Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hải Dương , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 8
Số lượng câu trả lời 10
Điểm GP 3
Điểm SP 6

Người theo dõi (1)

NN

Đang theo dõi (4)

DL
NP
NN

Câu trả lời:

Trong câu hát của mình, Trịnh Công Sơn đã nhắc nhở mọi người: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”. “Tấm lòng” mà người nhạc sĩ nhắc đến ở đây có thể được hiểu là những tình cảm tốt đẹp, đáng trân trọng có trong mỗi con người. Đó là sự chia sẻ, sự đồng cảm hay chính là tình yêu thương của con người.

Rất dễ để nhận thấy biểu hiện của tình yêu thương của con người trong cuộc sống. Vậy một người sống trong đời sống cần có một tấm lòng thì có biểu hiện như nào? Một người có lòng yêu thương sẽ biết đồng cảm, san sẻ những gì mình có với mọi người. Những điều mình có không chỉ nhất thiết là những gì thuộc về vật chất mà còn là những giá trị tinh thần. Thể hiện sự chia sẻ bằng ánh mắt động viên, nét mặt đồng cảm, biểu lộ sự quan tâm bằng một lời hỏi thăm, một câu khích lệ nhất là những khi những người quanh ta gặp khó khăn, hoạn nạn. Dù chỉ là những biểu hiện nhỏ nhoi thôi nhưng lại rất thiết thực của người có “một tấm lòng” trong cuộc đời.

Người có tình yêu thương dạt dào với cuộc đời không chỉ dành sự quan tâm cho đồng loại mà với muôn loài, con người ấy cũng bộc lộ những tình cảm cao quý đó. Họ trân trọng sự sống của mọi sinh linh, vui khi thấy một nụ hoa hé mở, khó chịu khi ai đó làm dập nát cỏ cây hay khi chứng kiến hình ảnh một chú chim nhỏ sắp lìa đời thì trái tim cũng run rẩy theo những hơi thở thoi thóp cuối cùng ấy. Như vậy, nếu là con người sống mà có “một tấm lòng” với cuộc đời, con người ấy hẳn sẽ dành những tình yêu thương cho mọi sự sống trên đời.

Thông qua câu hát sống trong đời sống cần có một tấm lòng, có lẽ Trịnh Công Sơn muốn nhấn mạnh với mọi người về sự hiện diện quan trong trọng của tình yêu thương trong vô vàn những tình cảm cao đẹp của con người trong cuộc đời. Khi con người sống có “một tấm lòng”, họ sẽ cho và nhận biết bao nhiêu giá trị tốt đẹp. Một người biết dành tình yêu thương cho những người xung quanh. Nhất là khi họ biểu hiện tình cảm ấy bằng thái độ, bằng những hành động cụ thể như sự giúp đỡ, lời động viên. Những lúc như vậy, họ trở thành chỗ dựa và tiếp thêm động lực cho người khác vượt lên trên những hoàn cảnh khó khăn và thách thức trong cuộc sống.

Có thể thấy, sống trong đời sống cần có một tấm lòng mang lại rất nhiều ý nghĩa lớn lao. Cuộc sống mà con người vốn có rất nhiều những gam màu sáng tối khác nhau. Sẽ có những lúc ta vui vẻ, yêu đời, gặp những điều may mắn và thành công. Thế nhưng, có ai dám chắc chắn một điều rằng đường đời của mỗi người lúc nào cũng trải đầy những thảm nhung để tiến tới đích đến hạnh phúc dễ dàng. Một điều không thể phủ nhận rằng sẽ có lắm khi con người gặp phải trở ngại, thách thức, trên đường đến thành công và hạnh phúc ít nhiều xuất hiện sỏi đá, thác ghềnh và hầm chông. Chính những lúc này, khi họ được đón nhận tình yêu thương, sự quan tâm và giúp đỡ từ ta, nếu không được hỗ trợ về vật chất, ít ra họ cũng sẽ có một điểm tựa và vượt qua những thách thức nói trên.

Trong cuộc sống có rất nhiều những câu chuyện về tấm lòng nhân ái mà con người dành cho nhau, thể hiện sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Vào tháng 12 năm 2017, có một câu chuyện ở Thanh Hóa về tình yêu thương khiến cộng đồng cảm thấy ấm lòng dù đó là những ngày của tiết trời mùa đông lạnh giá. Câu chuyện kể về hai vợ chồng anh chị Nguyễn Thị Phương và Huỳnh Quốc Tín đã vượt nghìn cây số từ thành phố Hồ Chí Minh đến tận vùng núi cao heo hút ở Mường Lát để giúp đỡ cho bé Pàng.

Pàng là một cô bé 6 tuổi sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, chân thì bị liệt. Gia đình anh Tín biết đến bé khi vô tình xem được một đoạn clip trên mạng xã hội với hình ảnh rất tội nghiệp: trong tiết trời lạnh giá của vùng núi cao, em không mặc quần áo và ngồi bên vệ đường, đôi chân bị liệt và sự lạnh lẽo của núi rừng như muốn làm đóng băng cơ thể em khiến em không thể di chuyển được. Bằng trái tim nhân ái, anh Tín chị Phương chị Phương đã xin phép đưa Pàng về thành phố Hồ Chí Minh chữa chân cho đến khi em có thể đi lại bình thường.

Có thể thấy, chính tình người trong câu chuyện sống trong đời sống cần có một tấm lòng đã giúp cho Pàng giờ đây có thể dạn dĩ bước đi trên đôi chân của mình sau sáu năm chỉ có thể ngồi bệt xuống đất. Dù chỉ là những người xa lạ, nhưng tình cảm và hành động giúp đỡ người khác như anh Tín chị Phương đã mở ra một con đường tươi lai tươi sáng hơn cho em bé vùng cao, giúp em có cơ hội được bước đi vào đời như bao nhiêu em nhỏ khác. Chẳng phải đó là minh chứng rõ ràng cho người sống có “một tấm lòng” và dùng tấm lòng của mình để mang lại hạnh phúc cho người khác hay sao?

Câu hát của Trịnh Công Sơn cùng với những dẫn chứng trong cuộc sống có lẽ đã minh chứng được ý nghĩa của lòng nhân ái đối với cuộc đời là như thế nào để từ đó giúp mọi người có thái độ và những việc làm cụ thể mà thể hiện tình cảm cao đẹp ấy. Sống có “tấm lòng” thực sự là một lối sống đẹp và là điều cần có ở mỗi người. Từ việc nhận thức được giá trị cao quý của tấm lòng yêu thương con người, thế nên mỗi người nên học cách yêu thương, quan tâm đến những người xung quanh bằng những hành động nhỏ nhất.

Sự chia sẻ ấy không chỉ đơn thuần về vật chất mà còn là sự sẻ chia về tinh thần. Những hành động không cần quá lớn lao vĩ đại mà “tấm lòng” ấy thể hiện ở cả những sự chia sẻ nhỏ nhất. Một nụ cười, một ánh mắt, một cái ôm đôi khi cũng đã đủ nói lên biết bao điều. Hãy bắt đầu từ những người xung quanh. Bạn đã bao giờ thử chia sẻ công việc nhà với mẹ, ngồi tâm sự cùng với bố? Hay giúp đỡ bạn bè trong hoạt động cũng như học tập?

Những điều lớn lao đều xuất phát từ những điều nhỏ bé. Đồng thời cũng phải biết lên án những lối sống ích kỷ, nhỏ nhen, biết phê phán sự thờ ơ, vô tâm trong xã hội để có thể góp phần mang lại cuộc sống tốt đẹp. “Tấm lòng” với cuộc đời cần phải có những quan trọng là cách bạn trải lòng mình ra với cuộc đời.

Thật sự, những ca từ trong câu hát của Trịnh Công Sơn đã giúp mỗi người có thể hiểu được thật sâu về ý nghĩa của những “tấm lòng” trong cuộc đời. Những biết một xã hội thì luôn có sự tồn tại song song giữa những điều tốt đẹp cùng với những điều tiêu cực. Việc loại bỏ những lối sống tiêu cực cũng là một điều rất khó khăn nhưng nếu chúng ta sống biết nhân rộng yêu thương thì biết đâu chính tình yêu thương ấy sẽ có thể cảm hóa được những điều chưa đẹp còn tồn tại. Ai cũng chỉ có một cuộc đời để sống, thế nên hãy làm cho nó trở nên có ý nghĩa, trở nên tươi đẹp hơn trong sắc hồng của tình yêu thương.

Câu trả lời:

 Đã có rất nhiều nhà thơ, nhà văn lấy đề tài biển khơi và con người lao động làm cảm hứng cho những sáng tác của mình. Một trong những tác phẩm tiêu biểu cho chủ đề này mà chúng ta không thể không nhắc đến chính là bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận. Ngay ở hai khổ thơ đầu, tác giả đã dẫn dắt bạn đọc đến với khung cảnh thiên nhiên lúc con người ra khơi:

Mặt trời xuống biển như ngọn lửa.
Sóng đã cài then đêm sập cửa.

   Nghệ thuật so sánh và nhân hoá được sử dụng thật độc đáo. Mặt trời được ví như hòn lửa đang lặn dần vào lòng biển. Vũ trụ như một ngôi nhà lớn, màn đêm xuống mau khép lại ánh sáng như đóng sập cánh cửa khổng lồ mà những lượn sóng là chiếc then cài. Ngày đã khép lại, vũ trụ như đang bước vào trạng thái thư giãn sau một ngày lao động thì chính lúc ấy một ngày lao động mới của người dân đánh cá lại bắt đầu:

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

    Khi vị chủ nhân thứ nhất của thiên nhiên là mặt trời đi ngủ thì vị chủ nhân thứ hai - những người dân chài của cuộc sống mới lại mở cửa đêm để ra biển đánh cá. Công việc của những người dân chài diễn ra như một nhịp sống đều đặn trở thành quen thuộc, nền nếp. Nếu như sức sống của thiên nhiên như ngừng lại thì sự có mặt của đoàn thuyền như nối tiếp nhịp sống đó. Dù đã cài then, sập cửa nhưng biển không chìm trong lạnh lẽo hoang vu mà trái lại biển đang là chứng nhân cho sự làm việc hăng say, không nghỉ của những người lao động. Câu thơ xuất hiện ba sự vật khác biệt là câu hát, căng buồm và gió khơi nhưng lại được gắn kết, hòa quyện với nhau. Tiếng hát khỏe khoắn của cả tập thể hòa với tiếng gió thổi căng buồm đẩy thuyền phăng phăng rẽ sóng. Câu hát là niềm tin, sự phấn chấn của người lao động. Sự kết hợp của nhịp điệu gấp gáp khẩn trương ở hai câu đầu với cái thanh thoát, đĩnh đạc của nhịp thơ hai câu sau đã vẽ nên bức tranh hào hùng về cảnh đoàn thuyền ra khơi. Khổ thơ còn là sự kết hợp của những liên tưởng táo bạo với những phép tu từ so sánh, nhân hoá đặc sắc đã giúp tác giả thể hiện khúc ca ra khơi hào hùng của người dân chài.

   Không chỉ hát khi ra khơi mà những con người lao động luôn cất tiếng hát hòa cùng với công việc của mình. Tiếng hát là mong ước, là niềm tin thu hoạch:

Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển Đông như đoàn thoi.

   Từ con cá bạc báo biển lặng, biển hiện lên trong đêm như một khung cửi lớn và đẹp. Cá thu từng đoàn rẽ nước toả sáng, di chuyển như những con thoi. Sự liên tưởng từ khung cửi dệt đến khung cửa biển là sự liên tưởng độc đáo, là kết quả của sự quan sát thực tế. Qua sự liên tưởng ấy, trong cảm xúc vũ trụ của Huy Cận biển không còn xa lạ mà trở nên gần gũi. Trong lời hát của người ngư dân, biển thật giàu có:

êm ngày dệt biển muôn luồng sáng.
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!

   Nguyên liệu biển dồi dào, chỉ cần một tiếng gọi để thu cá vào lưới. Khổ thơ mang âm hưởng của dòng cảm hứng vũ trụ với sự lãng mạn của tâm hồn đã làm nên những khúc ca hoành tráng của người lao động.

   Hai khổ thơ mở ra trước mắt bạn đọc thiên nhiên tươi đẹp và hình ảnh con người tràn đầy sức sống. Khổ thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã góp phần làm cho kho tàng văn học Việt Nam thêm phong phú, đa dạng hơn. Nhiều năm tháng qua đi nhưng bài thơ vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị tốt đẹp ban đầu của nó và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.