Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 5
Số lượng câu trả lời 0
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


DL
DL

Câu 1: Để sự vật hiện tượng có thể tồn tại được thì cần phải có điều kiện nào dưới đây?

A. Luôn luôn vận động.                                

B. Luôn luôn thay đổi.

C. Sự thay thế nhau.                                      

D. Sự bao hàm nhau.

Câu 2: Thực tiễn là động lực của nhận thức vì thực tiễn

A. luôn đặt ra những yêu cầu mới.

B. luôn cải tạo hiện thực khách quan.

C. thường hoàn thiện những nhận thức chưa đầy đủ.

D. thường kiểm nghiệm tính đúng đắn hay sai lầm.

Câu 3: Trong các câu sau đây, câu nào không thể hiện mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất?

A. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.                        

B. Tích tiểu thành đại.

C. Nước đổ đầu vịt.                                       

D. Góp gió thành bão.

Câu 4: Hai mặt đối lập tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau, trong triết học gọi là

A. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.

B. sự tồn tại giữa các mặt đối lập.

C. sự ganh đua giữa các mặt đối lập.

D. sự tranh giành giữa các mặt đối lập.

Câu 5: Ví dụ nào dưới đây là biểu hiện của phủ định siêu hình?

A. Xóa bỏ hoàn toàn nền văn hóa phong kiến.

B. Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc.

C. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

D. Xây dựng nên văn hóa tiên tiến.

DL

Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của triệt học là những quy luật

A. chung nhất, phổ biến nhất.                      

B. rộng nhất, bao quát nhất.

C. chuyên sâu nhất, bao quát nhất.             

D. phổ biến nhất, bao quát nhất.

Câu 2: Vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Giới tự nhiên tồn tại khách quan, không ai sáng tạo ra là quan điểm của

A. Thuyết bất khả tri.                                      

B. Thuyết nhị nguyên luận.

C. Thế giới quan duy vật.                               

D. Thế giới quan duy tâm.

Câu 3: Chủ thể nào dưới đây sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội

A. Các nhà khoa học.                                                

B. Con người.

C. Người lao động.                                         

D. Thần linh.

Câu 4: Theo quan điểm Triết học, mâu thuẫn là

A. một mối quan hệ                                         

B. một phạm trù.

C. một chỉnh thể.                                             

D. một phương pháp.

Câu 5: Theo quan điểm của Triết học duy vật biện chứng, thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất là

A. chuyển động.          B. phát triển.             C. vận động.              D. tăng trưởng.

DL

Câu 1: Yếu tố nào dưới đây là giá trị vật chất mà con người sáng tạo nên?

A. Vịnh Hạ Long.                                           

B. Truyện Kiều của Nguyễn Du.

C. Phương tiện đi lại.                          

D. Nhã nhạc cung đình Huế.

Câu 2: Cách hiểu nào dưới đây không đúng về sự thống nhất giữa các mặt đối lập?

A. Làm tiền đề tồn tại cho nhau.                 

B. Cùng tồn tại trong một chỉnh thể.

C. Không có mặt này thì không có mặt kia.           

D. Hợp lại thành một khối thống nhất.

Câu 3: Câu tục ngữ nào dưới đây không hàm chứa yếu tố biện chứng?

A. Tre già măng mọc.                                    

B. Qua cầu rút ván.

C. Rút dây động đến rừng.                            

D. Nước chảy đá mòn.

Câu 4: Khẳng định nào dưới đây không đúng về phủ định biện chứng?

A. Phủ định biện chứng kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng cũ.

B. Phủ định biện chứng diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng.

C. Phủ định biện chứng đảm bảo cho các sự vật, hiện tượng phát triển liên tục.

D. Phủ định biện chứng không tạo ra và không liên quan đến sự vật mới.

Câu 5: Khẳng định nào dưới đây là mâu thuẫn theo quan điểm Triết học?

A. N và L hiểu lầm nhau dẫn đến to tiếng.

B. Mĩ thực hiện chính sách cấm vận I-ran.

C. Gia đình A và B tranh chấp đất đai.

D. Sự hít vào và thở ra của cơ thể A.