Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 98
Số lượng câu trả lời 76
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (1)

PA

Đang theo dõi (0)


Câu 2:

“Dân ca quan họ là loại hình văn hóa dân gian được hình thành từ lâu đời. Từ 49 làng Quan họ cổ, đến nay đã có 369 làng Quan họ thực hành, 381 câu lạc bộ Dân ca Quan họ với trên 10 000 người ở các độ tuổi tham gia (trong đó có hơn 600 người có khả năng truyền dạy cho lớp trẻ). Dân ca Quan họ là biểu tượng văn hóa trong quá trình hội nhập văn hóa quốc tế, đã lan ra khắp vùng Kinh Bắc và nhiều địa phương trên cả nước, phát triển mạnh trong cộng đồng kiểu bào ở Đức, Pháp, Séc, Nga,... Dân ca Quan họ đã được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2009). Sử học đã góp phần quan trọng vào bảo tồn và phát huy giá trị của Dân ca quan họ".
(Sách giáo khoa Lịch sử 10, bộ cánh diều, tr. 13)
a. Dân ca quan họ là một loại hình di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam đã được UNESCO  ghi danh.
b. Giá trị của dân ca Quan họ đã được xác định đúng và được phát huy nhờ những nghiên cứu của Sử học.

c. Việc phát triển các làng quan họ, các câu lạc bộ Dân ca Quan họ là một thành công của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

d. Việc quảng bá hình ảnh, giá trị của Dân ca Quan họ trong cả nước và ra nước ngoài là nhiệm vụ duy nhất của những nhà nghiên cứu Sử học.

Câu 51:Du lịch có vai trò gì đối với bảo tồn di tích lịch sử văn hóa?
A.Mang lại nguồn lực đặc biệt to lớn cho việc bảo tồn di tích lịch sử văn hóa.
B.Cung cấp chiến lược của ngành để Sử học đưa ra kế hoạch phát triển bền vững
C.Quảng bá lịch sử, văn hóa cộng đồng
D.Kết nối và nâng cao vị thế của ngành Khảo cổ học.
Câu 52: “Di sản văn hóa là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do một cộng đồng người sáng tạo và tích lũy trong một quá trình lịch sử lâu dài được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau”.Như vậy, di sản văn hóa không gồm loại nào sau đât?
A.những sản phẩm được tạo ra trong cuộc sống hiện tại
B.Di sản văn hóa vật thể.
C.Di sản văn hóa phi vật thể.
D.Di sản thiên nhiên hoặc di sản hỗn hợp.
Câu 53: Trong việc phát triển du lịch, yếu tố nào sau đây có vai trò đặc biệt quan trong?
A.Kết quả hoạt động trong quá khứ của ngành du lịch.
B.Hoạt động sản xuất của các nhà máy,xí nghiệp,
C.Những giá trị về lịch sử, văn hóa truyền thống.
D.Sự đổi mới,xây dựng lại các công trình di sản.
Câu 54: Trong hoạt động bảo tồn di sản cần phải đảm bảo một số yêu cầu như;tính nguyên trạng,giữ được “yếu tố gốc cấu thành di tích” đảm bảo “ tính xác thực”, “ giá trị nổi bật và dựa trên cơ sở các cứ liệu và phương pháp khoa học,… Các yêu cầu đó thể hiện điểm chung cốt lõi là gì?
A.Cần giữ được tính nguyên trạng của di sản.
B.Cần đảm bảo những giá trị lịch sử của di sản trên cơ sở khoa học.
C.Bảo tồn trên cơ sở phát triển phù hợp với thời đại mới.
D.Phải nhằm mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội.
Câu 55: Điểm khác của công nghiệp văn hóa so với các ngành công nghiệp khác là gì?
A.Sản phẩm tạo ra có tính hàng hóa, có giá trị kinh tế vượt trội
B.Đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.
C.Các sản phẩm được tạo ra trên cơ sở khai thác và phát huy giá trị của di sản văn hóa.
D.Có sự đóng góp quan trọng của máy móc và công nghệ hiện đại.
Câu 56: Lĩnh vực/loại hình nào sau đây không thuộc công nghiệp văn hóa?
A.Điện ảnh
B.Xuất bản 
C.Thời trang
D.Du lịch khám phá.
Câu 57: Ý nào không đúng về vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị cảu di sản văn hóa di sản thiên nhiên
A.Là cách duy nhất để quảng bá hình ảnh, thương hiệu quốc gia đối với du khách quốc tế.
B.Góp phần khắc phục những tác động tiêu cực của tự nhiện và con người đối với di sản vật thể và di sản thiên nhiên
C.Góp phần tái tạo,gìn giữ và lưu truyền di sản văn hóa  phi vật thể cho thế hệ sau.
D.Góp phần làm tăng giá trị khoa học,bảo vệ đa dạng sinh học vì sự phát triển bền vững của di sản thiên nhiên.
Câu 58: Việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích, di sản là nhiệm vụ của 
A.Ngành khoa học tự nhiện và công nghệ, cơ quan quản lí của Nhà nước.
B.Ngành khoa học xã hội và nhân văn: cơ quan văn hóa, thông tin đại chúng, cá nhân.
C.Cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế- chính trị- xã hội, cơ quan văn hóa, thông tin đại chúng và cá nhân 
D.Viện bảo tàng, bảo tồn,nhà trưng bày,tổ chức chuyên môn, cơ quan văn hóa, thông tin đại chúng và cá nhân.
Câu 59:Đâu là sự kiện lịch sử từng xảy ra gắn với di sản văn hóa, di sản thiên nhiên?
A.Lịch sử về quá trình hình thành và phát triển Dân ca quan họ.
B.Lịch sử ra đời nhã nhạc cung đình Huế.
C.Lịch sử của Hoàng thành Thăng Long
D.Cả A,B,C đều đúng.
Câu 60: Ngày 24/11/2005, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ra quyết định lấy ngày 23/11 hằng năm là Ngày Di sản Việt Nam.Quyết định đã xác định yêu cầu gì?
A.giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hòa dân tộc, ý thức trách nhiệm của toàn dân trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc
B.Tuyên truyền rộng rãi các di sản văn hóa ra thế giới.
C.Tôn vinh những người làm việc trong lĩnh vực văn hóa di sản
D.Đáp án khác.

 

Câu 37: Công nghệ kĩ thuật hiện đại không giúp sử học thực hiện những dự án, nhiệm vụ nan giải nào sau đây?
A.Tái tạo hiện vật lịch sử
B.Tái tạo thời gian lịch sử
C.Đo đạc và thiết lập bản đồ di tích trên quy mô lớn
D.Nghiên cứu về nguồn gốc nhân chủng thông qua y-sinh học.
Câu 38: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ.
A.Nghiên cứu quá trình hình thành,phát triển,đặc biệt là lĩnh vực có truyền thống lâu đời.
B.Đưa đến những hiểu biết sâu rộng về lịch sử tri thức, lịch sử văn minh của con người.
C.giúp những người làm khoa học tự nhiên và công nghệ điều chỉnh chính xác và thực hiện thành công những ý tưởng khoa học mới.
d.Thúc đẩy sự hiểu biết của đại chúng đối với khoa học.
Câu 39: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng thực tiễn:Sử học là mội hôn khoa học mang tỉnh liên ngành khoa học
A.Có sự kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu và khai thác tri thức của nhiều ngành khoa học
B.Cung cấp tri thức cho nhiều ngành khoa học khác nhau
C.Trực tiếp tham gia vào quá trình nghiên cứu của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ
D.Có mối quan hệ với các ngành khoa học xã hội và nhân văn,khoa học tự nhiên và công nghệ
Câu 40: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghê?
A.Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của các ngành.
B.Cung cấp tri thức và những hiểu biết sâu rộng hơn về lịch sử văn minh.
C.giúp những người làm khoa học tự nhiên và công nghệ điều chỉnh hoạt động hiệu quả hơn,tiến bộ hơn.
D.Đặt cơ sở cho việc hình thành và phát triển của ngành khoa học>
Câu 41: Ý nào dưới đây không phù hợp khi giải thích vì sao Sử học là một khoa học có tính liên ngành?
A.Vì sử học là môn khoa học cơ bản, chi phối các môn khoa học khác.
B.Vì sử học nghiên cứu về đời sống của loài người trong quá khức với nhiều lĩnh vực khác nhau.
C.Vì sử học sử dụng thông tin và phương pháp của nhiều ngành khoa học khác trong nghiên cứu.
D.Cần ứng dụng thành tựu của khoa học-công nghệ để tăng cường chất lượng và hiệu quả nghiên cứu lịch sử
Câu 42:giữa sử học và các ngành khoa học xã hội,nhân văn có mối quan hệ thế nào?
A.Sử học chi phối, quyết định sự phát triển của các ngành khoa học xã hôi, nhân văn.
B.Các ngành khoa học xã hội, nhân văn chi phối, quyết định sự phát triển của Sử học>
C.Đó là mối quan hệ tương tác hai chiều
D.Sử học và các ngành khoa học xã hội,nhân văn phát triển độc lập với nhau.
Câu 43:Để khôi phục và làm nổi bật giá trị của Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long trên các lĩnh vực, Sử học khai thác và sử dụng tri thức,phương pháp nghiên cứu của ngành khoa học.
A.Nghệ thuật
B.Tôn giáo học
C.Khảo cổ học
D.Cả A,B,C đều đúng.
Câu 44:Bình Ngô đại cáo có giá trị gì đối với các nhà sử học>
A.Tìm hiểu và trình bày lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn một cách sống đong.
B.Tìm hiểu về nền độc lập của nước Đại Việt
C.Tìm hiểu về lời tuyên cáo trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
D.Đáp án khác.
Câu 45:Tuyên ngôn độc lập là đối tượng nghiên cứu của
A.Các nhà nghiên cứu văn hóa.
B.Các nhà nghiên cứu địa lí.
C.Các nhà nghiên cứu khảo cổ học.
D.Các nhà nghiên cứu triết học.
Câu 46: Di sản văn hóa và di sản thiên nhiên là
A.Một bộ phận của lịch sử.
B.Một bộ phận của quá khứ, hiện tại và tượng lại
C.Một bộ phận của lịch sử, được lưu giữ trong hiện tại
D.Đáp án khác.
Câu 47: Sử học có vai trò gì đối với ngành công nghiệp văn hóa?
A.Cung cấp thông tin,nguồn tri thức của ngành cho việc nghiên cứu.
B.Hình thành ý tưởng và nguồn cảm hứng cho ngành.
C.Góp phần lưu giữ, phát huy các giá trị văn hóa.
D.Quảng bá các giá trị ,văn hóa.
Câu 48: Yếu tố hàng đầu của sản phẩm du lịch-“ sức hấp dẫn của địa danh” là:
A.Yếu tố ẩm thực
B.Tín ngưỡng 
C.Văn hóa truyền thống
D.Cả A,B,C đều đúng
Câu 49: Đâu là vai trò của lịch sử văn hóa đối với sự phát triển du lihcj>
A.Là nguồn di sản, tài nguyên quý giá để phát triển du lịch
B.Đưa đến kế hoạch chiến lược phát triển du lịch trong thực tế ảo tương lai
C.Hỗ trợ,quảng bá và thúc đẩy ẩm thực
D.Thúc đẩy phát triển du lịch trong khoảng thời gian ngắn.
Câu 50:Sự phát triển của du lịch góp phần manh lại nguồn lợi nào?
A.Quảng bá lịch sử, văn hóa cộng đồng ra bên ngoài.
B.Tạo ra việc làm cho người lao động.
C.Mang lại nguồn lực cho phát triển kinh tế- xã hội
D.Cả A,B,C đều đúng.

 

Câu 25:Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng ý  nghề của tri thức lịch sử đối với cuộc sống?
A.Nhận thức sâu sắc về cội nguồn, về bản sắc của cá nhân và cộng đồng
B.Đúc kết và vận dụng thành công bài học kinh nghiệm trong cuộc sống.
C.Đúc kết bài học kinh nghiệm, tránh lặp lại những sai lầm từ quá khứ.
D.Từ đúc kết bìa học kinh nghiệm của quá khứ sẽ dự báo chính xác tương lai.
Câu 26:Ý nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của tri thức lịch sử>
A.Cung cấp những tri thức về sự phát triển của sinh giới
B.Cung cấp những thông tin về quá khứ để hiểu về cội nguồn của gia đình,dân tộc,nhân loại….
C.Góp phần lưu truyền,tạo nên yếu tố cốt lõi của ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc
D.Hiểu quá khứ để lí giải những vấn đề xảy ra trong hiện tại và dự đoán tương lai.
Câu 27:Ý nào sau đây không phản ánh đúng lí do cần phải học tập lịch sử suốt đời?
A.Lịch sử là môn học khó
B.Tri thức,kinh nghiệm từ quá khứ rất cần cho cuộc sống hiện tại và định hướng cho tương lai
C.Nhiều sự kiện, quá trình lịch sử vẫn chứa đựng những điều bí ẩn cần phải tiếp tục tìm tòi khám phá.
D.Học tập,tìm hiểu lịch sử giúp đưa lại những cơ hội nghề nghiệp thú vị
Câu 28: Đâu là một trong những nhà chính trị, văn hóa tư tưởng nổi tiếng? 
A.Xi-xê-rô (La Mã cổ đại)
B.Giooc-gio Ô-oen (Anh)
C.Lo Ác-tơn (I-ta-li-a)
D.Cả A,B,C đều đúng
Câu 29:Câu nói của Mác-cớt Ga vây dưới đây có ý nghĩa gì?
A.Mối liên hệ giữa tri thức lịch sử đối với cuộc sống hiện tại của mỗi cá nhân và toàn xã hội 
B.Sự cần thiết của việc học tập lịch sử suốt đời
C.Cách xử lí thông tin
D.Vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử.
Câu 30: Điểm chung trong nội dung phản ánh của hai đoạn trích dẫn sau là gì
“Sử để ghi việc,mà việc hay hoặc dở đều dùng làm gương răn cho đời sau”
(Ngô Sỹ Liên và các sử thần nhà Lê, Đại Việt sử ký toàn thu,Tập I, Sdd,tr.101)
“Dân ta phải biết sử ta,
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. 
(Hồ Chí Minh,Lịch sử nước ta,1942)
A.Sử được dùng làm gương răn dạy cho đời sau.
B.Người Việt Nam cần phải hiểu biết về lịch sử Việt Nam
C.Vai trò,ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cuộc sống.
D.Người Việt Nam cần phải tường tận về gốc tích của mình.
Câu 31: Đối tượng hoặc chủ đề nghiên cứu đòi hỏi nhà sử học cần có nền tảng kiến thức vững chắc
A.Lịch sử kinh tế
B.Lịch sử nghệ thuật
C.Lịch sử tôn giáo.
D.Cả A,B,C đều đúng
Câu 32: Mối liên hệ giữa các ngành khoa học xã hội nào sau đây không thể tách rời?
A.Sử-Triết
B.Văn-Địa
C.Sử-Triết
D.Triết-Khảo cổ
Câu 33:Các lĩnh vực nào dưới đây cung cấp dữ liệu rộng lớn và đa dạng cho các nhà sử học?
A.Sinh học,Địa lí tự nhiên,Thiên văn học
B.Toán học,Tin học,Sinh học.
C.Thiên văn học,Sinh học,Toán học,Tin học, Vật lí học
D.Vật lí học,Toán học
Câu 34:Cung cấp những tri thức cơ bản để nhà sử học khám phá về quá trình làm ra lịch và cách tính thời gian của con người trong lịch sử và lĩnh vực?
A.Địa lí tự nhiên
B. Toán học 
C.Thiên văn học.
D.Hóa Học 
Câu 35: Hỗ trợ các nhà sử học một cách hiệu quả trong quá trính thu thập và xử lí sử liệu, trình bày và tái hiện quá khứ là lĩnh vực?
A.Trí tuệ nhân tạo
B.Internet vạn vật.
C.Thực tại ảo.
D.Cả A,B,C đều đúng
Câu 36:Mọi sự kiện,hiện tượng lịch sử diễn ra trong quá khứ đều gắn với:
A.Bối cảnh chính trị,xã hội cụ thể
B.Bối cảnh kinh tế cụ thể.
C.Môi trường sống của con người
D.Đáp án khác

 

Câu 20:Những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, thông qua qua trình học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm được gọi là
A.Tri thức lịch sử
B.Hiện thực lịch sử
C.Tiến trình lịch sử 
D.Phương pháp lịch sử
Câu 21: Cần học tập lịch sử suốt đời vì tri thức lịch sử suốt đời vì tri thức lịch sử
A.Liên quan và ảnh hưởng quyết định đến tắt cả mọi sự vật, hiện tượng
B.Chưa hoàn toàn chính xác,cần sửa đổi và bổ sung thường xuyên
C.Rất rộng lớn và  đa dang, lại biến đổi và phát triển không ngừng.
D.giúp cá nhân hội nhập nhanh chóng vào cuộc sống hiện đại.
Câu 22:Ý nào dưới đây không đúng khi nào về sự cần thiết phải học tập lịch sử suốt đòi?
A.Muốn hiểu đầy đủ và đúng đắn về lịch sử cần có một quá trình lâu dài.
B.Những nhận thức về sự kiện,hiện tượng lịch sử của con người quyết định sự thay đổi trong tương lai
C.giúp mỗi người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức.
D.Hoàn thiện và phát triển kĩ năng, xây dựng sự tự tin
Câu 23:Ý nào dưới đây không đúng khi nói về kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống?
A.Sử dụng tri thức sẽ giúp con người hiểu rõ hơn về vấn đề thời sự trong nước và quốc tế
B.Việc nhận thức toàn diện về những vấn đề đương đại không thể tách rời tri thức lịch sử liên quan trong quá khứ.
C.Sử dụng tri thức lịch sử để dự đoán chính xác những vấn đề của con người trong tương lai.
D.Tri thức lịch sử có giá trị lớn đối với mỗi cá nhân và xã hội
Câu 24:Ý nào dưới đây không đúng khi nói về thu thập, xử lí thông tin và sử liệu để làm giàu tri thức>
A.Mỗi sự kiện lịch sử được phản ánh qua nguồn sử liệu khác nhau
B.Sự kiện lịch sử xảy ra càng gần thời điểm thu thập sử liệu thì càng khó cho việc khôi phục lịch sử
C.Công việc thu thập, và xử lí thông tin khá phức tạp 
D.Cả A,B,C đều đúng

 

Câu 13:Ngày 2/9/1945, tại Quảng Trường Ba Đình, Hà Nội, trước hàng vạn quần chúng nhân dân,chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập,khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa,đánh dấu thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là:
A.Hiện thực lịch sử.
B. Nhận thức lịch sử.
C.Khoa học lịch sử.
D.Đối tượng lịch sử
Câu 14: Để tìm ra điểm tương đồng hoặc khác biệt của giáo dục thời phong kiến với giáo dục hiện đại ở Việt Nam, chúng ta phải sử dụng phương pháp nghiên cứu sử học?
A.Phân kì
B.Thống kê
C.So sánh đồng đại
D.So sánh lịch đại
Câu 15:Để tìm ra điểm chung của các cuộc cách mạng tư sản Anh,Pháp,Mỹ, chúng ta sẽ dùng phương pháp;
A.Phân kì
B.Thống kê
C.So sánh đồng đại
D.So sánh lịch đại
Câu 16: Tri thức lịch sử có vai trò gì?
A.Trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội
B.Là cơ sở để các cộng đồng cùng chung sống và phát triển
C.Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của các cộng đồng
D.Cả A,B,C đều đúng
Câu 17:Sử liệu đóng vai trò gì trong việc tìm hiểu quá khứ và làm giàu tri thức lịch sử?
A.Là yếu tố quan trọng trong nghiên cứu, học tập,tìm hiểu lịch sử.
B.Là cầu nối giữa hiện thực lịch sử và tri thức lịch sử.
C.giúp con người tìm hiểu và thay đổi cuộc sống trong tương lai.
D.Tạo ra những cơ hội mới trong nghề nghiệp.
Câu 18:Thu thập sử liệu là quá trình 
A.Khảo sát,tìm kiếm,sưu tầm và tập hợp những thông tin liên quan đến đối tượng mọi thời đại.
B.Là nền tảng để tồn tại, giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử,văn hóa cộng đồng.
C.Là cơ sở để con người hiểu về chính mình về thế giới
D.Cả A,B,C đều đúng
Câu 19: Ý nghĩa của tri thức lịch sử là:
A.giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn,về bản sắc của cá nhân và cộng đồng trong mọi thời đại.
B.Là nền tảng để tồn tại, giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa cộng đồng.
C.Là cơ sở để con người hiểu về chính mình về thế giới.
D.Cả A,B,C đều đúng.