Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Nghệ An , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 58
Số lượng câu trả lời 21
Điểm GP 1
Điểm SP 5

Người theo dõi (2)

HD

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

1

Nguyên nhân riêng (chủ quan) 

-Lợi dụng được vốn đầu tư từ nước ngoài để phát triển tập trung các ngành then chốt: cơ khí, luyện kim, hóa chất,..

-Biết tận dụng những thành tựu khoa học-kĩ thuật để tăng sức lao động, cải tiến kĩ thuật,hạ giá thành sản phẩm

-Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của người Nhật - sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến  bộ của thế giới nhưng vẫn giữ nguyên bản sắc dân tộc

Nguyên nhân quan trọng nhất: Yếu tố con người (vì con người Nhật Bản được đào tạo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, tiết kiệm, coi trọng sự phát triển của khoa học kĩ thuật và củng cố nền giáo dục quốc dân)

- Sự quản lý có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti

- Thu hút vốn nước ngoài, len lách vào thị trường các nước.

- Vai trò điều tiết và đề ra các chiến lược phát triển kinh tế của chính phủ..

- Chi phí thấp trong quân sự

- Nhờ các cải các dân chủ sau chiến tranh 2(mang lại luồng không khí mới cho các tầng lớp nhân dân Nhật Bản

Nguyên nhân chung (chủ quan)

- Sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Nhật Bản gắn liền với điều kiện quốc tế thuận lợi: sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới, thừa hưởng những tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại

-Bóc lột nhân dân trong nước, các nước nhỏ yếu và cạnh tranh với các nước lớn.

Các thành tựu chính:

+ tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân hàng năm trong nhưng năm 50 là 15%,nhưng năm 60 là 13,5%

+ tổng sản phẩm quốc dân năm 1950 chỉ đạt 20 tỉ USD, năm 1968 là 183 tỷ USD, đứng thứ 2 trên thế giới, sau Mĩ (830 tỷ USD)

+ thu nhập bình quân đầu người đạt 23796 USD(1990) đứng thứ 2 sau Thụy Sỹ.

+ Nông nghiệp: Nhật Bản đã tự túc được 80% nhu cầu lương thực của người dân, nghề cá đứng thứ 2 thế giới sau Pê ru.

\(\Rightarrow\) Đến nhưng năm 70 của thế kỉ XX, cùng với Mĩ và Tây Âu, Nhật Bản trở thành 1 trong 3 trưng tâm kinh tế - tài chính thế giới

Bài học đối với Việt Nam

- Biết tận dụng hiệu quả các thế mạnh trong nước như: tài nguyên, nhân lực lao động.

- Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất

- Tăng cường đối mới chính sách, cơ chế quản chí nhà nước

- Hội nhập với nền kinh tế thế giới, nắm bắt thời cơ để thúc đẩy kinh tế phát triển, kịp thời phản ứng phó với các thách thức trong hoàn cảnh toàn cầu hóa

- phát huy nhân tố con người là yếu tố quyết định cho sự phát triển.Con người được coi là công nghệ cao nhất để tiến đến nền kinh tế trí thức

- Nâng cao tinh thần cần cù, tiết kiệm, chống lãng phí

-Không ngừng đề cao và đổi mới nền giáo dục, tiến tới bắt kịp nền giáo dục hiện đại của thế giới

 

 

Câu trả lời:

Hoàn cảnh xảy ra chiến tranh lạnh

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, do tác động của "chiến dịch toàn cầu" của Mĩ đã làm mối quan hệ  hai cường quốc Mĩ và Liên Xô nhanh chóng chuyển từ liên minh chống phát xít sang tình trạng ngày càng mâu thuẫn, đối đầu nhau gay gắt.

- Tháng 3-1947, Tổng thống Mĩ Truman chính thức phát động "Chiến tranh lạnh".

- Cuộc đối đầu căng thẳng giữa phe xã hội chủ nghĩa và phe tư bản chủ nghĩa.Thế giới lâm vào tình trạng hoang mang có thể xảy ra chiến tranh thế giới thứ 3

Diễn biến

- Mĩ và các nước đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quân sự, thành lập các khối quân sự như khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) cùng các căn cứ quân sự bao quanh Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, tiến hành nhiều cuộc chiến tranh đàn áp cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc.

- Trước tình hình bị đe dọa đó, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa buộc phải tăng ngân sách quốc phòng, củng cố khả năng phòng thủ của mình.

- Những cuộc chiến tranh xâm lược liên tiếp sảy ra: Chiến tranh Việt Nam (1945 - 1975), chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953), chiến tranh Afghanistan (1979 - 1989),...

Sau 4 thập kỷ chạy đua vũ trang tốn kém, tháng 12/1989 Tổng thống Mĩ Bu-sơ và Tổng Bí thư ĐCS Liên Xô Gooc-ba-chốp đã cùng nhau tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh

 


 

Câu trả lời:

Giống nhau

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 80 :  Trong bối cảnh chiến tranh lạnh, đối đầu  giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa…
+ Từ sau những năm 80 đến năm 1991 : tạo điều kiện cho xu thế đối thoại, hòa hoãn dẫn tới chấm dứt chiến tranh lạnh…
+ Chính sách đối ngoại của  đều có sự điều chỉnh qua các thời kì cho phù hợp với tình hình trong nước và thế giới. Tây Âu và Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mĩ.

Khác nhau

Đối ngoại  và đối nội của Mĩ:

Chính sách đối nội:

- Sau chiến tranh, Nhà nước Mĩ ban hành một loạt đạo luật phản động nhằm chống lại Đảng Cộng Sản Mĩ, phong trào công nhân và phong trào dân chủ

- Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhiều phong trào đấu tranh của nhân dân lên mạnh đặc biệt là phong trào chống phân biệt chủng tộc và phản đối chiến tranh Việt Nam trong thập kỷ 60 và 70

Chính sách đối ngoại

- Sau chiến tranh TGT2, giới cầm quyền Mĩ đề ra " chiến lược toàn cầu" nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đây lùi phong trào dân tộc thiết lập thống trị trên toàn thế giới

- Tiến hành "viện trợ" để lôi kéo,khống chế các nước nhận viện trợ, lập khối quân sự gây nhiều chiến tranh xâm lược

Đối nội  và đối ngoại của Nhật Bản

 Chính sách đối nội

+ Sau chiến tranh, nhờ những cải cách dân chủ, Nhật Bản đã chuyển từ xã hội chuyên chế sang xã hội dân chủ. Hiện nay, chỉnh phủ Nhật Bản là liên minh cầm quyền nhiều chính đảng

Chính sách đội ngoại

+Sau chiến tranh, Nhật bản thi hành 1 chính sách lệ thuộc vào Mĩ, tiêu biểu là kí hiệp ước an ninh MĨ - Nhật Bản. Từ nhiều thập kỷ quả, Nhật Bản thi hành chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính trị và phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại

+ Nay đang nỗ lực vươn lên trở thành cường quốc chính trị tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế.

Chúc bạn học tốt