Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 26
Số lượng câu trả lời 0
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


H24

 

Những nhà văn có phong cách đều tạo ra cho mình một thế giới nhân vật riêng. Thế giới nhân vật của Nguyễn Tuân nói chung, gồm hai loại người đối lập với nhau: loại người tài hoa nghệ sĩ, có nhân cách, có “thiên lương”, tự đặt mình lên trên; hạng người thứ hai gồm những kẻ tiểu nhân phàm tục bằng thái độ ngạo đời, khinh bạc. [...]

           Chữ người tử tù dựng lên một thế giới tăm tối, tù ngục, trong đó, kẻ tiểu nhân, bọn độc ác, bất lương làm chủ. Trên cái tăm tối ấy, hiện lên ba đốm sáng lẻ loi, cô đơn: Huấn Cao, người quản ngục và viên thơ lại – những con người có tài và biết trọng tài, có nghĩa khí và biết trọng nghĩa khí. Họ tình cờ gặp nhau trong một tình thế oái oăm, từ chỗ ngờ vực nhau, đối địch nhau, dần dần đi đến hiểu nhau và trở thành tri kỉ.

   Ba đốm sáng cô đơn ấy cuối cùng tụ lại, tạo thành ngọn lửa ngùn ngụt rực sáng giữa chốn ngục tù – “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Cái đẹp, cái tài, sự trong sạch của tâm hồn đã tập hợp họ lại giữa cái nơi xưa nay chỉ có gian ác, thô bỉ và hôi hám:

“ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi trên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ”. Đấy là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái tài, cái đẹp đối với cái nhem nhuốc, tục tằn, của thiên lương đối với cái ác.

           Lâu nay, nói về những nhân cách cao thượng, người ta thường nhấn mạnh đến tinh thần gang thép, đến cái “vô úy”, cái không biết sợ trước những lực lượng thù địch. Thiên hướng ấy thực ra cũng dễ hiểu đối với một dân tộc luôn luôn phải đương đầu với bọn xâm lược, với bạo lực hung hãn nhất.

Nhân vật Huấn Cao, quản ngục và viên thơ lại đều có cái “vô úy” ấy. Ở Huấn Cao, con người “chọc trời khuấy nước” đến “chết chém ông còn chẳng sợ”, ta không cần nói cũng rõ. Nhưng người quản ngục và viên thơ lại cũng gan góc, ngang tàng lắm chứ! Đó là những con người dám thách thức với những đòn trừng phạt ghê gớm có thể giáng xuống đầu, nếu “âm mưu” của họ - bí mật biệt đãi “tên phiến loạn nguy hiểm” – bị cáo giác.

Nhưng thử nghĩ mà xem, con người không biết sợ cái gì trên đời này cả, liệu có phải là con người không? Cái gì cũng “vô úy”, cũng tỏ thái độ sắt thép, nghĩa là không biết mềm lòng trước bất cứ một cái gì, đấy là loài quỷ sứ chứ đâu phải là người! Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân dạy cho ta hiểu rằng: muốn nên người, phải biết kính sợ ba điều này: cái tài, cái đẹp, cái thiên tính tốt đẹp của con người (thiên lương). [...]

           Phân tích Chữ người tử tù, không những cần đề cao thái độ không biết sợ của Huấn Cao, người quản ngục và viên thơ lại, mà còn phải ca ngợi cái “biết sợ” của những nhân vật này nữa.

Khi ông Huấn còn coi quản ngục chỉ là viên quản ngục, ông đã có thái độ cố tình khinh bạc đến mức tàn nhẫn: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”. Nhưng khi hiểu rằng, quản ngục chỉ là cái áo khoác, đấy thực chất là một tấm lòng biết quý cái tài, cái đẹp, biết trọng cái tốt lành, trong sạch, thì ông Huấn đâu có cứng rắn, lạnh lùng nữa: “...Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.

Còn viên quản ngục? Cái cử chỉ đẹp nhất, cảm động nhất của nhân vật này lại chính là cái cử chỉ khúm núm trước người tử tù ở cái đêm Huấn Cao cho chữ trong nhà ngục. Sau khi cúi đầu nghe mấy lời khuyên răn của người tù: “Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.[...]

(Trích Lại đọc “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân, Nguyễn Đăng Mạnh, Tuyển tập phê bình văn học, NXB Đà Nẵng, 2008)

 

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Tìm một câu văn sử dụng lời dẫn trực tiếp trong văn bản trên.

Câu 2. Xác định luận đề (vấn đề bàn luận) của văn bản trên.

Câu 3. Chỉ ra các luận điểm và phân tích mối quan hệ giữa các luận điểm trong việc làm nổi bật luận đề của văn bản trên.

Câu 4. Theo em, giá trị tư tưởng của truyện ngắn Chữ người tử tù mà Nguyễn Tuân gửi gắm có ý nghĩa như thế nào với đời sống hiện nay?

H24

Đọc văn bản:

Triều Lê đương hội thái hoà

Có Trần công tử tên là Tú Uyên

Phúc lành nhờ ấm xuân huyên(1)

So trong tài mạo kiêm tuyền kém ai

Thông minh sẵn có tư trời

Còn khi đồng ấu mải vui cửa Trình(2)

Trải xem phong cảnh hữu tình

Lâm toàn(3) pha lẫn thị thành mà ưa

Liền khu trùm một lầu thơ

Lau già chắn vách, trúc thưa rủ rèm

Thừa hư(4) đàn suối ca chim

Nửa song đèn sách, bốn thềm gió trăng

Cửa chung huy hoác(5) đâu bằng

Chứa kho vàng cúc, chất từng tiền sen(6)

Khắp so trong cõi ba nghìn

Yên hà riêng nửa, lâm tuyền chia đôi

Thú vui bốn bạn thêm vui(7)

Khắp trong bể thánh, đủ ngoài rừng tao(8)


Lôi thôi cơm giỏ nước bầu
Những loài yến tước biết đâu chí hồng(9)
Thề xưa đã nặng với lòng
Dẫu sau trắng nợ tang bồng mới thôi
Ao nghiên giá bút thảnh thơi
Tây hồ tiên tích mấy nơi phẩm bình
Thi hào dậy tiếng Phượng thành(10)
Vào phen Lý, Đỗ, nức danh Tô, Tào(11)
Ngửa nghiêng lưng túi phong tao
Nước, non, mây, gió, chất vào còn vơi
Châu ken chữ, gấm thêu lời
Vàng gieo tiếng đất, hạc khơi bóng thuyền
Đã người trong sách là duyên
Mấy thu hạt ngọc Lam điền chưa giâm
Lửng lơ chiếc lá doành nhâm
Cắm thuyền đợi khách, ôm cầm chờ trăng.

(Trích Bích Câu kì ngộ*, Vũ Quốc Trân)

Chú thích:

* Bích Câu kỳ ngộ (Cuộc gặp gỡ lạ lùng ở Bích Câu) là truyện Nôm của Việt Nam, kể về sự tích một người học trò tên là Trần Tú Uyên gặp nàng Giáng Kiều ở đất Bích Câu. Bích Câu kỳ ngộ nguyên là một tiểu thuyết bằng chữ Hán, xuất hiện trong tập Truyền kỳ tân phả của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm. Truyện thơ Bích Câu kỳ ngộ tuy chỉ là bản dịch ra chữ Nôm, song do thành công về nghệ thuật nên được phổ biến rộng rãi hơn so với nguyên bản

(1)    Xuân huyên: Xuân (cũng đọc là thung): một loài cây, quen dùng ví với cha; huyên: một loài cỏ quen dùng ví với mẹ.

(2)    Cửa Trình: Bởi chữ Trình môn (cửa họ Trình). Trình Di hiệu là Y Xuyên, một bậc danh nho đời Tống, học trò là Du Thù và Dương Thi mới đến học, thấy Trình lim dim mắt ngồi im, hai người cứ đứng chờ không dám động. Khi Trình biết đến, thì ngoài cửa tuyết dày 3 thước. Nhân tích ấy người ta dùng chữ Trình môn lập tuyết để ví người học trò theo thầy chăm học. Ta có câu “cửa Khổng sân Trình” cũng do tích này.

(3)    Lâm toàn: (Hay tuyền) rừng, suối, nói cảnh đường rừng.

(4)    Thừa hư: Nhân lúc rỗi.

(5)    Huy hoác: Phung phí.

(6)    Chứa kho vàng cúc, chất từng tiền sen: Hoa cúc có hàng kho như kho vàng, hoa sen có từng đống như đống tiền. Ý nói có nhiều hoa đẹp.

(7)     Bốn bạn thêm vui: Có bản chép: "buôn bán thêm vui" hay "bè bạn thêm vui". Có lẽ câu này đúng hơn vì bởi chữ "văn phòng tứ hữu" chăng.

(8)     Rừng tao: Chỗ tụ tập các tao nhân mặc khách (khách làng văn).

(9)     Yến tước biết đâu chí hồng: Do câu "yến tước an tri hồng hộc chí": loài chim di chim sẻ biết sao được chí khí của chim hồng, chim hộc.

(10)                   Phượng thành: Thầy địa lý nổi tiếng Cao Biền đời Đường xem đất Hồ Tây cho là kiểu đất "phượng hoàng uống nước"; bởi thế người ta còn gọi Hà Nội là Phượng thành.

(11)                   Lý, Đỗ, Tô, Tào: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Tô Đông Pha, Tào Thực.

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích trên.

Câu 2. Chỉ ra những hình ảnh miêu tả cảnh vật ở Bích Câu trong đoạn trích.

Câu 3. Phân tích tác dụng của biện pháp so sánh trong hai dòng thơ sau:

Thi hào dậy tiếng Phượng thành
Vào phen Lý, Đỗ, nức danh Tô, Tào

Câu 4. Qua đoạn trích, tác giả thể hiện tình cảm, thái độ gì đối với nhân vật Tú Uyên?