không bao giờ lừa dối nàng nữa. Nếu nàng vẫn chưa hẳn tin ta, vẫn sợ những lời đàm tiếu thì nàng hãy cùng ta đi gặp vua cha của nàng xin người tha thứ và nếu có thể ta và nàng sẽ lên gặp thượng đế xin người cho chúng ta được ở bên nhau.

 

Mị Châu hơi do dự, sợ sệt nhưng vẫn đồng ý:

- Số phận thiếp đã do trời quyết định, nay chờ vào sự an bài của ông trời vây.

 

Nói rồi, hai người mạnh dạn tìm gặp An Dương Vương, ông đang chơi cờ cùng với Rùa Thần. Rùa Thần thấy hai người đi cùng nhau thấy làm vui, An Dương Vương tỏ ý tức giận nhưng trong lòng ông vẫn thương con.

 

Thưa cha đáng kính! – hai người nói- xin cha hãy tha thứ cho tội lỗi của hai chúng con. Chúng con sẽ nhớ ơn, cảm kích người vô cùng. An Dương Vương tỏ ra lạnh lùng định nói “không bao giờ” nhưng có cái gì đó trong ông ngăn lại. Ông nói:

 

-Ta khó lòng tha thứ cho các ngươi nhưng nếu ông Trời quyết định thì ta chẳng có gì để nói nữa cả.

 

Trọng Thuỷ, Mị Châu hơi vui mừng đáp: “Cám ơn vua cha” , chào tạm biệt rồi xin Rùa Thần dẫn lên Thiên Đình. Trước mặt Thượng Đế hai người cùng đồng tâm:

 

- Chúng con là Trọng Thuỷ và Mị Châu, chúng con biết chúng đều gây ra tội lỗi, chúng con rất ân hận và xin cam kết từ nay chúng con sẽ tu tâm tích đức bù đắp lại lỗi lầm của mình. Xin Thượng Đế tha thứ và cho chúng con được ở bên nhau.

 

Thượng Đế suy nghĩ hồi lâu rồi dõng dạc nói, giọng của người vừa uy nghi vừa vang rền như sấm:

 

-Tuy các ngươi đã có tội lỗi, nhưng đã biết hối cải. Ta cũng động lòng trước tình cảm của đoi ngươi nhưng tội lỗi thì khó mà xoá được. Vậy ta phạt hai ngươi xa nhau ba năm tu thân tích đức rồi mới được chung sống với nhau.

 

Trọng Thuỷ và Mị Châu cảm tạ ân điển rồi xuống trần gian. Ba năm sau họ gặp lại nhau và chung sống vui vẻ hạnh phúc. (Bật mí: họ sinh được hai đứa con “một trai, một gái”, con trai giống Trọng Thuỷ, con gái giống Mị Châu)