Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Phú Thọ , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 1
Số lượng câu trả lời 296
Điểm GP 143
Điểm SP 228

Người theo dõi (16)

SH
H24
AB
RT

Đang theo dõi (3)

KL
H24
NU

Câu trả lời:

Câu 5:  Thế giới kì diệu là một nơi có nhiều điều đặc biệt, mới mẻ mà lại vô cùng hữu ích, tốt đẹp đối với các bạn học sinh nói chung và con trai của bà mẹ nói riêng. b, Cuộc sống luôn có những điều kì diệu mới lạ mà chúng ta chưa thấy,chưa từng trải qua bao giờ.nó luôn luôn ban tặng cho chúng ta những điều mới mẻ,thú vị.Nó cho em thấy được cảm giác bình yên ,mở ra cho ta bao điều mới lạ,nhưng điều hạnh phúc hơn cả là được cắp sách đến trường.Chúng ta rồi sẽ lớn lên sẽ quen được nhiều cái lạ cái hay nhưng cảm giác được cắp sách đến trường cùng bạn bè sẽ không thể nào quên dù bao nhiêu vất vả đi chăng nữa.Những khuôn mặt rạng rỡ,vui tươi cùng đôi mắt ngây thơ nhìn ngó xung quanh với vẻ thích thú đến tò mò sẽ ko thể nào bị quên lãng theo thời gian .Ta nhận được nhiều lời động viên cổ vũ ta: ''Cố lên con,bước qua cánh cổng là cả một bầu trời kiến thức!'' , ''Đi đi,con sẽ làm đc mà'',... và rất nhiều lời động viên khác nữa ,nó ko chỉ động viên ta mà còn tiếp thêm sức mạnh cho ta tự tin hơn.Đúng như tác giả đã nói '' bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra'' trong thế giới kì diệu ấy,ta đc hoạc tập,đc vui chơi,đc thầy cô truyền đạt những kiến thức hành trang cho ta vào đời,...Những tiếng cười đùa,hỏi han khi đau ốm của bạn bè và thầy cô càng tiếp thêm sức mạnh cho ta.Bây giờ,có ai trong chúng ta nhớ những kỉ niệm về thầy cô và bạn bè hay không?Đã có ai hiểu:hạnh phúc không phải giàu sang,cao quý mà hết sức đơn giản đối với chúng ta,ai cũng có thể hạn phúc,mỗi người trong chúng ta cần nắm rõ vận mệnh mình ,đừng buông lỏng, nghe theo mệnh trời nhé!!Và hãy khắc cốt ghi tâm ,hãy luôn ghi nhớ niềm vui khi được cắp sách đến trường nhé!

Câu trả lời:

Phần II:

               Bài làm

Không biết tự bao giờ cây tre đã trở thành người bạn thân thiết của người dân Việt Nam. Tre là hình ảnh quen thuộc của không gian làng quê Việt Nam, là bạn của nhà nông, là biểu tượng cao quý cho một dân tộc quật cường. Bởi vậy mà từ lâu tre đã khắc sâu vào tiềm thức mỗi người, để mỗi khi nhắc về Việt Nam thân thương là người ta lại nhớ ngay đến cây tre " thân gầy guộc lá mong manh ".

Không ai biết rõ cây tre có tự bao giờ, có lẽ là từ rất lâu, rất lâu. Người ta chỉ thấy rằng cây tre đã gắn bó với dân tộc mình từ những ngày đầu dựng nước và giữ nước, từ khi người anh hùng Thánh Gióng nhổ bụi tre ngà đánh tan giặc Ân ra khỏi bờ cõi, từ khi Ngô Quyền cắm cọc tre trên sông Bạch Đằng đã tiêu diệt quân Nam Hán và không biết bao nhiêu chiến công nhờ cây tre nhỏ bé tạo dựng nên.

Cây tre được phân bố khắp nơi từ miền Bắc vào miền Nam, từ miền xuôi lên miền ngược, đâu đâu ta cũng thấy những lũy tre xanh rờn, rì rào trong gió ngàn, tỏa bóng râm mát ôm trùm đường làng ngõ xóm thân quen. Họ hàng nhà tre cũng rất là phong phú, đa dạng, gồm nhiều loại như tre Đồng Nai, tre Việt Bắc, trúc Lam Sơn, nứa, vầy rồi dang, hóp, lạt...

Khác với những loài cây khác, tre có những đặc điểm rất độc đáo, khác biệt. Ngay từ khi còn là một mầm măng tre đã nhọn hoắt như cái chông, cứ hiên ngang mà đâm thẳng lên đón gió, đón nắng của trời. Tre là loài cây dễ trồng, không kén chọn các điều kiện tự nhiên. Dù cho đất đai cằn cỗi, thời tiết khắc nghiệt thì tre vẫn luôn xanh tốt lạ thường. Thời gian trôi đi, mầm măng nhỏ, yếu ớt ngày nào đã trở thành cây tre xanh, cứng cáp và dẻo dai.

Rễ tre là loại rễ chùm, bám rất sâu và chắc vài đất giúp cây luôn đứng vững trước mọi bão tố. Thân tre gầy guộc, hình ống rỗng và khoác lên mình bộ áo màu xanh thẫm. Trên thân tre chia thành các đốt, khi tre càng lớn thì các đốt càng dài. Từ thân tre đâm ra tua tủa biết bao nhiêu là cành lá. Lá tre nhỏ, thon dài, xanh một màu xanh mơn mởn với những đường gân ở mặt sau lá. Mỗi khi có làn gió thoảng qua, vài chiếc lá lại lìa cành, chao liệng trên không trung rồi đáp xuống mặt nước như những chiếc thuyền nan tí hon.

Tre không mọc đơn lẻ mà mọc thành bụi, thành lũy. Từng khóm tre xanh rì quanh xóm làng đã ôm ấp từng ngôi nhà, tỏa bóng mát khắp nơi nơi. Cây tre còn là hình ảnh không thể thiếu của làng quê Việt Nam. Chắc hẳn sâu trong tâm trí mỗi người đều ghi dấu hình ảnh từng đàn trâu thong thả nhai rơm dưới gốc tre làng xanh mát. Dưới bóng mát của tre còn là nơi vui chơi lí tưởng của bọn trẻ con. Chúng nô đùa, kể chuyện với những tiếng cười giòn tan, trong sáng và ngây thơ.

Rồi tre cũng làm nên những trò chơi thú vị của tuổi thơ như đan vòng tay bằng búp tre, chiếc hóp cho các bạn nam... Các cụ già thì ngồi dưới gốc tre phe phẩy chiếc quạt nan lại bàn đôi ba câu chuyện thế sự, về việc nhà, việc làng. Chiếc điếu cày phì phèo điếu thuốc cũng được làm từ tre, chiếc chõng- nơi ngồi nhàn đàm của các cụ ta cũng từ tre mà ra.

Trong lao động, tre là cánh tay hỗ trợ đắc lực cho người nông dân. Từ thân tre nhỏ gọn mà cứng cáp, người ta chế tạo được biết bao công cụ hữu ích như cán cuốc, cán cào... Rồi từ bàn tay khéo léo của những người nghệ nhân mà từ cây tre thô mộc được gọt giũa thành những đôi đũa đẹp đẽ, những đồ mỹ nghệ có giá trị thẩm mỹ được xuất khẩu sang nước ngoài mang lại những nguồn lợi kinh tế lớn.

Trong chiến đấu tre còn là người đồng chí, đồng đội quả cảm của dân tộc ta. Từ thời trung đại, tre đã cùng dân ta góp nên bao chiến thắng vang dội rồi đến thời kì kháng chiến chống Pháp chống Mĩ tre lại góp công mình diệt giặc. Những vũ khí thô sơ như chông tre, gậy tre, cán cuốc, cán cày... mà cũng đã làm nên những chiến thắng lừng lẫy năm châu. Tre giống như người lính tiên phong giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre sẵn sàng hi sinh để bảo vệ dân tộc ta.

Cây tre đã trở thành biểu tượng cho con người Việt nam từ sự ngay thẳng, kiên chung đến sự dũng cảm, sẵn sàng xả thân vì dân vì nước. Cuộc sống ngày càng đổi thay và hiện đại nhưng mong rằng cây tre sẽ cùng song hành với người Việt Nam trên mọi chặng đường.

Câu trả lời:

Câu 1 : Đoạn văn trên trích trong văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh.

Câu 2 : Cảnh ngày khai trường đầu tiên của tác giả

Câu 3 Ở đây tác giả đã khéo léo sử dụng phép tu từ so sánh. Hình ảnh chim con được dùng để diễn tả tâm trạng của " Tôi" và các cô cậu lần đầu tiên đến trường. Mái trường như tổ ấm, mỗi cô cậu học trò như cánh chim non đang ước mơ đc khám phá chân trời kiến thức, nhưng cũng rất lo lắng trước chân trời kiến thức mênh mông, bao la bất tận ấy.Nhờ sử dụng tài tình phép tu từ so sánh đã làm cho đoạn văn thêm hay tăng tính gợi hình gợi cảm cho đoạn văn nói riêng và bài thơ nói chung. Qua đó ,ta cảm nhận đc tấm lòng mãi biết ơn, yêu quý mái trường, thầy cô, bn bè của nhà văn. Ta thấy ngưỡng mộ trước tài năng của nhà văn. Đoạn thơ trên là minh chứng sống cho điều đó...

Câu 4 :

         Với mỗi chúng ta, ngày đầu tiên đi học có lẽ là khoảnh khắc chẳng thể nào quên trong kí ức tuổi thơ. Với em ngày đó vừa trang trọng, đánh dấu sự  trưởng thành của mỗi người nhưng cũng đầy háo hức, thú vị khi có thêm bạn mới, thầy cô mới. Buổi sáng hôm đó, em thay bộ quần áo mới tinh tươm có gắn phù hiệu của trường đầy trang nghiêm bên cánh tay trái, điều đó như nhắc nhở em phải luôn cố gắng học tập để xứng đáng với ngôi trường thân yêu. Theo bước chân mẹ, em tới trường trong niềm hân hoan, ngôi trường hôm nay nay rực rỡ cờ hoa. Xung quanh em là rất nhiều bạn nhỏ đang ríu rít hỏi nhau về tên gọi hay tên lớp để cùng nhau làm quen. Trên các lớp học, những dãy bàn được xếp ngay ngắn cùng với bảng đen sạch sẽ, sẵn sàng chào đón chúng em trong một năm học mới. Tiếng trống trường dồn dập, thúc giục chúng em về đứng theo hàng của lớp mình và buổi lễ khai giảng diễn ra trong không khí trang nghiêm. Sau đó, chúng em vào lớp và cô giáo chủ nhiệm chào đón chúng em từ khung cửa gắn biển chữ trang trọng: lớp 1A2. Nụ cười hiền hòa, ấm áp của cô và sự gần gũi của bạn bè khiến em cảm thấy thêm yêu ngôi nhà thứ hai thân thiết sẽ cùng em gắn bó . Những kỉ niệm về ngày khai trường đầu tiên mãi là những kỉ niệm ngọt ngào và đáng nhớ trong em

Câu trả lời:

Phần II:

Câu 1:

- Hoàn cảnh cuộc trò chuyện: Phan Lang được Linh Phi cứu giúp xuống dưới thủy cung gặp Vũ Nương.

 

- “Tiên nhân” được nhắc tới trong lời của Phan Lang để chỉ tổ tiên, cha ông và Trương Sinh.

Câu 2:

- Sau khi nghe Phan Lang nói, Vũ Nương lại “ứa nước mắt khóc” vì xót xa cho tình cảnh bi thảm.

- Vũ Nương quả quyết “tôi tất phải tìm về có ngày” thể hiện phẩm chất cao đẹp của nàng và mong muốn gặp lại chồng con và được giải oan.

Câu 3:

Trong cuộc đời của mỗi con người, người ta có thể đi đến nhiều nơi hay có nhiều nơi để đến nhưng duy nhất chỉ có một nơi để trở về đó chính là gia đình. Gia đình là duy nhất và thiêng liêng nhất với mỗi người, chỉ có tình cảm gia đình mới là thứ tình cảm vô điều kiện, giống như câu nói "Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc". Vai trò của gia đình đối với cuộc sống con người là vô cùng quan trọng, dù cuộc đời bạn có tốt đẹp đến đâu nhưng nếu không có gia đình thì đó vẫn chỉ là cuộc đời bất hạnh.

Vậy gia đình là gì và chúng ta hiểu như thế nào là gia đình? Theo định nghĩa khoa học, gia đình là một cộng đồng người cùng chung sống, gắn bó với nhau bằng các mối quan hệ huyết thống, hôn nhân và tình cảm, cũng có thể là quan hệ nuôi dưỡng hay giáo dục. Gia đình đã tồn tại từ rất sớm và trải qua quá trình phải triển lâu dài, có thể nói gia đình có ý nghĩa quan trọng không chỉ với con người mà còn tác động mạnh mẽ đến xã hội. Đối với xã hội, gia đình là một thiết chế xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xã hội hóa con người. Đối với con người, gia đình mang nhiều vai trò quan trọng bậc nhất mà không có một tổ chức hay cộng đồng nào có thể thay thế được. Gia đình là nơi có cha và mẹ của ta, là nơi ta được sinh ra, là cội nguồn tồn tại của ta trên cõi đời này; mọi người trong gia đình đã cho ta được tồn tại, được yêu thương vô bờ bến. Cho ta một không gian sống để bước những bước đầu tiên trong cuộc đời, khi ta còn quá non nớt và bé bỏng, gia đình là nơi chăm sóc, nuôi dưỡng và che chở cho ta được an toàn lớn lên. Chỉ có tình cảm của những người trong gia đình mới là thứ tình cảm cho đi mà không cần nhận lại, nơi đó chan chứa bao nhiêu tình cảm thương yêu, đùm bọc và cao đẹp mà những người thân dành cho nhau. Đến khi chúng ta lớn lên và trưởng thành, bước ra ngoài cuộc sống để mưu sinh, ai cũng phải đối mặt với khó khăn và thử thách của cuộc đời, đứng trước khó khăn đó gia đình chính là điểm tựa vững chắc cho ta sức mạnh và niềm tin giúp đỡ ta vượt qua khó khăn. Dù có thất bại hay gục ngã trước sóng gió cuộc đời, chúng ta vẫn có một nơi bình yên nhất là mái ấm gia đình để trở về. Mãi cho đến khi cuối đời, chúng ta đã nếm trải đủ vị đắng cay ngọt bùi của cuộc sống, đã đến lúc nghỉ ngơi thì gia đình lại là một bến đỗ cho tất cả mọi người.

Ai chẳng muốn những năm tháng còn lại của cuộc đời được sống bên người thân yêu, được sống trong tình cảm yêu thương, tránh xa mọi bộn bề và bon chen của cuộc sống, có gia đình để nương tựa lúc về già là hạnh phúc lớn lao. "Gia đình giống như một cái cây", mỗi cá nhân chúng ta giống như cành cây, trưởng thành theo nhiều hướng khác nhau nhưng vẫn chung một cội rễ. Gia đình chính là nơi nuôi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách con người cho chúng ta, mái ấm gia đình cũng là mái trường đầu tiên ta được học, học từ những thứ căn bản, đơn sơ nhất trong nếp sống, sinh hoạt đến cách đối nhân xử thế. Chính vì vậy, người ta thường nói gia đình phải có gia phong, lễ nghĩa, nề nếp và nếp sống của gia đình sẽ quyết định đến chiều hướng phát triển nhân cách của chúng ta. Một gia đình gia giáo, con cái được dạy dỗ đến nơi đến chốn sẽ trở thành những người có phẩm chất, nhân cách tốt đẹp, ngược lại nếu gia đình thường bất hòa, mâu thuẫn và chia rẽ sẽ khiến con cái lớn lên trong ác cảm, tự ti và thù hận. Nếu điều hạnh phúc nhất là có gia đình thì điều tồi tệ nhất chính là sự tan vỡ gia đình. Đối với người đã trưởng thành, đó là một mất mát to lớn, khiến họ mất đi chỗ dựa, chẳng còn bến đỗ bình yên để trở về, nhưng đã trưởng thành vẫn còn may mắn hơn là trẻ thơ, nếu trẻ thơ mất đi gia đình sẽ trở thành trẻ mồ côi, cơ nhỡ, không người chăm sóc, lang thang đầu đường xó chợ. Có thể nói, gia đình tan vỡ trẻ em sẽ là người chịu tổn thương và bất hạnh nhất. Đối với xã hội, khi gia đình tan vỡ giống như mất đi một tế bào có lợi, sản sinh ra thêm nhiều tế bào có hại, bởi không có gia đình con người ta khó được giáo dục nên người, khi ra ngoài xã hội chỉ gây ra những tệ nạn, thói hư tật xấu làm ảnh hưởng đến mọi người và bộ mặt xã hội.

Mỗi cá nhân chúng ta phải cảm thấy thật may mắn khi có được mái ấm gia đình bởi ngoài kia còn có biết bao nhiêu người bất hạnh không có gia đình. Nhìn vào họ, ta hãy cố gắng gìn giữ hạnh phúc gia đình, nâng cao trách nhiệm của bản thân với những người thân trong gia đình, không nên vì bất cứ lý do gì mà làm tổn hại đến chính mái nhà hạnh phúc và những người yêu thương mình.

 

Câu trả lời:

Phần I:

Câu 1:Tác phẩm “Đoàn thuyền đánh cá” do Huy Cận sáng tác vào năm 1958 khi đi thực tế tại vùng biển Quảng Ninh.

 

Câu 2:

- Các từ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên trong hai câu thơ: gió, trăng, mây, biển.

 

- Biện pháp tu từ nói quá cùng những hình ảnh giàu sức liên tưởng khiến cho con thuyền trở nên kì vĩ, mang tầm vóc vũ trụ, gió trời là người lái, trăng trời là cánh buồm. Qua đó, tác giả tô đậm tầm vóc, vị trí trung tâm của người lao động mới. Ngư dân không chỉ làm việc với lòng dũng cảm, hăng say mà còn với tâm hồn lãng mạn, hòa mình vào thiên nhiên mang tâm thế của con người lao động mới làm chủ đất nước.

Câu 3:

Câu thơ cần tìm nằm trong bài thơ “Rằm tháng giêng” (Nguyên tiêu) của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Dịch thơ: “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”.

Nguyên văn chữ Hán: “Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”.

Câu 4:

Huy Cận là một họa sĩ tài ba: ông sử dụng hình khối và ánh sáng rất điêu luyện khiến cảnh kéo lưới hiện ra như trong một bức tranh sơn mài rực rỡ. Đoạn thơ đã khắc họa hình ảnh con người lao động khỏe khoắn là trung tâm của bức tranh lao động trong thời gian gần sáng. Con người đang chạy đua cùng thời gian, kéo lưới cho “kịp” trời sáng, nhịp điệu lao động gấp gáp, khẩn trương hơn, con người say mê lao động và say mê thiên nhiên. Vẻ đẹp của ngư dân lao động tụ vào hai chữ “xoăn tay” đầy chất tạo hình, thật gân guốc, chắc khỏe, gợi những đường cơ bắp cuồn cuộn kéo lên mẻ lưới trĩu nặng cá bạc cá vàng.  Hình ảnh “chùm cá nặng” gợi vẻ đẹp khỏe khoắn, mạnh mẽ của người lao động và một mẻ lưới bội thu, đồng thời gợi sự hào phóng của thiên nhiên ban tặng cho con người.  Câu thơ “Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông” tạo một hiệu quả kép: chữ “lóe”khiến rạng đông như bừng lên từ vẩy bạc đuôi vàng, sắc cá làm ra sắc trời, mặt khác, rạng đông làm lóe sắc cá màu hồng của bình minh tưới vào vũ trụ làm ấm bức tranh, vẩy cá, đuôi cá bắt ánh sáng lóe sắc bạc sắc vàng hay là bạc vàng trong kho trời vô tận thưởng công cho nỗ lực lao động của con người.

Câu trả lời:

TRẢ LỜI:

a. Những thành tích của Joseph Schooling và Jack Nicholson đã chứng tỏ họ vượt qua thần tượng của mình:

     Tại thế vận hội Mùa hè 2016 ở nội dung 100m bơi bướm, Joseph Schooling đã vượt qua thần tượng Michael Phelps để đoạt lấy Huy chương vàng cho mình.

  Jack Nicholson đã giành được 3 giải Oscar so với thần tượng của mình là Marlon Brando chỉ mới đạt được 2 giải Oscar.

b. Trong văn bản 1, từ nhưng ở câu số 2 là từ thể hiện phép liên kết câu: Phép nối.

c. Thông điệp chung của 2 văn bản trên: khi làm bất cứ công việc gì, nếu có đủ ý chí và đam mê, một ngày nào đó ta không chỉ thành công mà còn có thể vượt qua chính thần tượng của mình hôm nay.

d. Mỗi học sinh có những nhận xét khác nhau về cách thể hiện sự hâm mộ của các bạn trẻ ngày nay đối với thần tượng của mình. Đây chỉ là một gợi ý:

   Thần tượng của bạn trẻ ngày hôm nay khá đa dạng. Có thể đó là những người nổi tiếng trong các lãnh vực thể thao, ca nhạc,... các bạn trẻ đã không nề hà công sức đi theo các thần tượng của mình trong các trận thi đấu hoặc các show diễn. Họ tặng hoa, họ ôm hôn, gào thiết để thể hiện sự hâm mộ của mình. Ít người có được tinh thần như Schooling đối với Michael Phelps hoặc Jack Nicholson đối với Marlon Brando lấy thần tượng của mình làm nguồn cảm hứng, tấm gương soi để nỗ lực phấn đấu. Đa số bạn trẻ ngày nay đã tôn thờ thần tượng một cách quá lố và thiếu tỉnh táo.

Câu trả lời:

Mở bài:

Khi bạn còn trẻ, bạn hãy thử nghiệm với tất cả những gì bạn cho rằng nó có thể giúp bạn trở nên tốt hơn. Điều đó chắc chắn là hữu ích nếu bạn kiên trì với mục tiêu đạt lấy thành công và trở nên hoàn thiện hơn trong cuộc sống này. Sống khác biệt là một trong những năng lực mà tuổi trẻ cần hành dộng ngay từ bây giờ.

Thân bài:

Tuổi trẻ là gì?

“Tuổi trẻ” là những người trong độ tuổi thanh niên, tràn đầy sức sống, nhiệt huyết, ước mơ… Họ là chủ nhân tương lai của đất nước.

Khác biệt là gì?

“Khác biệt” nghĩa là khác nhau, có những nét riêng làm cho có thể phân biệt với nhau. Với hình thức câu hỏi, đề bài đặt ra vấn đề tầm quan trọng của việc nhận thức và cách thể hiện sự khác biệt của các bạn trẻ hiện nay.

Tuổi trẻ có cần sống khác biệt?

+ Tuổi trẻ cần sống khác biệt hay không là vấn đề nan giải của nhiều bạn trẻ. Thế nhưng, không cần bàn cãi, tuổi trẻ nhất định cần sống khác biệt bởi khi còn trẻ, chúng ta có những suy nghĩ độc lập, táo bạo, thể hiện được cá tính của bản thân.

+ Cần sống khác biệt bởi mỗi cá nhân là một màu sắc khác nhau, không ai giống ai. Tránh dập khuôn, một màu một cách sáo rỗng.

+ “Tuổi trẻ cần sống khác biệt” là một suy nghĩ đúng đắn, phù hợp với giới trẻ trong xã hội hiện nay.

“Sống khác biệt” là sống như thế nào?

– “Tuổi trẻ cần sống khác biệt” nhưng không vì thế mà cho phép bản thân được sống một cách tự do, vượt ngoài những quy chuẩn về đạo đức và thuần phong mỹ tục của xã hội. Sống khác biệt là khác những gì hiện có, vượt lên nó và đạt đến sáng tạo, mạnh mẽ khẳng định bản thân theo chiều hường tốt đẹp. Khác biệt khác với lập dị. Sự khác biệt phải hướng đến hoàn thiện bản thân và hữu ích cho cộng đồng.

– “Sống khác biệt” là sống đúng với những lí tưởng, quan niệm đúng đắn, đẹp đẽ và cao cả. “Khác biệt” không đồng nghĩa với “dị biệt”, “không phép tắc”. Mọi sự “khác biệt” sẽ được tôn trọng khi nó vì sự phát triển chung của con người và có thể gây cho con người thiện cảm, lòng yêu thương và cảm hứng sáng tạo.

– Tự lập, năng động và sáng tạo sẽ là nền tảng giúp bạn dám sống khác biệt. Hãy dựa vào chính bản thân bạn, hãy tự tin khác biệt. Có làm được như thế thì sự khác biệt của bạn mới được khẳng định.

Bài học nhận thức:

– Mỗi cá nhân, ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần thể hiện được cá tính, suy nghĩ và phong cách sống của bản thân

– Sống khác biệt nhưng cũng cần có những điểm chung, hoà hợp với trường lớp, bạn bè.

– Cần biết cách làm nổi bật “cái riêng” trên nền “cái chung”. Tự tin hành động, tự tin khác biệt. Đó chính là nguồn sức mạnh giúp bạn dám nghĩ, dám hành dộng, dám khác biệt.

– Sống có lý tưởng cao đẹp, có khát vọng, ước mơ, và hoài bão lớn lao. Biết sống vì mọi người.

Kết bài:

Mọi người có xu hướng để tâm đến những điều bạn làm hơn là những gì bạn nói. Hãy để thành quả trở thành bảo chứng hoàn hảo cho “cái tôi khác biệt” của bạn. Hãy dốc hết sức mình đạt được thành tựu dù là nhỏ nhất, để mọi người tin cậy và nghĩ đến bạn đầu tiên. Tuổi trẻ có cần sống khác biệt hay không chính là do ở bạn quyết định.

Câu trả lời:

Phần I 

Mùa thu luôn là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Nhà thơ Hữu Thỉnh cũng góp vào đề tài này thi phẩm Sang thu sâu lắng

Câu 1

- Thể thơ: 5 chữ (ngũ ngôn)- Tên bài thơ khác cùng thể thơ: Ánh trăng (Nguyễn Duy), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)

Câu 2

– Giác quan:+ Khứu giác: hương ổi.+ Xúc giác: gió se+ Thị giác: sương chùng chình.- Các từ “bỗng”, “hình như” thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng (bất ngờ, ngạc nhiên…), cảm xúc bâng khuâng (phân vân, băn khoăn…) của tác giả.

Câu 3

Hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa:- Gợi hình ảnh sương cố ý chậm lại, chuyển động nhẹ nhàng …- Gợi tâm trạng lưu luyến (vương vấn, bịn rịn…), sự tinh tế và tình yêu thiên nhiên của tác giả.

Phần II 

 

Câu 1

Phép liên kết: phép nối.- Từ liên kết: “nhưng”

Câu 2:

Khi gặp hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục, có những cách ứng xử:+ Bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí.+ Gồng mình vượt qua.

Câu 3:

 

Chắc chắn có một câu hỏi luôn xuất hiện mỗi khi người ta gặp khó khăn, đó là "Phải chăng hoàn cảnh khó khăn cũng là cơ hội để mỗi người khám phá khả năng của chính mình?". Hoàn cảnh khó khăn là những bất lợi, khó khăn khi ta làm một công việc nào đó. Đó hoàn toàn là những điều mà con người không mong xảy ra. Vì sao nói hoàn cảnh khó khăn là cơ hội để khám phá khả năng của chính mình? Bởi lẽ gặp hoàn cảnh khó khăn ta mới phát hiện được năng lực giải quyết vấn đề của bản thân. Hoàn cảnh khó khăn vừa là thử thách lai là cơ hội để con người khám phá những điểm giới hạn bên trong bản thân mình. Khó khăn chp ta cơ hội để định nghĩa lại khả năng giả quyết vấn đề của bản thân. Có những thứ ta cứ nghĩ sẽ không thể làm được cho đến khi bị rơi vào 1 hoàn cảnh bắt buộc, hoàn cảnh khó khăn. Gặp hoàn cảnh khó khăn ta mới khám phá được óc sáng tạo của bản thân, sự nhanh nhạy của bản thân. Đó chính là những gì mà khó khăn mang lại cho mỗi con người. Giới hạn, sức sáng tạo của con người là điều không tưởng. Nhưng chỉ khí vào 1 tình thế nào đó con người mới phát hiện ra nó. Đồng thời, gặp khó khăn ta mới biết được sức lì, sự chịu đựng của chính mình, có thể vượt qua được những khó khăn đó hay không. Đây cũng là cơ hội để ta rèn luyện năng lực của bản thân. Người ta vẫn thường nói ở tận cùng khó khăn sẽ là nơi mở ra cơ hội mới. Cơ hội đó cũng chính là khả năng nắm bắt của mỗi cá nhân trước thời cuộc. Khó khăn sẽ là cơ hội để con người nhận ra những yếu điẻm của bản thân để khắc phục, trau dồi. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể vượt qua khó khăn, họ buông xuôi nên thất bại, sống cuộc đời dễ dàng nhưng vô nghĩa, đó là lối sống đáng phê phán. Vì vậy, đứng trước khó khăn, thử thách con người cần bình tĩnh, tự tin, xét đoán mọi vấn đề để tìm ra phương hướng giải quyết. Không nản lòng, không sợ gian khổ vượt qua mọi khó khăn.

Câu trả lời:

1. Mở bài:

- Dẫn dắt.

- Giới thiệu về tác giá Nguyễn Quang Sáng, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm “Chiếc lược ngà".

- Giới thiệu về nhân vật bé Thu, giới thiệu 2 đoạn trích.

2. Thân bài:

- Giới thiệu khái quát về hoàn cảnh của hai cha con: Anh Sáu đi kháng chiến chống Pháp từ khi đứa con duy nhất của anh chưa đây một tuổi. Từ đó hai ba con chưa hề gặp lại nhau, cho đến khi anh được nghỉ phép ba ngày, anh đã trở về thăm gia đình, nhưng đứa con gái tám tuổi không chịu nhận ba.

Đoạn 1:

- Tính cách rắn rỏi, bướng bình, ngang bướng rất trẻ con của bé Thu được thể hiện trong đoạn văn thứ nhất: "Trong bữa cơm đó.... nó cũng không về”.

+ Hất đổ cả chén cơm khi anh Sáu gắp cho nó cái trứng cá. Bị ba đánh, tưởng đâu “con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giẫy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ chạy vụt đi. Nhưng không, nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thể nào nó cầm đũa, gấp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng đậy, bước ra khỏi mâm.” => Hình ảnh một đứa trẻ gan góc, lì lợm.

 

+ "Nhảy xuống xuồng, mở lòi tói có làm cho dây lòi tói khua rộn ràng, khua thật to" => tính cách trẻ con, hình ảnh của một đứa trẻ lúc giận đỗi được khắc họa rất tinh tế với chỉ một chỉ tiết nhỏ.

+ "Nó sang nhà bà ngoại và khóc ở bên đây" => dù gan lì và bướng bỉnh nhưng bởi Thu vẫn còn là một đứa trẻ nên vẫn có những hành động mè nheo khóc nhè.

=> Bẻ Thu là một đứa bé gan góc, có cá tính mạnh mẽ, thà sang nhà ngoại khóc thật to nhưng khi đứng trước mặt ông Sáu - người mà bé đang căm ghét thì lầm lì, im lặng trông như nét hờn dỗi của người lớn. Nhưng suy cho cùng, Thu vẫn là một đứa bé nên vẫn có những hành động trẻ con để thể hiện nỗi bực dọc của mình. Bên cạnh đó, hành động quyết liệt của bé Thu cũng thể hiện tình yêu thương cha mãnh liệt, bé kiên quyết cự tuyệt ông Sáu vì ông không giống bức hình trong ảnh, trên mặt ông có vết thẹo dài. Chính yếu tố đó vừa thể hiện tình yêu thương cha vừa thể hiện cá tính mạnh mẽ của bé Thu.

=> Nguyễn Quang Sáng đã rất tinh tế, tài tình khi khắc họa được hình ảnh của bé Thu đa chiều và sâu sắc như thế chỉ trong một hành động nhỏ.

Đoạn 2:

- Tình yêu thương ba vô bờ bên được thể hiện ở đoạn văn thứ hai "Trong lúc đó... nắm lấy trái tìm tôi"

+ Bé Thu bướng bỉnh bao nhiêu, lì lợm gan góc bao nhiêu thì lại bởi bé thương ba của mình bấy nhiêu: "Con bé hét lên, hai tay nó siết lấy chặt cô....và đôi vai nhỏ bé của nó run run”

=> Những cái ôm như cố gắng để chặt nhất có thể, như để bù đắp cho những tháng ngày xa lánh ba của mình, những cái ôm cuối cùng như để lấp đi tất thảy những khoảng trống của tình ba – con trong những ngày tháng vừa qua.

=> Đoạn văn là những gì xúc động nhất, sâu lắng nhất về tình cảm mà bé Thu dành cho ba của mình.

- Hai đoạn văn đã cho thấy được sự thay đổi trong tâm lý của nhân vật bé Thu đối với người cha của mình. Nếu như đoạn trên, bé Thu xa lánh, xù lông với ba mình bao nhiêu thì đoạn 2 lại thấy được sự gần gũi không còn khỏang trống của tình cảm mà Thu dành cho người ba của mình. Đoạn l bé Thu lì lợm bướng bỉnh bao nhiêu thi đoạn 2, bé Thu lại trở nên nhẹ nhàng, tỉnh cảm bấy nhiêu

- Hai đoạn trích cũng cho thấy được sự tài tình trong miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật, đặc biệt là tâm lý của trẻ con của nhà văn: tinh tế, sâu sắc.

3. Kết bài: Khái quát suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về nhân vật bé Thu và truyện ngắn Chiếc lược ngà.