ĐỀ LUYỆN TẬP 3
I. Đọc-hiểu (3 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu câu bên dưới:
“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.”
1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Đoạn văn biểu đạt nội dung gì ? Xuất xứ của văn bản.
2. Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết rút gọn thành phần nào? Hãy khôi phục thành phần đó. Cho biết tác dụng của việc rút gọn câu.đó.
3. Câu văn nào là câu nêu luận điểm của đoạn văn?
4.Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn?
5. Tìm cụm chủ - vị dùng để mở rộng câu và phân tích cụ thể mở rộng thành phần gì trong câu sau?
“Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.”
6.Từ hiểu biết về văn bản chứa đoạn văn trên và những hiểu biết xã hội, em hãy nêu ít nhất ba biểu hiện về tình yêu nước của người Việt Nam trong cuộc sống xung quanh em.
Phần II: Làm văn (7đ)
Câu 1 (2,0 điểm) So sánh 2 câu tục ngữ sau: - Không thầy đố mày làm nên.
- Học thầy không tày học bạn.
Theo em, những điều khuyên răn trong hai câu tục ngữ trên mâu thuẫn với nhau hay bổ sung cho nhau? Vì sao?
Đề 15
I: Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“ Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia thiên mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cùng những tiếng đàn réo rắt du dương. Đấy là lúc các ca nhi cất lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân. Cũng có bản nhạc mang âm hưởng điệu Băc pha phách điệu Nam không vui, không buồn như tứ đại cảnh. Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán…
Không gian như lắng đọng. Thời gian như ngừng lại. Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm.”
1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Của ai? Văn bản được viết theo thể loại gì?
2. Chỉ ra biện pháp liệt kê sử dụng trong đoạn văn và nêu tác dụng?
3. Chỉ ra trạng ngữ được sử dụng trong đoạn văn và nêu tác dụng?
4. Chỉ ra câu rút gọn? Câu đặc biệt được sử dụng trong đoạn văn?
5. Trong câu: “Không gian như lắng đọng. Thời gian như ngừng lại. Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm.” đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
5. Bên cạnh Huế, em hãy kể tên một số vùng miền khác trên đất nước ta nổi tiếng về dân ca. Kể tên một vài bài dân ca mà em biết
6. Viết đoạn văn 8-10 câu nêu ý nghĩa của việc xây dựng và giữ gìn trường lớp xanh, sạch, đẹp trong đó có sử dụng phép liệt kê , câu đặc biệt, trạng ngữ . Chỉ rõ
Đề 14
I: Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“Không gian yên tĩnh như bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.”
1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Của ai? Văn bản được viết theo thể loại gì?
2. Nêu nội dung của đoạn văn.
3. Câu văn: “ Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi” sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng của biện pháp tu từ đó.
4. Hà Nam có những làn điệu dân ca nào? Kể tên? Em sẽ làm gì để bảo tồn và phát huy những làn điệu dân ca đó.
5. Xác định cụm C-V mở rộng câu: “ Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.”
6. Dựa vào đoạn văn trên và những hiểu biết về tác phẩm, hãy viết 1 đoạn văn nêu cảm nhận của em về cách thưởng thức ca Huế