Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 7
Số lượng câu trả lời 1
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


H24

Câu 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây…”, cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông. 
Hay là quay về làng?… 
Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì ở cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ… 
Nước mắt ông lão giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây(…) 
Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối, lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không thể về cái làng ấy được nữa. Về bây giờ ra ông chịu mất hết à? Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.” 

a. Đoạn trích trên thuộc tác phầm nào, của tác giả nào? Ghi rõ thời gian sáng tác tác phẩm?  Nêu tình huống truyện cơ bản của tác phẩm trên. 
b.Câu “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây..” là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp? 
c. Em học được gì từ ông hai qua đoạn trích làng

Câu 3:

.       Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

          “...Đến lúc chia tay, mang ba lô lên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà. Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.

- Thôi! Ba đi nghe con! - Anh Sáu khe khẽ nói.

Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:

- Ba…a…a…ba!

         Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang tay ôm chặt lấy cổ ba nó”.

                                                                                                   ( Ngữ văn 9, tập 1)

a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

b. Câu văn “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa” sử dụng các biện pháp tu từ nào? Tác dụng của các biện pháp tu từ đó.

c. Qua đoạn trích em có cảm nhận gì về tình cảm của cha con anh Sáu?

H24

Câu 1: Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi:

Không có kính rồi xe không có đèn

Không có mui xe thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

                                                                              (Ngữ văn 9, tập I)     

a. Khổ thơ trên trích từ văn bản nào? Ai là tác giả?

b. Nêu nội dung chính của văn bản ấy.

c. Chỉ ra phép tu từ và nêu tác dụng của biện pháp ấy trong hai câu thơ:

“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim.”

d.Từ văn bản em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của thanh niên trong giai đoạn hiện nay.                             

Câu 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây…”, cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông. 
Hay là quay về làng?… 
Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì ở cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ… 
Nước mắt ông lão giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây(…) 
Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối, lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không thể về cái làng ấy được nữa. Về bây giờ ra ông chịu mất hết à? Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.” 

a. Đoạn trích trên thuộc tác phầm nào, của tác giả nào? Ghi rõ thời gian sáng tác tác phẩm?  Nêu tình huống truyện cơ bản của tác phẩm trên. 
b.Câu “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây..” là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp? 
c. Em học được gì từ ông hai qua đoạn trích làng

Câu 3:

.       Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

          “...Đến lúc chia tay, mang ba lô lên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà. Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.

- Thôi! Ba đi nghe con! - Anh Sáu khe khẽ nói.

Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:

- Ba…a…a…ba!

         Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang tay ôm chặt lấy cổ ba nó”.

                                                                                                   ( Ngữ văn 9, tập 1)

a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

b. Câu văn “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa” sử dụng các biện pháp tu từ nào? Tác dụng của các biện pháp tu từ đó.

c. Qua đoạn trích em có cảm nhận gì về tình cảm của cha con anh Sáu?

H24

Câu 1: Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

               " ...  Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc. Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi nhìn anh làm và cảm thấy vui vui khi thấy bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều. Một ngày, anh cưa được một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành...”

                                                                            ( Trích Ngữ văn 9, tập 1)

 

a. Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào, tác giả là ai?

b. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? Cho biết thể loại của văn bản có đoạn trích trên?

c. Nêu nội dung chính của đoạn trích?

d. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn: "Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc". 

e.  Hình ảnh chiếc lược có ý nghĩa như thế nào với ông Sáu?

Câu 2

a. Nêu ý nghĩa của bài thơ Đồng Chí?

b. Qua bài thơ Đồng Chí em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước?

Câu 3:

a.     Kể tên các phương châm hội thoại đã học?

b.     Giải thích nghĩa của câu thành ngữ sau: Ăn ốc nói mò, cho biết câu thành ngữ vi phạm phương châm hội thoại nào?

H24

Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

                “Cả làng chúng nó Việt gian, theo Tây…” cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông. Hay là quay về làng?… Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ… Nước mắt ông giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây. Ông lão nghĩ ngay đến mấy thằng kì lí chuyên môn khua khoét ngày trước lại ra vào hống hách trong cái đình…” 

                                                                                 ( Ngữ văn 9, tập 1)

a. Đoạn trích được trích trong văn bản nào? Nêu tên tác giả văn bản?

b. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì? Nêu nội dung đoạn văn trên?
c. Câu “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây..” sử dụng cách dẫn nào? Vì sao?

d. Qua đoạn văn em có cảm nhận gì về tình cảm ông Hai dành cho làng?

 

Câu 2:             

a. Nêu ý nghĩa của Bài thơ Tiểu đội xe không kính?

b. Qua bài thơ Tiểu đội xe không kính em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước?

Câu 3:

a.     Kể tên các phương châm hội thoại đã học?

b.     Giải thích nghĩa của câu thành ngữ sau: Ông nói gà bà nói vịt, cho biết câu thành ngữ vi phạm phương châm hội thoại nào?