Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 6
Số lượng câu trả lời 0
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


NN

Câu 5: Vận dụng kiến thức để giải thích một số biện pháp bảo vệ đồ vật bằng kim loại không bị ăn mòn. [5] 5.1. các biện pháp bảo vệ đồ vật bằng kim loại và lấy hai ví dụ cụ thể. Các biện pháp bảo vệ đồ vật bằng kim loại: - Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường: phủ lên bề mặt của vật 1 lớp sơn, mạ bằng kim loại khác. - Để đồ vật ở nơi khô thoáng, lau chùi sạch sẽ. - Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn. - Sử dụng phương pháp điện hóa: Dùng một kim loại khác làm vật hi sinh để bảo vệ kim loại. Vd: Ở các song cửa, chi tiết máy mọi người phủ lên nó 1 lớp sơn để ngăn không cho nó tiếp xúc với môi trường. Một số bức tượng được mạ vàng tăng tính thẩm mĩ và cũng để bảo vệ bức tượng. 5.2. Tại sao cuốc, xẻng, đinh sắt, bản lề ở các cửa hàng bán kim khí - điện máy thường được bôi một lớp dầu mỡ? Vì sao sắt thép dùng trong xây dựng không bôi dầu mỡ? Cuốc, xẻng, đinh sắt, bản lề ở các cửa hàng bán kim khí - điện máy thường được bôi một lớp dầu mỡ bởi vì nó ngăn cho kim loại tiếp xúc trực tiếp với môi trường vì thế ngăn diễn ra hoạt động ăn mòn hóa học. Sắt thép xây dựng không được bôi dầu mỡ vì để xi măng có thể bám dính được. 5.3. Nêu 2 ví dụ cụ thể mà bản thân em đã làm để bảo vệ đồ dùng bằng kim loại trong gia đình em. Bôi dầu mỡ lên đinh, chi tiết máy Để đồ vật nơi khô ráo, thường xuyên vệ lau chùi đồ vật bằng kim loại. 5.4. Tháp Eiffel là một công trình kiến trúc bằng thép độc đáo, là biểu tượng của thủ đô Paris, nước Pháp. Em hãy tìm hiểu về các biện pháp bảo vệ công trình này không bị ăn mòn. Biện pháp bảo vệ công trình tháp Eiffel không bị ăn mòn: 50 đến 60 tấn sơn đã được sử dụng mỗi năm để bảo vệ tháp không bị gỉ. 5.5. Tìm hiểu qua tài liệu, internet,... và cho biết vỏ tàu biển bằng thép đã được bảo vệ như thế nào? Áp dụng phương pháp điện hóa. Người ta dùng kẽm để bảo vệ tàu biển bằng thép khỏi bị ăn mòn. Lúc này nước biển đóng vai trò dung dịch chất điện li kẽm là cực âm và vỏ tàu là cực âm. Kẽm bị ăn mòn, sau một thời gian người ta sẽ thay những lá kẽm này vì vậy vỏ tàu biển luôn được bảo vệ.

NN

Câu 4: Viết được các phương trình hóa học hỗn hợp kim loại, oxit bazơ tác dụng với dung dịch axit. [4]; Tính % về khối lượng của hỗn hợp kim loại, oxit bazơ tác dụng với dung dịch axit. Tính nồng độ mol của dung dịch sau phản ứng. [4] Hướng dẫn Bước 1: Tóm tắt dữ kiện của bài toán Bước 2: Đổi số liệu về số mol và viết PTPƯ Bước 3. Gọi x, y là số mol lần lượt của chất phản ứng thứ nhất và thứ hai (x, y >0). Từ hai ẩn số x, y kết hợp với dữ kiện bài toán lập hệ phương trình bậc nhất hai ẩn. Giải hệ phương trình tìm được ẩn x, y. Bước 4. Tính toán theo yêu cầu của bài toán 4.1. Hòa tan hoàn toàn 11,9 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại Al và Zn vào 500 ml dung dịch axit sunfuric, thu được 8,96 lít khí ở đktc. a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. b) Tính phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp X. c) Tính nồng độ mol dung dịch axit sunfuric vừa đủ hòa tan hết lượng hỗn hợp kim loại trên. 4.2. Hòa tan hoàn toàn 8 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại Fe và Mg bằng dung dịch H2SO4 20% (vừa đủ). Sau phản ứng thu được dung dịch X và giải phóng 4,48 lít khí (đktc). a. Tính thành phần phần trăm khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. b. Tính khối lượng dung dịch H2SO4 đã dùng. 4.3. Cho 9,6 (g) hỗn hợp gồm Mg và MgO tác dụng với 150 (g) dung dịch axit Clohidric HCl sau phản ứng thu được 3,36 (l) khí Hidro (đktc). 1) Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 2) Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu. 3) Tính nồng độ phần trăm dung dịch axit Clohidric đã dùng. 

NN

Câu 3: NHẬN BIẾT CÁC CHẤT – TINH CHẾ. - Nhận biết các chất rắn bằng cách thử tính tan trong nước, hoặc quan sát màu sắc. - Nhận biết các dd thường theo thứ tự sau: + Các dd muối đồng thường có màu xanh lam. + Dùng quỳ tím nhận biết dd axit (quỳ tím hóa đỏ) hoặc dd bazơ (quỳ tím hóa xanh). + Các dd Ca(OH)2, Ba(OH)2 nhận biết bằng cách dẫn khí CO2, SO2 qua → tạo kết tủa trắng. + Các muối =CO3, =SO3 nhận biết bằng các dd HCl, H2SO4 loãng→ có khí thoát ra (CO2, SO2) + Các muối =SO4 nhận biết bằng các dd BaCl2, Ba(NO3)2, Ba(OH)2 (hoặc ngược lại) → tạo kết tủa trắng. + Các muối –Cl nhận biết bằng muối Ag, như AgNO3, Ag2SO4 (hoặc ngược lại) → tạo kết tủa trắng. + Các muối của kim loại đồng nhận biết bằng dd kiềm như NaOH, Ca(OH)2, …→ tạo kết tủa xanh lơ. a) Phân biệt một số dung dịch (axit, bazơ, muối) cụ thể bằng phương pháp hóa học. [3a] 1. Chỉ dùng thêm quỳ tím, hãy nhận biết các dung dịch sau: 1.1. H2SO4, NaOH, HCl, BaCl2. 1.2. NaCl, Ba(OH)2, NaOH, H2SO4. 2. Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các dung dịch: 2.1. CuSO4, AgNO3, NaCl. 2.2. NaOH, HCl, NaNO3, NaCl. 2.3. KOH, K2SO4, K2CO3, KNO3. 3. Chỉ dùng dd H2SO4 loãng, nhận biết các chất sau: 3.1. Các chất rắn: Cu(OH)2, Ba(OH)2, Na2CO3 3.2. Các dd: BaSO4, BaCO3, NaCl, Na2CO3. b) Nêu hiện tượng và viết PTHH khi nhúng đinh sắt cạo sạch gỉ vào dung dịch muối CuSO4. [3b]; Nêu hiện tượng và viết PTHH khi rắc bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn. [3b] - Cho thí nghiệm nhúng đinh sắt đã cạo sạch gỉ vào dung dịch CuSO4. Hiện tượng và phương trình hóa học của thí nghiệm là: một phần đinh sắt bị hòa tan, màu xanh của dung dịch nhạt dần, có lớp kim loại đỏ bám vào đinh sắt; PTHH: Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4. - Rắc bột nhôm mịn lên ngọn lửa đèn cồn trong không khí: Khi đốt, bột nhôm cháy sáng trong không khí với ngọn lửa sáng chói, tỏa nhiều nhiệt, tạo ra Al2O3 (chất rắn, màu trắng). PTHH: 4Al + 3O2 𝑡 0 → 2Al2O3