Câu trả lời:
Nho giáo- Từ thời Hán, trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến.
- Dùng đạo đức để cai trị và duy trì trật tự xã hội.
- Từ thời Đường, tổ chức các khoa thi tuyển chọn quan lại đều lấy nội dung trong sách Nho giáo.
Văn học, sử học- Thơ Đường được coi là đỉnh cao thơ ca Trung Quốc, ba tác giả tiêu biểu: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị.
- Tiểu thuyết đạt đến đỉnh cao dưới thời Minh-Thanh. Gồm “tứ đại danh tác”: Thủy Hử- Thi Nại Am; Tam quốc diễn nghĩa- La Quán Trung; Tây du kí- Ngô Thừa Ân; Hồng lâu mộng- Tào Tuyết Cần.
- Sử ký: Sử ký Tư Mã Thiên, Hán thư, Đường thư, Tống sử, Minh sử,…
- Bách khoa: Vĩnh Lạc đại điển và Tứ khố toàn thư.
Kiến trúc, điêu khắc, hội họa- Kiến trúc có ba loại: kiến trúc cung điện, kiến trúc tôn giáo và kiến trúc lăng tẩm.
- Nghệ thuật điêu khắc: phong phú về đề tài và chất lượng. Có tượng Phật nghìn mắt nghìn tay và tượng Phật trên núi Lạc Sơn.
- Hội họa: tranh thủy mặc, họa pháp, thư pháp
? /Một trong số thành tựu văn hóa đó có ảnh hưởng như thế nào đến văn hóa Việt Nam .
Tôn giáo , tín ngưỡng : phật giáo, nho giáo
- Phật giáo đã được truyền đến Việt Nam có nhiều nhà sư danh tiếng
- Văn miếu quốc tử giám được xây dựng để tưởng nhớ những nhà nho yêu nước
Chữ viết : chữ Hán
→ Từ chữ Hán người Việt Nam đã sáng tạo ra chữ viết riêng cho mình là chữ Nôm