Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 1
Số lượng câu trả lời 0
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Tập Huấn:
 

Theo các thầy/cô, với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống” các tác giả muốn gửi gắm điều gì qua các bài học TN&XH 3?

A. Các kiến thức đảm bảo có sự kết nối giữa các lớp.

B. Nội dung dạy học phản ánh những thành tựu hiện đại của khoa học kĩ thuật.

C. Học sinh được trải nghiệm trong môi trường xung quanh, vận dụng những điều đã học vào thực tế.

D. Coi trọng tính lôgic, hàn lâm của hệ thống tri thức.

Câu 2

Phương án nào KHÔNG đúng với các quan điểm biên soạn SGK TN&XH 3?

A. Đảm bảo phát triển phẩm chất và năng lực người học.

B. Coi trọng việc ghi nhớ, tái hiện kiến thức khoa học.

C. Kết nối tri thức với cuộc sống thực của các em.

D. Hỗ trợ các phương pháp tổ chức học tập theo hướng học sinh được chủ động, tích cực.

Câu 3

Phương án nào KHÔNG đúng với mục đích của việc xây dựng tuyến nhân vật xuyên suốt trong SGK TN&XH 3?

A. Để học sinh được trải nghiệm và tương tác.

B. Làm cho các kíến thức khoa học trở nên gần gũi, thiết thực với học sinh

C.  Gây hứng thú cho học sinh.

D. Gợi ý các hoạt động học tập.

Câu 4

Hoạt động khởi động (mở đầu) trong mỗi bài học có mục đích gì?

A. Giúp học sinh củng cố, đào sâu hoặc mở rộng kiến thức đã được khám phá.

B. Tạo tâm thế cho học sinh vào bài học mới, kết nối các tri thức, kinh nghiệm đã có của học sinh với bài mới.

C. Học sinh được áp dụng các kiến thức, kĩ năng đã khám phá và thực hành luyện tập vào các tình huống tương tự, vận dụng vào cuộc sống.

D. Học sinh được trải nghiệm, tương tác để khám phá ra kiến thức của bài học.

Câu 5

Hoạt động khám phá trong mỗi bài học có mục đích gì?

A. Giúp học sinh củng cố, đào sâu hoặc mở rộng kiến thức đã được khám phá.

B. Tạo tâm thế cho học sinh vào bài học mới, kết nối các tri thức, kinh nghiệm đã có của học sinh với bài mới

C. Học sinh được áp dụng các kiến thức, kĩ năng đã khám phá và thực hành luyện tập vào các tình huống tương tự, vận dụng vào cuộc sống.

D. Học sinh được trải nghiệm, tương tác để khám phá ra kiến thức của bài học.

Câu 6

Hoạt động vận dụng trong mỗi bài học có mục đích gì?

A. Giúp học sinh củng cố, đào sâu hoặc mở rộng kiến thức đã được khám phá.

B. Tạo tâm thế cho học sinh vào bài học mới, kết nối các tri thức, kinh nghiệm đã có của học sinh với bài mới.

C. Học sinh được áp dụng các kiến thức, kĩ năng đã khám phá và thực hành luyện tập vào các tình huống tương tự, vận dụng vào cuộc sống.

D. Học sinh được trải nghiệm, tương tác để khám phá ra kiến thức của bài học.

Câu 7

Phương án nào KHÔNG đúng khi nói về mục tiêu của hình ảnh và khung chữ ở phần tổng kết mỗi chủ đề?

A. Hình ảnh gợi ý cho học sinh tự lực, sáng tạo để tạo ra sản phẩm học tập.

B. Hình ảnh định hướng các phẩm chất, năng lực cho học sinh sau khi học xong chủ đề.

C. Khung chữ là những gợi ý cụ thể cho việc đánh giá kết quả học tập của học sinh.

D. Khung chữ để chốt những kiến thức, kĩ năng đã học của chủ đề.

Câu 8

Các phẩm chất cần được hình thành và phát triển cho học sinh là?

A. Nhân ái, yêu đồng bào, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

B. Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

C. Yêu nước, nhân ái, chăm làm, trung thực, trách nhiệm.

D. Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, thật thà, trách nhiệm.

Câu 9

Năng lực đặc thù trong môn TN&XH 3 bao gồm các thành phần nào?

A. Nhận thức tự nhiên, tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

B. Nhận thức khoa học, tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

C. Nhận thức khoa học; tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

D. Nhận thức khoa học, tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, vận dụng kiến thức đã học.

Câu 10

Cấu trúc sách giáo viên TN&XH 3 được biên soạn gồm các phần nào?

A. Phần hướng dẫn chung và phần hướng dẫn các bài cụ thể.

B. Phần hướng dẫn chung và phần bài tập.

C. Phần giới thiệu và phần hướng dẫn các bài cụ thể.

D. Phần mở đầu và phần nội dung.