HOC24
Lớp học
Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
- Phần lễ : rước kiệu, đọc văn tế, dâng hương.-Phần hội : ước kiệu, đọc văn tế, dâng hương.
THAM KHẢO- Lựa chọn: thực hiện nhiệm vụ 2 truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh Vua Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái cực kỳ xinh đẹp tên là Mị Nương, nhà vua muốn kén cho nàng một chàng rể thật xứng đáng. Trong vùng có hai chàng trai đến cầu hôn Mị Nương, một người tên là Sơn Tinh - chúa vùng núi cao, một người là Thủy Tinh - chúa miền biển cả. Cả hai đều tài giỏi ngang nhau nên nhà vua không biết lựa chọn ai bèn hạ lệnh rằng nếu hôm sau ai đem lễ vật đến trước sẽ được rước Mị Nương về. Lễ vật bao gồm: "một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh trưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi". Hôm sau, Sơn Tinh đem lễ vật đến trước trước, rước được Mị Nương về. Thủy Tinh đến sau, nổi giận đùng đùng đem quân đuổi đánh để cướp Mị Nương. Thủy Tinh hô mưa gọi gió, dâng nước lên cao, Sơn Tinh không hề nao núng mà bốc từng quả núi chặn lũ. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng, sức của Thủy Tinh đã đuối nên đành chịu thua. Nhưng vì thù hận không thể quên, hằng năm Thủy Tinh vẫn dâng nước lũ đánh Sơn Tinh và lần nào cũng thua trận.
- Các công trình kiến trúc chính của khu di tích Đền Hùng là: Đền Tổ mẫu Âu Cơ; đền Thượng; Lăng vua Hùng; Đền Trung; Giếng cổ; Đền Giếng; đền Hạ và chùa Thiên Quang.
Chợ phiên là không gian sinh hoạt đầy tính cộng đồng, nơi lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa độc đáo của người dân bản địa. Đây cũng là điểm đến hấp dẫn cho những người yêu văn hóa vùng cao Tây Bắc. Hãy cùng chúng tôi đến một phiên chợ đầy màu sắc văn hóa ở vùng cao Vân Hồ, Sơn La. Những thanh âm trong trẻo và trầm bổng của tiếng khèn vang vọng giữa núi rừng, đã tạo nên không gian văn hóa riêng có của một phiên chợ vùng cao. Cả phiên chợ rộn vang tiếng nhạc, tiếng hát, điệu múa xòe hoa của những chàng trai, cô gái. Buổi tối là thời điểm tuyệt vời nhất để bạn tham gia vào một phiên chợ đặc biệt ở Vân Hồ. Ghé thăm phiên chợ, du khách được hòa mình vào những điệu múa truyền thống, đặc sắc của đồng bào các dân tộc, trải nghiệm các sản phẩm thủ công truyền thống và thưởng thức hương vị đặc biệt của thắng cố. Không gian chợ là sự kết hợp giữa các hoạt động xuống chợ, vui chơi gắn với các hoạt động dân ca, trò chơi dân gian.
+ Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có địa hình dốc, gây khó khăn cho việc canh tác, nhất là trồng lúa nước. Người dân nơi đây đã khắc phục bằng cách làm ruộng bậc thang.+ Nhờ đặc điểm sông dốc, nhiều nước,… vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có điều kiện thuận lợi để xây dựng các công trình thủy điện.+ Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi có nhiều loại khoáng sản nhất Việt Nam, nên hoạt động khai thác khoáng sản ở khu vực này rất phát triển.
- Đặc điểm phân bố dân cư: + Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi dân cư thưa thớt. + Phân bố dân cư có sự khác nhau giữa miền núi và trung du: ở những vùng cao, dân cư thưa hơn vùng thấp và các đô thị.- Nguyên nhân: + Ở những vùng núi cao: địa hình bị cắt xẻ mạnh, khí hậu khắc nghiệt, không thuận lợi cho hoạt động sản xuất và cư trú, nên dân cư thưa thớt. + Ở khu vực trung du và đô thị: địa hình, khí hậu thuận lợi hơn cho hoạt động sản xuất và cư trú nên dân cư tập trung đông đúc.
- Chợ phiên vùng cao:+ Chợ phiên vùng cao thường họp vào những ngày nhất định. Vào ngày này, chợ thường rất đông vui.+ Chợ phiên không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hoá mà còn là nơi gặp gỡ, vui chơi, giao lưu văn hoá của người dân.+ Ngoài ra, chợ phiên cũng là nơi lưu giữ những nét văn hoá đặc sắc về ẩm thực, trang phục,...- Lễ hội Lồng Tồng:+ Còn được gọi là lễ hội xuống đồng của các dân tộc Tày, Nùng,... + Lễ hội này được tổ chức vào đầu mùa xuân, để cầu trời cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đời sống ấm no.+ Hoạt động chính của lễ hội là: nghi lễ xuống đồng, với sự tham gia thực hiện nghi thức cày đường cày đầu tiên, thi cấy,....+ Trong lễ hội có các trò chơi dân gian như: kéo co, đẩy gậy, tung còn, bịt mắt đập trống,... - Nghệ thuật múa xòe Thái+ Xòe Thái là loại hình múa truyền thống, đặc sắc, có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thái.+ Xòe Thái có rất nhiều điệu, trong đó xòe vòng là phổ biến nhất. Xoè vòng có tính giao lưu cộng đồng cao nên không hạn chế số người tham gia. Các vòng xoè thường được xác định “tâm xoè" bởi một hũ rượu cần hoặc một đống lửa,....+ Năm 2021, Tổ chức UNESCO đã ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái là Di sản Văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.
Cách khai thác nước để sản xuất điện là: nhà nước đã cùng nhân dân đắp đập, ngăn sông tạo thành hồ lớn và dùng sức nước chảy từ trên cao xuống để chạy tua-bin sản xuất điện.
Điểm khác biệt:- Khai thác khoáng sản lộ thiên: chỉ cần bóc đi lớp đất, đá bên trên là lấy được khoáng sản.- Khai thác khoáng sản trong hầm mỏ: + Phải đào các hầm sâu xuống lòng đất mới có thể lấy được khoáng sản. + Công việc khai thác khoáng sản trong hầm lò rất vất vả và nguy hiểm.