Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 6
Số lượng câu trả lời 2
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (1)

LB

Đang theo dõi (1)

H24

CC

LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ

Phần 1 – LỊCH SỬ

Câu hỏi 1: Thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta vào năm nào?

a/ 1858                   b/ 1862                  c/ 1859                  d/ 1863

Câu hỏi 2: Phong trào kháng chiến chống Pháp lớn nhất ở Nam Kì khi thực dân Pháp xâm lược nước ta do ai lãnh đạo?

a/ Nguyễn Trung Trực                         b/ Nguyễn Hữu Huân

c/ Hồ Xuân Nghiệp                              d/ Trương Định

Câu hỏi 3: Quê hương của Trương Định "Bình Tây đại nguyên soái" ở đâu?

          a/ Bình Định          b/ Quảng Ngãi       c/ Quảng Nam       d/ Gia Định

Câu hỏi 4: Vị vua nào nắm quyền thời Trương Định làm quan ở Nam Kì?

a/ Tự Đức              b/ Gia Long           c/ Minh Mạng        d/ Bảo Đại

Câu hỏi 5: Trương Định chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp từ khi nào?

a/  Khi Pháp chiếm đóng kinh thành Huế

b/ Khi Pháp vừa tấn công Gia Định

c/ Khi nhà Nguyễn kí hòa ước

d/ Khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông

Câu hỏi 6: Triều đình nhà Nguyễn kí hòa ước nhường 3 tỉnh miền đông Nam Kì cho Pháp vào năm nào?

a/ 1858                   b/ 1861                  c/ 1859                  d/ 1862

Câu hỏi 7: Tỉnh nào không thuộc ba tỉnh miền đông Nam Kì mà triều Nguyễn nhường cho Pháp?

a/ Biên Hòa            b/ Định Tường       c/ Gia Định            d/ Châu Đốc

Câu hỏi 8: Vua Tự Đức ban cho Trương Định chức lãnh binh ở đâu?

a/ Hà Tiên              b/ An Giang           c/ Vĩnh Long         d/ Long An

Câu hỏi 9: Trước niềm tin yêu của nghĩa quân và dân chúng, Trương Định đã làm gì khi Vua Tự Đức ban chức lãnh binh?

          a/Nhận chức Lãnh Binh                       c/ Phất cờ Bình Tây

c/ Từ quan về quê                                d/ Ở lại cùng nhân dân đánh giặc

Câu hỏi 10: Trương Định mất do viên tướng nào phản bội?

a/  Phan Thanh Giản                            b/ Huỳnh Công Tấn

c/ Võ Duy Dương                                d/ Nguyễn Trung Trưc

Câu hỏi 11: Năm 1884,triều đình Huế kí hiệp ước nào công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn bộ nước ta?

          a/ Nhâm Tuất         b/ Hác _măng        c/ Gíap Tuất           d/ Pa_tơ_nốt

Câu hỏi 12: Năm 1884, triều đình Huế kí hiệp ước công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn bộ nước ta, trong nội bộ triều đình Huế nảy sinh quan điểm nào?

          a/ Cương quyết cùng nhân dân tiếp tục chiến đấu chống Pháp, giành độc lập dân tộc và hòa hoãn thương thuyết với Pháp

b/ Cùng nhân dân chiến đâu với thực dân Pháp

c/  Hòa hoãn thương thuyết với Pháp

d/ Cầu cứu nhà Thanh đem quân sang đánh Pháp.

Câu hỏi 13: Được tin Tôn Thất Thuyết chuẩn bị lực lượng đánh Pháp. Thực dân Pháp đã sử dụng âm mưu nào để đối phó với ông?

          a/ Mời Tôn Thất Thuyết cộng tác với Pháp.

b/ Ám sát để loại trừ hậu họa.

c/ Mời Tôn Thất Thuyết đến giả vờ họp rồi bắt ông.

d/ Bắt cóc những người thân nhằm gây sức ép với ông.

Câu hỏi 14: Vào đêm mùng 4 rạng sáng 5_7_1885, trong cảnh vắng lặng của kinh thành Huế, xảy ra sự kiện gì?

a/ Cảnh thả đèn trên sông Hương.

b/ Tiếng súng "thần công "nổ rầm trời, lửa cháy sáng rực.

c/ Âm thanh của thoi dệt vải.               d/ Đáp án 1 và 2 đúng.

Câu hỏi 15: Để chuẩn bị kháng chiến lâu dài,Tôn Thất Thuyết đã cho lập căn cứ ở địa phương nào?

a/ Vùng rừng núi từ Quảng Trị đến Thanh Hóa.

b/ Vùng núi Quảng Nam.                     c/ Ba tỉnh miền Đông Nam Kì.

d/ Vùng núi Lạng Sơn.

Câu hỏi 16: Tại sơn phòng Tân Sở(Quảng Trị),Tôn Thất Thuyết đã làm gì?

a/  Ông xin từ quan về ở ẩn.

b/  Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi cho xây dựng kinh thành mới ở đây.

c/ Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi,ra chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên giúp vua cứu nước.

d/ Tôn Thất Thuyết chủ trương giảng hòa với Pháp.

Câu hỏi 17: Vào những năm cuối thế kỉ XIX,đầu thế kỉ XX,sau khi dập tắt phong trào đấu tranh vũ trang của nhân dân ta,thực dân Pháp đã làm gì?

a/  Tập trung đầu tư phát triển kinh tế.

b/ Đặt ách thống trị và tăng cường bóc lột,vơ vét tài nguyên của nước ta.

c/ Đẩy mạnh và phát triển hệ thống giáo dục trên cả nước.

d/ Từ bỏ dã tâm xâm lược nước ta,chuyển giao chính quyền cho triêu đình Huế.

Câu hỏi 18: Từ cuối thế kỉ XIX, ở Việt Nam xuất hiện ngành kinh tế nào mới?

a/  Công nghiệp khai khoáng.              b/ Ngành sản xuất xi măng, điện, nước

c/ Nghành dệt.                                     d/ Cả 3 đáp án đều đúng.

Câu hỏi 19: Những thay đổi về kinh tế đã tạo ra giai cấp và tầng lớp mới nào trong xã hội?

a/  Địa chủ             b/ Công nhân, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức, trí thức..

c/ Nông dân           d/ Quan lại phong kiến

Câu hỏi 20: Trong số các giai cấp và tầng lớp của xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, giai cấp tầng lớp nào bần cùng nhất?

          a/ Nông dân b/ Địa chủ    c/ Công nhân         d/ Trí thức, viên chức

Câu hỏi 21: Nhà yêu nước Phan Bội Châu xuất thân trong gia đình như thế nào?

a/  Một gia đình quan lại            b/ Một gia đình nhà nho nghèo yêu nước

c/ Một gia đình địa chủ              d/ Một gia đình nông dân

Câu hỏi 22: Cùng với những người chung chí hướng,nhà yêu nước Phan Bội Châu lập hội Duy tân vào năm nào?

a/ 1904                   b/ 1909                  c/ 1905                   d/ 1911

Câu hỏi 23: Tại sao Phan Bội Châu lại chọn Nhật Bản để tìm đường cứu nước vào năm 1905?

a/ Nhật bản là nước đồng văn, đồng chủng với Việt nam.

b/ Nhật Bản có khẩu hiệu"Tự do_Bình đẳng_Bác ái"

          c/ Nhật Bản có Duy Tân Minh Trị thành công 1868

d/ Cả a và b đều đúng.

Câu hỏi 24: Tại sao trong điều kiện khó khăn,thiếu thốn,nhóm thanh niên Việt nam vẫn hăng say học tập?

a/Vì mong muốn xin được một công việc ổn định tại Nhật Bản.

b/ Vì mong muốn học tập xong về phục vụ cho chính quyền thực dân Pháp.

c/ Vì mong muốn học tập xong để trở về cứu nước.

d/ Vì mong muốn học tập xong để sang Pháp làm việc.

Câu hỏi 25: Trước sức ép của thực dân Pháp ,chính phủ Nhật Bản đã có quyết định gì?

a/ Mời Phan Bội Châu và những người du học ở lại Nhật cộng tác

b/ Giới thiệu Phan Bội Châu và những người du học cho chính quyền ở Đông Dương để làm việc.

c/ Bắt và chuyển giao Phan Bội Châu, những người du học cho thực dân Pháp

d/ Trục xuất Phan Bội Châu và những người du học ra khỏi Nhật Bản.

Câu hỏi 26: Quê hương của Nguyễn Tất Thành(Hồ Chí Minh) ở đâu?

          a/ Kim Liên_Nam Đàn_Nghệ An        b/ Bình Sơn_Sơn Tịnh_Quảng Ngãi

c/ Xuân Hòa_Nam Đàn_Nghệ An       d/ Nam Nghĩa_Nam Đàn_Nghệ An

Câu hỏi 27: Con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành(Hồ Chí Minh) có gì khác so với các vị tiền bối như Phan Bội Châu hay Phan Châu Trinh?

a/ Sang Nhật Bản là nước đồng văn,đồng chủng.

b/ Sang Pháp nơi có khẩu hiệu "Tự do_Bình đẳng_Bác ái"

c/ Yêu cầu thực dân Pháp làm cho nước ta giàu mạnh,văn minh

d/ Sang Trung Quốc

Câu hỏi 28: Để có thể sang Pháp thì Văn Ba(Nguyễn Tất Thành ) đã phải làm nghề gì?

a/  Phiên dịch         b/ Tàu trưởng         c/ Phụ bếp              d/ Tàu phó

Câu hỏi 29: Văn Ba (Nguyễn Tất Thành) rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước vào năm nào?

          a/ 5_6_1911           b/ 5_6_1913          c/ 5_6_1912           d/ 5_6_1917

Câu hỏi 30: Hành trình đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành(Hồ Chí Minh) kéo dài bao nhiêu năm?

a/ 20 năm.Từ 1911 đến 1931               b/ 27 năm.Từ 1913 đến 1940.

c/ 25 năm .từ 1912 đến 1937.               d/ 30 năm.Từ 1911 đến 1941.

Câu hỏi 31; Từ giữa 1929, ở nước ta lần lượt ra đời 3 tổ chức cộng sản. Đó là các tổ chức cộng sản nào?

a/ Đông Dương Cộng sản đảng. An Nam Cộng sản đảng. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

b/ An Nam Cộng sản đảng. Tân Việt Cách mạng đảng. Đông Dương Cộng sản đảng.

c/ Đông Dương Cộng sản đảng. Tân Việt Cách mạng đảng. Việt Nam Quốc dân đảng.

d/ Đảng lập hiến. Đông Dương cộng sản liên đoàn. An Nam Cộng sản đảng.

Câu hỏi 32: Vì sao cần phải sớm hợp nhất các tổ chức cộng sản vào giữa năm 1929?

a/ Để tăng thêm sức mạnh cách mạng.

b/ Yêu cầu của Quốc Tế Cộng sản.

c/ Các tổ chức hoạt động riêng rẽ,tranh giành uy tín và ảnh hưởng của nhau gây phân tán lực lượng cách mạng.

d/ Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu hỏi 33: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra ở đâu?

a/ Quảng Đông, Trung Quốc                b/ Hương Cảng, Hồng Kông

c/ Quảng Tây, Trung Quốc                  d/ Tân Tào, Việt Nam

Câu hỏi 34: Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập vào thời gian nào?

a/ 3_2_1929           b/ 3_2_1931          c/ 3_2_1930           d/3_2_1932

Câu hỏi 35: Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản diễn ra thành công là do đâu?

a/ Do uy tín và tài năng của Nguyễn Ái Quốc.

          b/ Do Quốc Tế Cộng sản có uy tín lớn.

c/ Do nhận thức được tầm quan trọng việc hợp nhất đảng của các thành viên.

d/ Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu hỏi 36: Năm 1929, ở Việt Nam không có tổ chức Đảng nào?

a/ Đông Dương Cộng sản đảng            b/ Đông Dương Cộng sản liên đoàn

c/  An Nam Cộng sản đảng                  d/ Đảng Cộng sản Việt Nam

Câu hỏi 37: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra ở đâu? Do ai lãnh đạo?

          a/ Quảng Đông_Trung Quốc do Nguyễn Đức Cảnh chủ trì.

b/ Hương Cảnh_Hồng Kông do Nguyễn Aí Quốc chủ trì.

c/ Quảng Tây_Trung Quốc do Nguyễn Thái Học chủ trì.

d/ Hương Cảng_Hồng Kông do Nguyễn Aí Quốc chủ trì.

Câu hỏi 38: Năm 1929, ở Việt Nam có tổ chức Đảng nào?

a/  Đảng Việt Nam dân chủ cộng hòa b/ Đông Dương Cộng sản liên đoàn

c/ Đảng Cộng sản Việt Nam                d/ Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu hỏi 39: Năm 1929,lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở đâu ?

a/ Nhật Bản b/ Xiêm       c/ Việt Nam           d/ Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu hỏi 40: Ngày kỉ niệm thành lập Đảng là ngày bao nhiêu ?

a/ Ngày 1 tháng 6                      b/ Ngày 3 tháng 2

c/ Ngày 22 tháng                       d/ 12 Ngày 20 tháng 11

Câu hỏi 41: Phong trào Xô Viết Nghệ_Tĩnh do tổ chức cộng sản nào lãnh đạo?

a/ Đảng Cộng sản Việt Nam.               b/ Việt Nam Quốc dân đảng

c/  Đảng Cộng sản Đông Dương          d/ Tân Việt Cách mạng đảng

Câu hỏi 42: Tại sao phong trào chống Pháp nổ ra khắp cả nước nhưng đỉnh cao lại ở Xô Viết Nghệ_Tĩnh?

a/ Do chi bộ cộng sản ở đây vững mạnh.

b/ Do đây là vùng đất yêu nước,quê hương của lãnh tụ Nguyễn Aí Quốc?

c/ Do đây là vùng đất nghèo nên cuộc sống người dân cùng cực.

d/ Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu hỏi 43: Ngày 12_9_1930 tại Nghệ An đã xảy ra sự kiện gì?

a/ Biểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên,Nam Đàn

b/  Mít tinh của nhân dân.

c/ Bãi khóa của học sinh.                     d/ Bãi khóa của học sinh

Câu hỏi 44: Chính quyền Xô Viết Nghệ _Tĩnh được thành lập vào thời gian nào?

a/ 1929_1930         b/ 1930_1931        c/ 1929_1931         d/ 1930_1933

Câu hỏi 45: Chính quyền Xô Viết Nghệ _Tĩnh đã có chính sách gì thể hiện đây là chính quyền của dân,do dân và vì dân?

a/ Những phong tục lạc hậu,mê tín dị đoan bị xóa bỏ.

b/Xóa bỏ các thứ thuế vô lí,lập các hội cho đủ các tầng lớp nhân dân tham gia.

c/ Tịch thu ruộng đất địa chủ chia cho nông dân

d/ Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu hỏi 46: Nơi phong trào phát triển mạnh nhất là nơi nào?

a/ Ninh Bình và Thanh Hóa                b/ Hà Nội    

c/ Nghệ An và Hà Tĩnh                        d/ cả 3 đáp án trên.

Câu hỏi 47: Phong trào Xô viết Nghệ-Tĩnh bị dập tắt năm bao nhiêu?

          a/ 1930                   b/ 1931                  c/ 1940                  d/ 1920

Câu hỏi 48: Ngày kỉ niệm Xô viết Nghệ-Tĩnh là ngày bao nhiêu

a/ Ngày 3 tháng 2                      b/ Ngày 2 tháng 9

c/ Ngày 12 tháng 9          d/ Ngày 22 tháng 12

Câu hỏi 49” Đoàn người vừa đi vừa hô khẩu hiệu gì?

a/ Đả đảo đế quốc                      b/ Đả đảo Nam triều

c/ Ruộng đất về tay dân cày       d/ cả 3 đáp án đều đúng.

Câu hỏi 50: Pháp cho máy bay ném bom vào đoàn người làm

a/ không ai bị thiệt mạng hơn

b/ 200 người chết và hàng trăm người bị thương

c/  hàng vạn người bị chết                   

d/ hàng trăm người bị thương

Câu hỏi 51: Cuối năm 1940,Nhật Bản kéo vào nước ta thì thực dân Pháp đã phản ứng như thế nào?

a/ Chống Nhật       b/ Bắt tay với Nhật để áp bức,bóc lột nhân dân ta.

c/ Đầu hàng Nhật             d/ Bắt tay với nhân dân ta đánh Nhật.

Câu hỏi 52: Phát xít Nhật đầu hàng đồng minh vào thời gian nào?

a/  Giữa tháng 6_1945               b/ Giữa tháng 8 _1944

c/ Giữa tháng 7_1945                d/ Giữa tháng 8_1945

Câu hỏi 53: Tại sao khi Nhật đầu hàng đồng minh thi Hồ Chí Minh nhận định đây là "Thời cơ ngàn năm có một" cho cách mạng Việt Nam ?

a/ Kẻ thù đã suy yếu.                

b/ Cách mạng Việt Nam đã chuẩn bị đầy đủ.

c/ Bọn tay sai ở Đông Dương hoang mang cực độ.

d/ Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu hỏi 54: Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng vào thời gian nào?

a/ 19_8_1945         b/ 25_8_1945        c/ 23_8_1945         d/ 28_8_1945

Câu hỏi 55: Câu nói nổi tiếng của vị vua cuối cùng nước ta "Bảo Đại" ngày 30-8_1945 là gì?

          a/ Thà làm ma nước Nam còn hơn làm vua đất Bắc.

b/ Thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước,không chịu làm nô lệ.

c/ Làm công dân một nước Tự do còn hơn làm vua một nước nô lệ

d/  Cả 3 đáp án trên đều sai.

Câu hỏi 56: Ngày 2_9_1945 tại Quảng trường Ba Đình_Hà Nội xảy ra sự kiện gì?

a/  Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn Độc lập,khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.

b/ Pháp đầu hàng            c/ Vua Bảo Đại thoái vị             d/ Nhật đầu hàng

Câu hỏi 57: Bản Tuyên ngôn Độc lập Hồ Chí Minh được soạn thảo ở đâu?

a/ Pác Pó_Cao Bằng                  b/ 48 phố hàng Ngang_Hà Nội

c/ Hương Cảng_Hồng Kông      d/ Vạn Phúc_Hà Đông

Câu hỏi 58: Trong bản Tuyên ngôn Độc lập bác đã nhắc đến bản tuyên ngôn của nước nào để khẳng định những gì mình nói là có cơ sở?

          a/ Pháp                   b/ Mỹ           c/ Đức          d/ Đáp án 1 và 2 đúng

Câu hỏi 59: Trong lịch sử nước ta có những bản tuyên ngôn độc lập nào?

a/  Bình Ngô đại cáo                  b/ Tuyên ngôn độc lập

c/ Nam quốc sơn hà                   d/ Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu hỏi 60: Ý nghĩa lịch sử của bản "Tuyên ngôn Độc lập " Hồ Chí Minh đọc tại quảng trường Ba Đình ngày 2_9_1945 là gì?

a/ Khai sinh ra nước Việt Nam cộng hòa.

b/ Khai sinh ra nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

c/ Khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

d/ Khai sinh ra nước Việt Nam

Câu hỏi 61: Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào?

a/ Từ ngày 13-3-1945 đến ngày 7-5-1954.

b/ Từ ngày 1-5-1954 đến ngày 27-7-1954.

c/ Từ ngày 30-3-1954 đến ngày 25-5-1954.

d/ Cả a, b và c đều sai.

Câu hỏi 62: Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia làm mấy đợt.

a/ 2 đợt.                 b/ 3 đợt.                 c/ 4 đợt.                 d/5 đợt.

Câu hỏi 63: Ta đã giành thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ sau bao nhiêu ngày đêm.

a/ 55 ngày đêm.     b/ 56 ngày đêm.     c/ 65 ngày đêm.     d/ Cả A, B và C đều sai.

Câu hỏi 64: Ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ là gì ?

a/  Bộ đội ta đã đánh sập được " Pháo đài khổng lồ" của Pháp.

b/  Là mốc son chói lọi trong lịch sử chống giặc của dân tộc ta.

c/ Kết thúc 9 năm chiến đấu trường kì gian khổ của dân tộc ta.

d/ Cả a, b và c.

Câu hỏi 65: Ai đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

a/ Bế Văn Đàn.      b/ Phan Đình Giót.           c/ Cù Chính Lan.   d/ La Văn Cầu.

Câu hỏi 66: Tình thế hiểm nghèo củ đất nước ta sau Cách mạng Tháng Tám được diễn tả bằng cụm từ nào ?

          a/ Nghìn cân treo sợi tóc.                     b/ Thoát hiểm trong gang tấc.

c/ Tiến thoái lưỡng lan.                        d/ Khó khăn gian khổ.

Câu hỏi 67: 9 năm trường kì kháng chiến của dân tộc ta vào khoảng thời gian nào ?

 1936 - 1945. 1945 - 1954. 1954 - 1963. 1930 - 1939

Câu hỏi 68: Bác Hồ đọc "Tuyên ngôn Độc lập" vào thời gian nào, ở đâu ?

a/ Ngày 12-9-1945 tại Bến cảng Nhà Rồng, Sài Gòn.

b/ Ngày 20-12-1946 trên Đài Tiếng nói Việt Nam.

c/ Ngày 2-9-1945 ở Quảng trường Ba Đình, Hà Nội.

d/ Cả a, b và c đều sai.

Câu hỏi 69: Ngày kỉ niệm thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam là :

a/ Ngày 2-9.           b/ Ngày 3-2.           c/ Ngày 12-9.         d/ Ngày 19-8.

Câu hỏi 70: Ba loại "giặc" mà nước ta phải đường đầu từ cuối năm 1945 là gì ?

a/ giặc đói, giặc dốt, giặc khổ.             b/ giặc đói, giặc khổ, giặc ngoại xâm.

c/ giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. d/ giặc dốt, giặc khổ, giặc ngoại xâm.

Phần 2 - ĐỊA LÝ

Câu hỏi 1: Đặc điểm chính của khí hậu nước ta là gì ?

a/ Khí hậu nhiệt đới.                            b/ Khí hậu ôn đới.

c/ Khí hậu nhiệt đới gió mùa.               d/ Khí hậu hàn đới.

Câu hỏi 2: Đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa là :

 a/ Nhiệt độ thấp, gió và mưa thay đổi theo mùa.

b/ Nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa.

c/ Nhiệt độ cao, gió và mưa không thay đổi theo mùa

d/ Nhiệt độ thấp, gió và mưa không thay đổi theo mùa.

Câu hỏi 3: Ranh giới giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam là dãy núi nào?

          a/ Hoàng Liên Sơn.          b/ Trường Sơn.      c/ Bạch Mã.          d/ Đông Triều.

Câu hỏi 4: Ảnh hưởng của khí hậu với đời sống và hoạt động sản xuất là gì?

a/ Nóng và mưa nhiều nên cây cối dễ phát triển.

b/ Lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên.

c/ Lạnh và ít mưa nên cây cối kém phát triển.

d/ Cả a và b đều đúng.

Câu hỏi 5: Sự khác nhau giữa khí hậu miền Bắc và khí hậu miền Nam:

a/ Miền Bắc khí hậu ôn hòa dễ chịu hơn.

b/ Miền Nam khí hậu ôn hòa dễ chịu hơn.

c/ Miền Bắc có mùa mưa, khí hậu luôn mát mẻ.

d/ Miền Nam không có mùa đông, khí hậu luôn nóng bức.

Câu hỏi 6: Sông nào dưới đây thuộc miền Trung nước ta:

          a/ Sông Mã.          b/ Sông Lô.            c/ Sông Gianh.       d/ Sông Tiền.

Câu hỏi 7: Vì sao sông ở miền Trung nước ta ngắn...

CC

                                                                  bài làm

Những ngày mùa hè không đến trường, mỗi sáng em thường đi tập thể dục và đi chợ cùng bà. Hít thở không khí trong lành, ngắm cảnh đường phố bình dị mà đẹp đẽ và yên bình, tâm trạng vô cùng thoải mái.

Khi màn đêm huyền ảo bắt đầu mờ dần và những vệt ánh sáng bắt đầu xuất hiện. Đằng Đông, cả một khoảng trời hồng rực như lửa cháy, ông mặt trời đang từ từ vén bức màn mây và thức dậy, xung quanh, những mảng màu mây hồng, vàng, cam đan xen nhau tạo nên một khung cảnh bình minh rực rỡ tuyệt đẹp. Em cùng bà bước đi trên con đường đại lộ và vào công viên. Không khí thật trong lành, trên vòm cây cao, những chú chim ríu rít hót chào ngày mới. Dưới mặt đất, những thảm cỏ xanh mướt còn ướt đẫm do trận mưa đêm qua, nhìn thật tươi mát. Sáng sớm, mọi người đi tập thể dục rất đông, những anh thanh niên với bộ đồ thể thao khỏe khoắn thì chạy bộ, những bác trung niên đang tập bài nhảy “Việt Nam ơi”, còn những cụ già lại khiêu vũ trên nền nhạc cổ điển êm đềm. Nhìn mặt ai nấy đều tươi roi rói. Mặt hồ yên bình và phẳng lặng, thỉnh thoảng có làn gió thổi qua làm những gợn sóng lăn tăn. Mới đó mà mặt trời đã bắt đầu lên cao, những tia nắng mới tỏa xuống mặt đường tạo những vệt màu vàng óng và chói lóa, em và bà đi bộ ra chợ. Ngoài đường, người và xe đã bắt đầu nhiều hơn, cô bán rau đang gánh hàng ra sạp, bên vỉa hè, mấy bà bán nước cũng đã bắt đầu dọn hàng, công việc mới sáng sớm nhưng rất hối hả, ai cũng có nhiệm vụ của riêng mình. Những cô chú công nhân đang trồng những cây hoa mới lên giải phân cách, những bông hoa nhiều màu sắc lung linh trong nắng sớm nhìn thật đẹp. Cô lao công cũng đã hoàn thành xong nhiệm vụ của mình và chuẩn bị ra về. Em và bà lượn một vòng chợ mua được một làn thức ăn đầy cho ngày mới, tâm trạng thật vui tươi. Khung cảnh buổi sáng tuy có chút hối hả nhưng rất sôi nổi và tràn đầy năng lượng.

Em rất thích ngắm đường phố mỗi buổi sáng, nhìn mọi người bắt đầu một ngày làm việc của mình mà tâm trạng em cũng thấy thật thoải mái và tràn đầy năng lượng.